Bé 1 tuổi biết làm gì: Sự phát triển thể chất và nhận thức
Tác giả: Huỳnh Uyên
Chạm mốc 1 tuổi là thời điểm phát triển quan trọng của trẻ về thể chất, trí não lẫn cảm xúc và ngôn ngữ với những hành động đầy mới lạ. Vậy bé 1 tuổi biết làm gì? Nên chăm sóc như thế nào để con khôn lớn khỏe mạnh? Hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng trẻ 1 tuổi
Trước khi tìm hiểu trẻ 12 tháng biết làm gì, mẹ cần nắm rõ sự phát triển thể chất của trẻ trong giai đoạn chập chững biết đi này. Do khả năng vận động ngày càng tăng nên bé sẽ mất dần vẻ ngoài mũm mĩm và bắt đầu gầy đi, nhưng mẹ đừng quá lo lắng nếu con vẫn tăng trưởng theo đúng biểu đồ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cụ thể, chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ 12 tháng là:
- Đối với bé gái: 74 cm và 8,9 kg.
- Đối với bé trai: 73,3 cm và 9,6 kg.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc…
2. Trẻ 1 tuổi biết làm gì?
Với những người lần đầu làm cha mẹ, mỗi giai đoạn phát triển của con đều đầy mới lạ và bất ngờ. Đặc biệt khi con trong giai đoạn 1 tuổi, nhiều người luôn thắc mắc bé 1 tuổi biết làm gì bởi lúc này tốc độ phát triển của mỗi bé sẽ cực kỳ nhanh.
Dưới đây là những hoạt động nổi bật của bé mà cha mẹ có thể nhận thấy:
2.1. Cảm xúc
Ở độ tuổi này, trẻ thích được cha mẹ chơi cùng và chăm sóc hơn những người khác. Vì vậy, bạn có thể nhận thấy con có xu hướng “đeo bám” mọi lúc mọi nơi, đồng thời sẽ quấy khóc khi cha mẹ không ở cạnh. Chưa kể, thông qua điệu bộ và cử chỉ, trẻ có thể diễn đạt nhu cầu lẫn ý muốn bản thân cho người lớn thấy. Cụ thể:
- Biết đưa cho bạn một cuốn sách khi trẻ muốn nghe đọc truyện.
- Trẻ thường lo sợ, nhút nhát hoặc từ chối tiếp xúc với người lạ nên sẽ mất rất nhiều thời gian để làm quen, tương tác với họ.
- Trong vô số đồ chơi trẻ có, trẻ 12 tháng tuổi chỉ thực sự thích thú chơi cùng một vài món đồ nhất định.
- Bé 1 tuổi biết làm gì? Đáp án là bé thích thể hiện bản thân bằng việc “hỗ trợ” cha mẹ mang quần áo cho mình. Ví dụ, bé sẽ đưa tay cao, giơ chân lên để cha mẹ mang quần, áo, giày, dép nhanh chóng hơn.
2.2. Vận động
Mặc dù việc bé 1 tuổi biết làm gì trong khả năng vận động vẫn đang hoàn thiện, nhưng lúc này trẻ đã có thể kiểm soát các cử động của chính mình, thậm chí không còn luôn chờ đợi để được ẵm bồng như trước đây. Có thể nói, thời điểm này trẻ sẽ có những trải nghiệm đầu tiên về cảm giác độc lập khi biết cách:
- Tự đứng dậy và dùng tay vịn, bám vào đồ đạc để bước đi hoặc ngồi xuống nhanh chóng nếu có điểm tựa.
- Có khả năng tự di chuyển hay ngồi thẳng lưng mà không cần cha mẹ trợ giúp.
- Biết nhảy theo nhịp điệu bài hát, thích thú khi lắc, đập các món đồ chơi vào nhau tạo tiếng động lớn hoặc xô ngã một tòa tháp để gây sự chú ý.
- Vẽ nguệch ngoạc bằng bút màu hoặc bút chì và có thể bắt chước vẽ một đường thẳng hoặc hình tròn.
- Bắt đầu tự xúc ăn bằng thìa và dùng cốc để uống nước.
Đôi chân của trẻ 12 tháng tuổi đã vững vàng hơn nên có thể tự mình di chuyển một quãng đường ngắn.
2.3. Ngôn ngữ
Không chỉ có sự chuyển biến về tâm lý và vận động, việc trẻ 12 tháng biết làm gì còn đặc biệt phát triển khả năng giao tiếp. Với vốn từ ngữ ngày càng mở rộng, trẻ bắt đầu hiểu những gì mọi người đang nói và biết sử dụng kỹ năng ngôn ngữ của mình để thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Chẳng hạn:
- Trẻ 1 tuổi biết làm gì? Nhường chỗ cho những tiếng la trước kia, giờ đây con đã bập bẹ phát âm các từ đơn giản, thường dùng chỉ người như cha, mẹ… hay chỉ hoạt động như ăn, uống, đứng, ngồi…
- Nếu cha mẹ thường xuyên giao tiếp với bé một số mẫu câu như chào hỏi, nhờ giúp đỡ, cảm ơn… thì bé có thể hiểu và đáp lại ngay.
- Bé còn rất hào hứng khi lặp lại mọi câu nói của người lớn.
2.4. Não bộ
0 – 6 tuổi là giai đoạn hoàn thiện mạnh mẽ của não bộ. Do đó, nắm được bé 12 tháng biết làm gì sẽ giúp mẹ khuyến khích và hỗ trợ con đúng cách, từ đó khai thác tối đa tiềm năng của con. Sau đây là những điều mà con có thể làm trong giai đoạn này:
- Con thích thú và vui vẻ khi “sao chép” mọi cử chỉ và hành vi của người lớn.
