Điểm danh 10 bệnh thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa

Tác giả: Đặng Hương

Vì trẻ em có hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện cũng như khá nhạy cảm với mọi sự thay đổi đột ngột từ môi trường nên dễ bị bệnh, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển bình thường. Để giúp con tăng trưởng khỏe mạnh, đề kháng tốt, mẹ nên nắm rõ danh sách các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới đây, từ đó có cách phòng ngừa và bảo vệ con tốt nhất.

1. TOP 10 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sau đây là những bệnh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ phổ biến nhất mà mẹ cần biết:

1.1. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng dạ dày co thắt bất thường, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa thức ăn, từ đó gây ra tình trạng đau bụng, trào ngược, khó tiêu ở trẻ em, nhất là ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa là do cấu trúc dạ dày của bé chưa hoàn thiện với khả năng hoạt động chưa ổn định, cùng sức đề kháng tự nhiên yếu. 

bệnh thường gặp ở trẻ em

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện là nguyên do khiến trẻ em dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa.

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em mà mẹ cần biết

Vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn khá non nớt nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Trong đó, các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em thường gặp có thể kể đến như táo bón, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,... Cha mẹ…

1.2. Bệnh tiêu chảy

Nhắc đến các bệnh trẻ em thường gặp nhất phải kể đến tiêu chảy. Bệnh lý này có dấu hiệu đặc trưng là đi ngoài nhiều lần (thường trên 3 lần/ngày), phân dạng lỏng hoặc nước, căng tức bụng, mệt mỏi, buồn nôn… Nếu không kịp bù khoáng, bù nước thì trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, dẫn đến kiệt sức, thậm chí là tử vong. Một số tác nhân chủ yếu gây ra tiêu chảy là siêu vi trùng Rota hoặc vi khuẩn E.coli. 

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Với trẻ bị tiêu chảy, xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn và hợp lý chính là một trong những cách giúp con sớm khỏi bệnh. Vậy thì trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì? Cùng đọc qua bài viết dưới đây để nắm rõ hơn…

1.3. Bất dung nạp lactose

Bất dung nạp lactose là tình trạng ruột non của trẻ không thể sản xuất đủ lượng enzyme lactase cần thiết để phân giải hết đường lactose thành đường đơn glucose và galactose cho cơ thể hấp thu dễ dàng. Đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em mà mẹ có thể nhận biết bằng các biểu hiện phổ biến như nôn trớ, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy… sau khi uống sữa. 

các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Nếu cơ thể trẻ không thể tự sản sinh men lactase thì có thể dẫn đến tình trạng bất dung nạp lactose.

>> Xem thêm: Nguyên nhân bé uống sữa công thức bị tiêu chảy

1.4. Kiết lỵ

Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng đường ruột khiến trẻ tiêu chảy kéo dài (thường từ 3 đến 7 ngày), phân có kèm dịch nhầy lẫn máu. Phần lớn tác nhân gây ra kiết lỵ là vi khuẩn đường ruột E.Coli hoặc kiết lỵ kỵ khí như Shigella, Campylobacter, Salmonella… Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con đang bị kiết lỵ là tiêu chảy, sốt cao, sụt cân nhanh chóng, đau chướng bụng… 

>> Cùng tìm hiểu thêm: Bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ

1.5. Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh vặt phổ biến nhất trong danh sách các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa. Tuy cảm cúm không quá nguy hiểm, có thể tự thuyên giảm nếu chăm sóc đúng cách nhưng lại khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Những biểu hiện phổ biến của cảm cúm ở trẻ em là nóng sốt, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, biếng ăn

một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

Sau vài ngày tiếp xúc với virus cúm, cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nóng sốt, uể oải, chán ăn…

1.6. Quai bị

Quai bị là một bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 2 tuổi trở lên, lây trực tiếp qua đường hô hấp và có mức độ nguy hiểm cao (vì nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, xuất huyết…). Các triệu chứng dễ nhận biết ở bé mắc bệnh quai bị là sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, sưng má, đau góc hàm, biếng ăn…

1.7. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, bùng phát mạnh mẽ vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 tới tháng 12 hàng năm. Bệnh lý này do loại virus thuộc họ nhà Picornaviridae gây ra, dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm cho bé như sốt, nổi hạch trong miệng hoặc họng, biếng ăn, nổi mụn nước… Tuy nhiên, nếu mẹ biết cách chăm sóc thích hợp thì tình trạng sẽ thuyên giảm dần sau khoảng 7 đến 10 ngày.

bệnh ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan, chủ yếu từ nước bọt và phân của trẻ nhiễm bệnh.

