Trẻ sơ sinh bị nôn trớ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Huỳnh Uyên

Nôn trớ tuy không phải bệnh lý quá nghiêm trọng, nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không xử lý đúng cách. Nhất là với trẻ sơ sinh, do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện nên thường dễ bị nôn trớ hơn. Vậy khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ mẹ nên làm gì?

1. Trẻ bị nôn trớ là gì?

Nôn trớ là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, rồi trào ra ngoài miệng trẻ, xảy ra do sự co bóp của dạ dày cùng các cơ thành bụng. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là sau khi trẻ ăn no hay vặn mình.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ có thể khởi phát bởi yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý. Cụ thể:

2.1. Nôn trớ sinh lý

Nôn trớ là triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh, không chỉ do hệ tiêu hóa của con còn khá non yếu, mà còn chịu ảnh hưởng bởi hoạt động các cơ co thắt chưa hoàn thiện. Thêm vào đó, dạ dày trẻ thường nằm ngang so với người lớn và thể tích dạ dày còn ít. Vì vậy trẻ dễ bị trớ nếu:

  • Được cho bú sữa quá no, bú một lượng quá nhiều mỗi cữ.
  • Đặt trẻ nằm ngay khi vừa ăn no mà không vỗ ợ hơi sẽ gây trớ sữa, kèm theo đầy hơi, chướng bụng.
  • Trẻ sơ sinh hay bị trớ do sử dụng sữa công thức chứa đạm biến tính gây khó tiêu, hoặc chế độ ăn của mẹ không đảm bảo làm ảnh hưởng chất lượng sữa.
  • Trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, dẫn đến trẻ nuốt phải nhiều không khí vào dạ dày gây nôn trớ.
  • Quấn tã, băng rốn quá chặt gây sức ép lên vùng bụng của bé.
  • Ngoài ra, nguyên nhân trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ có thể do ngộ độc, dị ứng thức ăn dặm.

trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Những sai lầm trong ăn uống và chăm sóc có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ.

2.2. Nôn trớ bệnh lý

Trẻ sơ sinh bị trớ cũng có thể do mắc một số bệnh lý, thường kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, nhiễm trùng toàn thân, chướng bụng, táo bón,…

2.2.1. Nôn trớ trong bệnh lý nội khoa

  • Tiêu chảy, chậm nhu động ruột là các bệnh về đường tiêu hóa khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ.
  • Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản không chỉ gây sốt, ho, khó thở,… mà còn khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ.
  • Do trẻ bị co thắt môn vị, mắc bệnh nhiễm trùng thần kinh (viêm màng não mủ).

2.2.2. Nôn trớ trong bệnh lý ngoại khoa

  • Trẻ sơ sinh trớ nhiều, bỏ bú kèm theo da tái, môi khô, mắt trũng, đi ngoài phân có máu,… có thể là dấu hiệu của bệnh lồng ruột.
  • Trẻ bị hẹp ruột bẩm sinh do phì đại môn vị thường có biểu hiện nôn ngay sau mỗi bữa ăn, hoặc vài giờ sau ăn.

3. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có sao không?

Từ những thông tin về nguyên nhân trẻ bị nôn trớ, thì triệu chứng này có thể do sinh lý hoặc tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Vì thế, phụ huynh không nên chủ quan mà cần theo dõi bé thường xuyên.

Nếu trẻ sơ sinh bị trớ mà vẫn vui vẻ, bú sữa tốt và tăng cân đều đặn thì không phải lo lắng. Nhưng nếu nôn trớ kèm theo các dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến bệnh lý, trẻ cần được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Bởi để trẻ nôn trớ quá nhiều và liên tục, con có thể gặp phải tình trạng chất nôn tràn vào phế quản, phổi gây khó thở hoặc viêm phổi. Chưa kể, trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến rối loạn nước và điện giải khá nguy hiểm. Do vậy, điều quan trọng là mẹ cần xử lý và chăm sóc đúng cách khi trẻ nôn trớ.

trẻ bị nôn trớ

Để biết được tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ có nguy hiểm hay không, mẹ cần quan sát và theo dõi sức khỏe của con.

4. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ

Nhằm giúp trẻ giảm triệu chứng nôn trớ mẹ có thể thử một số biện pháp dưới đây:

4.1. Xử lý đúng cách khi trẻ bị nôn trớ

Khi thấy con nôn trớ, mẹ cần bình tĩnh và xử lý theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Để trẻ không bị sặc chất nôn, mẹ nghiêng đầu trẻ sang một bên. Sau đó quấn khăn gạc vào ngón tay, rồi nhẹ nhàng đưa vào trong miệng, họng và mũi trẻ thấm hết chất nôn.
  • Bước 2: Giúp trẻ ho ra hết chất nôn còn bên trong họng bằng cách khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng.
  • Bước 3: Dùng nước ấm lau cổ và người trẻ sạch sẽ, rồi thay quần áo khác.
  • Bước 4: Khi trẻ đã hết cơn nôn, mẹ cho con uống nước ấm hoặc Oresol (theo chỉ định của bác sĩ), đồng thời cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từng chút một. Lưu ý, không cho bé dùng thuốc chống nôn nếu chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.
  • Bước 5: Dỗ trẻ ngủ để cơ thể nghỉ ngơi.
  • Bước 6: Tiếp tục theo dõi tình trạng nôn trớ của trẻ.

Trường hợp trẻ bị sặc chất nôn, mẹ không nên dùng tay móc chất nôn. Hãy áp dụng phương pháp Heimlich vỗ lưng hoặc ấn ngực để con tống chất nôn ra ngoài.

trẻ sơ sinh hay bị trớ

Minh họa nghiệm pháp Heimlich vỗ lưng (bên trái) và Heimlich ấn ngực (bên phải) giúp xử lý trường hợp trẻ bị sặc chất nôn.

4.2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Như đã đề cập, nguyên nhân trẻ bị trớ có thể do chế độ ăn uống của mẹ tiêu thụ nhiều thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng (lê, mận, bắp cải, nho, hải sản,…). Lúc này, mẹ nên điều chỉnh lại khẩu phần ăn của mình, bổ sung các thực phẩm làm mát sữa như quả bơ, cá hồi, thịt bò, quả mơ, chà là, các loại đậu,…

> Có thể mẹ quan tâm: [Mách mẹ] Ăn gì để sữa mẹ đặc, mát, con tăng cân an toàn?

4.3. Cho trẻ bú đúng tư thế

Trẻ sơ sinh hay trớ có thể do tư thế bú sữa sai, khiến trẻ ngậm bắt vú không đúng nên hít vào lượng lớn khí thừa vượt quá thể tích dạ dày. Để tránh tình trạng này, với trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên kê cao đầu con khi bú và bú ở ngực bên trái rồi từ từ chuyển sang phải. Còn với trẻ bú bình, mẹ giữ bình sữa nghiêng 45 độ sao cho sữa luôn ngập núm vú.

4.4. Không ép trẻ bú khi đã no

Ở mỗi đứa trẻ sẽ có nhu cầu bú sữa khác nhau, vì thế mẹ không nên ép con bú quá no, chỉ cần bú đủ cữ là được. Mẹ có thể chia thành nhiều cữ sữa trong ngày để hạn chế tạo áp lực lên dạ dày, mà vẫn đảm bảo con nhận được đủ lượng sữa. Chẳng hạn như, ở những ngày đầu thì khoảng 14 cữ, trong các tuần đầu thì 10 cữ và ở các tháng tiếp theo thì gia giảm tầm 8 cữ.

Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng tuổi và cân nặng

Nhiều mẹ thắc mắc rằng nên cho con bú sữa với liều lượng như thế nào để trẻ phát triển tốt? Để giải đáp thắc mắc này, trong bài dưới đây SỮA NÀO TỐT sẽ tổng hợp bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tháng và cân nặng chi…

4.5. Không cho trẻ nằm ngay sau khi bú no

Trẻ vừa bú no xong mẹ không nên đặt nằm ngay, thay vào đó hãy bế trẻ ở tư thế thẳng trong 20 phút kết hợp vỗ lưng ợ hơi. Việc này sẽ giúp bé giải phóng bớt lượng khí thừa, tránh đầy bụng, khó tiêu.

trẻ sơ sinh bị trớ

Ngoài việc vỗ ợ hơi sau khi trẻ bú no, mẹ cũng không nên bế xốc hoặc đùa giỡn, đung đưa quá nhiều có thể làm trẻ sơ sinh bị nôn trớ.

4.6. Massage quanh rốn

Nếu không biết bé hay nôn trớ phải làm sao, mẹ hãy thử massage nhẹ nhàng quanh rốn con hằng ngày. Đây là cách giúp trẻ giảm co bóp dạ dày, hạn chế nôn trớ. Song song đó, hoạt động massage còn kích thích tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, hỗ trợ trẻ giảm chướng bụng.

4.7. Chọn sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa

Với những trẻ bị nôn trớ do uống sữa công thức khó tiêu, mẹ nên đổi sang loại sữa khác cho con. Trong đó, mẹ ưu tiên những dòng sữa có kết cấu đạm mềm, nhỏ, để giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu hiệu quả.