- Trẻ biết nhận diện và chọn ra đồ vật được cha mẹ yêu cầu.
- Trẻ yêu thích âm thanh thú vị được tạo ra khi 2 đồ vật vỗ vào nhau.
- Trẻ không chỉ biết cầm nắm đồ vật mà còn biết đặt đồ chơi vào thùng sau đó lấy ra.
- Bé biết cách dùng ly uống nước, dùng lược chải đầu, xây tháp từ các khối…
- Bé thích tìm kiếm những thứ thấy người lớn giấu, như một món đồ chơi dưới chăn.
- Bé có khả năng hiểu và thực hiện một vài hành động đơn giản như vẫy tay để chào, lắc đầu để từ chối, vòng tay để cảm ơn…
Trẻ 1 tuổi cực kỳ say mê khám phá những điều mới lạ xung quanh, đặc biệt là đồ vật có hình thù độc lạ và màu sắc đa dạng.
3. Chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi đúng cách, mẹ biết chưa?
Song song với việc tìm hiểu trẻ 1 tuổi biết làm gì, để hỗ trợ con phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện các kỹ năng, mẹ hãy tham khảo ngay cách chăm sóc dưới đây:
3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý
Để giúp bé tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất hiệu quả, trong chế độ ăn dặm của trẻ 1 tuổi cần tuân thủ các nguyên tắc: đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; chọn thức ăn dễ tiêu, thanh đạm; cho trẻ tập ăn từ loãng đến đặc; đa dạng thực phẩm, món ăn và không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn.
Trẻ 1 tuổi còn bú sữa mẹ hay không?
Trẻ sơ sinh cần bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau đó, kết hợp sữa mẹ cùng chế độ ăn dặm lành mạnh cho đến 1 tuổi. Nếu sau khoảng thời gian này, bé vẫn còn “thèm” sữa mẹ thì mẹ vẫn nên cho bé bú. |
Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có xu hướng biếng ăn nên rất dễ thiếu chất. Do đó, mẹ hãy bổ sung thêm dinh dưỡng để con tăng trưởng toàn diện từ bên trong bằng sữa công thức.
>> Tham khảo thêm: Dòng sữa cho bé 1 tuổi hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh
Sữa công thức giúp bé dễ dàng tiêu hóa, hạn chế táo bón hay rối loạn tiêu hóa. Thêm vào đó, sữa còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe đường ruột và hấp thụ dưỡng chất tối ưu. Hơn thế nữa, nguồn sữa mát trong sữa còn có tác dụng êm dịu đường tiêu hóa, do thế bé êm bụng, êm giấc và ít quấy khóc về đêm.
Ngoài ra, sữa để vừa cải thiện tiêu hóa vừa tăng cường sức mạnh đề kháng cho trẻ 1 tuổi, nhờ chứa bộ đôi dưỡng chất PureGOS và HMO. Cụ thể, hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ được bảo vệ vững vàng nhờ chất xơ PureGOS, qua đó hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. Cùng với đó, HMO (dưỡng chất quý tìm thấy trong sữa mẹ) giúp ngăn chặn sự bám dính hại khuẩn lên thành ruột đồng thời nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, qua đó phòng ngừa các bệnh ốm vặt ở trẻ.
>> Tham khảo thêm: Sữa nhập khẩu cho bé được tin dùng
3.2. Thường xuyên chơi cùng bé
Chơi cùng bé không chỉ là cách giúp bé học hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích, mà còn tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Một vài trò chơi có lợi cho sự tăng trưởng của trẻ như trò chơi kéo – đẩy, bắt bóng, trốn tìm, xếp hình, chơi đất nặn…
3.3. Khuyến khích trẻ lặp lại lời cha mẹ nói
Khả năng ngôn ngữ và vốn từ của trẻ 12 tháng tuổi chủ yếu phát triển dựa vào việc lặp lại lời nói của cha mẹ. Do đó, hãy dành thời gian tập nói cho trẻ mỗi ngày, bắt đầu từ những từ đơn giản như xin chào, tạm biệt… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gọi tên đồ vật nào đó trong gia đình nhiều lần trước mặt trẻ, nhằm giúp trẻ ghi nhớ và nhận biết đồ vật nhanh chóng.
3.4. Tập cho bé những bước đi đầu tiên
Mặc dù đa số các bé thường biết đi chững khi đạt mốc 1 tuổi nhưng không phải mọi bé đều đi được vững vàng. Do đó, nếu con chưa thể tự đi thì cha mẹ có thể trợ giúp cho con bằng cách dắt tay bé hoặc giúp bé tỳ tay vào vật dụng xung quanh, đồng thời đừng quên khuyến khích con tự đứng dậy và đi tiếp khi té ngã.
Mặc dù mới tập đi bé sẽ liên tục vấp ngã, nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn và động viên con để con có thêm động lực tự đi bằng đôi chân của mình.
3.5. Tạo cơ hội để bé khám phá thế giới bằng cách riêng của mình
Sau khi hiểu rõ bé 12 tháng biết làm gì, cha mẹ đã biết rằng bé thích tự mình khám phá thế giới xung quanh. Bởi thông qua quá trình tự tìm tòi, trí não và khả năng sáng tạo của bé dần hoàn thiện hơn. Chính vì thế, thay vì chủ động hướng dẫn cho bé cách làm, cha mẹ hãy để con tự làm mọi thứ theo cách riêng của bản thân và cha mẹ chỉ là người giám sát, hỗ trợ quá trình này.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết kể trên, phụ huynh đã nắm được bé 1 tháng biết làm gì cũng như biết cách chăm sóc con phù hợp. Trong đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng và vận động vì đó là các yếu tố đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng giúp con phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh trong giai đoạn đầu đời.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-1-tuoi-biet-lam-gi