1.8. Viêm đường hô hấp

Đường hô hấp được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như khoang mũi, khoang miệng, khoang họng, thanh quản, phổi… Khi một trong số thành phần này gặp vấn đề (do bụi bẩn, khí lạnh, vi khuẩn hoặc virus xâm nhập), quá trình hít thở bị ảnh hưởng, khiến cơ thể trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Một số bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là nhiễm trùng mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản… 

1.9. Bệnh thủy đậu

Thêm một bệnh trẻ em thường gặp khác là thủy đậu với những biểu hiện lâm sàng như nổi mụn nước khắp da, ngứa ngáy, mệt mỏi… Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lý này là do nhiễm virus Herpes Zoster, lây lan qua đường hô hấp. Nếu không kịp thời xử trí thì trẻ có nguy cơ bị viêm phổi, hôn mê, viêm não, co giật…

các bệnh trẻ em thường gặp

Virus thủy đậu chủ yếu lây lan qua không khí, tuy lành tính nhưng phải chữa trị đúng cách, kịp thời để không chuyển biến nguy hiểm.

1.10. Viêm tai

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm tai vì kích thước ống thính giác rất nhỏ với phần vòi nhĩ ngắn nên khá khó vệ sinh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho virus hoặc vi khuẩn gây hại xâm nhập. Mẹ có thể nhận biết trẻ có đang bị viêm tai hay không thông qua những dấu hiệu như đau trong tai, sưng tấy, nóng sốt, quấy khóc, buồn nôn…

2. Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở trẻ?

Có thể thấy, những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kể trên đều có tác động không tốt đến tốc độ phát triển của con. Do đó, mẹ nên chủ động ngăn ngừa cho bé bằng cách: 

2.1. Đảm bảo chế độ ăn đủ 4 nhóm chất

Nếu trẻ sơ sinh đang uống sữa mẹ, mẹ hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm từ 4 nhóm chất cơ bản (gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất). 

Còn với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, nếu muốn phòng bệnh ở trẻ em, mẹ cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để trẻ có đủ dưỡng chất thiết yếu. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi cách chế biến và trang trí, giúp kích thích khẩu vị để bé ăn uống ngon miệng hơn.

>> Gợi ý: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh

2.2. Lựa chọn sữa dễ tiêu hóa, hấp thu và tăng đề kháng tự nhiên

Riêng trẻ đang sử dụng sữa công thức, mẹ nên chọn sản phẩm có thành phần đạm mềm, dễ tiêu để trẻ tiêu hóa dễ dàng và hấp thu trọn vẹn dưỡng chất. Đồng thời bổ sung những chất có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tự nhiên, nhằm tăng cường đề kháng mạnh mẽ và phòng ngừa ốm vặt hiệu quả cho trẻ em. 

Giới thiệu đến mẹ “bộ đôi” Friso Gold và Friso Gold Pro, vừa êm dịu hệ tiêu hóa, vừa góp phần hoàn thiện đề kháng để trẻ tăng trưởng khỏe mạnh trong giai đoạn “vàng”.

Với Friso Gold, mẹ nhận thấy con yêu tiêu hóa khỏe, hấp thu chất dinh dưỡng nhẹ nhàng và ít gặp phải rối loạn tiêu hóa nhờ áp dụng quy trình xử lý chỉ 1 lần nhiệt duy nhất, bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ, tự nhiên, dễ tiêu hóa. Từ đó, trẻ cũng êm bụng, êm giấc và ngủ ngon hơn hẳn. Đặc biệt, bé yêu còn làm quen dễ dàng, ít nôn trớ, uống sữa ngon miệng bởi vị sữa thanh nhạt, hợp khẩu vị, không chứa đường sucrose.

> Mẹ tìm hiểu thêm những điều thú vị khác về Friso Gold và đặt mua hàng chính hãng ngay TẠI ĐÂY!

sữa friso gold

Trẻ uống sữa Friso Gold có hệ tiêu hóa khỏe, hấp thu dưỡng chất tốt để tăng trưởng khỏe mạnh.

Còn Friso Gold Pro, bé ăn ngon, ngủ ngon, tiêu hóa khỏe nhờ thừa hưởng các đặc tính nổi bật của Friso Gold về thành phần đạm sữa và hương vị thơm ngon. Ngoài ra, trẻ còn được tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên nhờ hệ dưỡng chất BioPro+ (bao gồm HMO, GOSProbiotic) gia tăng lợi khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh, từ đó phòng ngừa bệnh vặt hiệu quả.

> Mẹ có thể đặt mua Friso Gold Pro nhanh chóng TẠI ĐÂY!

sữa friso gold pro

Có Friso Gold Pro với hệ dưỡng chất BioPro+, mẹ an tâm trẻ có sức đề kháng tốt để chống chọi với những bệnh vặt.

[Review] 9 loại sữa cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

Để bé phát triển toàn diện ngay từ giai đoạn sơ sinh, việc chọn đúng sữa công thức vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây sẽ gợi ý 9 loại sữa cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện được các mẹ tin dùng hiện nay. 1. Cách lựa…

2.3. Bổ sung đủ nước cho trẻ

Các bệnh trẻ em thường gặp có thể phòng tránh bằng cách uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Bởi lẽ, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển hóa thực phẩm thành chất dinh dưỡng và thúc đẩy đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi uống đủ nước sẽ có sức đề kháng tốt hơn trước những tác nhân gây hại, đồng thời ít gặp phải tình trạng táo bón. 

Lượng nước mà mẹ cần bổ sung cho trẻ thay đổi theo từng độ tuổi, cụ thể:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần uống sữa mẹ.
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi bổ sung 125 – 250 ml nước/ngày. 
  • Trẻ 1 – 8 tuổi cần uống lượng nước tương đương số tuổi. Chẳng hạn, trẻ 1 tuổi nên uống 1 ly nước/ngày, trẻ 2 tuổi nên uống 2 ly nước/ngày… và dung tích 1 ly tương đương 250 ml.
Trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước và lưu ý nên biết

Trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước là thắc mắc chung của những ai lần đầu làm cha mẹ. Bởi, uống đủ lượng nước cần thiết giúp cơ thể hoạt động ổn định và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nhưng thời điểm thích hợp nhất để trẻ sơ…

2.4. Cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc

Nếu trẻ duy trì thói quen ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ thì các tế bào kháng thể có điều kiện sản sinh nhiều hơn, từ đó nâng cao khả năng đề kháng tự nhiên. Ngoài ra, thói quen này còn giúp trẻ hoàn thiện trí não, phát triển thể chất theo đúng tiêu chuẩn tăng trưởng lý tưởng

Tùy theo từng giai đoạn phát triển, khoảng thời gian ngủ cần thiết có sự khác nhau, chẳng hạn như:

  • Trẻ dưới 1 tuổi cần 12 – 16 tiếng ngủ/ngày.
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi cần 11 – 14 tiếng ngủ/ngày.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi cần 10 – 13 tiếng ngủ/ngày.
  • Trẻ dưới 6 – 12 tuổi chỉ cần 9 – 12 tiếng ngủ/ngày. 

2.5. Giữ ấm cho trẻ

Vì cơ thể bé chưa thể tự điều chỉnh nhiệt độ theo đặc điểm nhiệt độ môi trường nên dễ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh khi bước sang thời điểm giao mùa. Do vậy, cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi là mẹ hãy chủ động giữ ấm cho trẻ bằng cách massage cơ thể với dầu tràm, đội mũ trùm đầu, mang áo quần từ chất liệu cotton thoáng khí… và theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên để điều chỉnh khi cần thiết.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tay, chân, đầu giúp trẻ không nhiễm khí lạnh, ít mắc bệnh vặt.

2.6. Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phòng ngủ của trẻ

Vệ sinh không gian sinh hoạt của bé thường xuyên giúp loại bỏ những tác nhân có khả năng gây hại như bụi bẩn, lông động vật, sợi vải… Bên cạnh đó, mẹ đừng quên khuyến khích trẻ rèn luyện những thói quen chăm sóc bản thân tốt như đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, tắm tối thiểu 1 lần/ngày, rửa tay cẩn thận trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… 

2.7. Tiêm phòng định kỳ

Mẹ có thể chủ động phòng tránh các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp bằng cách tiêm chủng theo đúng lịch trình khuyến nghị của Bộ Y Tế. Bởi lẽ, tiêm phòng là giải pháp hiệu quả giúp cơ thể con yêu sản sinh đề kháng chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh một cách tự nhiên, từ đó phát triển khỏe mạnh hơn. 

Tuy nhiên, mẹ lưu rằng trẻ có thể xuất hiện những phản ứng sau tiêm như nóng sốt nhẹ, đau nhức ở vị trí tiêm, quấy khóc, mệt mỏi… sau từng mũi tiêm phòng. Lúc này, mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con, cho bú đúng cữ, chườm lạnh (nếu con bị đau nhức) và sử dụng thuốc đúng liều lượng bác sĩ chỉ dẫn (nếu có).

>> Lưu ý: Chi tiết lịch tiêm chủng cho bé cha mẹ cần nắm rõ

Trên đây là các bệnh thường gặp ở trẻ em mà mẹ cần nắm rõ càng sớm càng tốt. Qua đó biết cách nhận biết và xử lý kịp thời để không ảnh hưởng xấu đến tốc độ phát triển bình thường của bé nhé.

Xem thêm