Hiện nay, sữa Friso GoldFriso Gold Pro là hai sản phẩm đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí trên, được nhiều phụ huynh tin chọn cho con yêu giúp hạn chế đầy bụng, giảm nôn trớ.

Friso Gold bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), giúp êm dịu đường ruột, cho bé khỏe bụng và tránh nôn trớ. Cùng với đó, sữa còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotide, có chức năng bảo vệ sức khỏe đường ruột, nhờ thế mà tăng cường hấp thu dưỡng chất trong sữa tối ưu. Nguồn sữa mát 100% từ giống bò thuần chủng Hà Lan, cho ra dòng sữa thơm mát ngọt lành từ thiên nhiên cho bé dễ dàng làm quen, uống ngon miệng, ngủ êm giấc.

trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Đạm sữa nhỏ, mềm, tự nhiên trong sữa Friso Gold giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu dưỡng chất tốt nhất để tăng trưởng khỏe mạnh.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Bên cạnh chăm sóc tiêu hóa khỏe, mẹ có thể chọn sữa Friso Gold Pro để giúp trẻ tăng cường đề kháng, không lo các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Theo đó, công thức sữa được bổ sung dưỡng chất quý HMO có khả năng chống lại tác nhân gây bám dính, bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc bệnh liên quan hô hấp, cảm lạnh. Đồng thời, Friso Gold Pro không quên cung cấp chất xơ PureGOS có nhiệm vụ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó bé có điều kiện hấp thu dinh dưỡng một cách trọn vẹn. Hương vị sữa thanh nhạt tự nhiên, không đường sucrose, nên hợp khẩu vị của mọi trẻ.

trẻ sơ sinh nôn trớ

Công thức của sữa Friso Gold Pro đặc biệt được bổ sung dưỡng chất giúp tiêu hóa khỏe, đề kháng vững vàng để trẻ thỏa sức khôn lớn mỗi ngày.

MUA SẢN PHẨM TẠI

5. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trong quá trình chăm sóc, nếu nhận thấy trẻ sơ sinh nôn trớ liên tục, nôn vọt kèm những dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Khó thở, mất ý thức.
  • Quấy khóc cả ngày.
  • Nôn trớ ra máu.
  • Tiêu chảy, phân có lẫn máu.
  • Chất nôn có màu khác thường như màu xanh lá cây, đỏ hồng, vàng,…

Hy vọng qua những chia sẻ trên mẹ đã biết cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ, giúp con tránh bị sặc và mau chóng hồi phục sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên bình tĩnh xử lý, theo dõi những dấu hiệu bất thường và sự tăng trưởng của trẻ. Nếu thấy trẻ nôn nhiều, kèm theo không tăng hoặc bị sụt cân thì phải khám tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số thắc mắc thường gặp của phụ huynh khi thấy trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Mời bố mẹ cùng tham khảo:

1. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ có nguy hiểm không?

Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Do đó, ngay khi thấy trẻ bị nôn trớ, bố mẹ cần lập tức nghiêng đầu con sang một bên để không bị sặc chất nôn. Nếu tình trạng nôn trớ kéo dài không dứt, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức có gây nôn nhiều hơn không?

Trẻ bú sữa mẹ có thể nôn nhiều như trẻ bú sữa công thức. Điểm khác biệt duy nhất là việc cho trẻ bú sữa công thức sẽ khiến chất nôn của trẻ có mùi hơn so với bú sữa mẹ.

3. Có nên cho trẻ uống thuốc chống nôn không?

Phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn khi chưa rõ nguyên nhân và chỉ định của bác sĩ. Việc dùng sai liều lượng có thể khiến trẻ bị ngộ độc, thậm chí làm lu mờ triệu chứng bệnh khiến việc chẩn đoán khó khăn.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa trẻ khỏi bị nôn trớ?

Nhằm giúp con tránh nguy cơ bị nôn trớ sau khi uống sữa, bố mẹ không nên ép con bú quá no và giãn khoảng cách các cữ bú (<2,5 - 3 giờ). Sau khi trẻ bú xong phải vỗ ợ hơi, đồng thời tránh bế xốc hoặc hoạt động mạnh. Ngoài ra, mẹ nên massage bụng trẻ đều đặn để giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ bài tiết phân đều đặn.

Xem thêm

 

Nguồn tham khảo

  • Noreen Iftikhar, MD. Why Is My Baby Throwing Up When They Don’t Have a Fever? 19 11 2019. https://www.healthline.com/health/baby/baby-vomiting-no-fever (đã truy cập 05 12 2023)
  • Seattle Children’s. Vomiting (0-12 Months). 11 10 2023. https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/vomiting-0-12-months/ (đã truy cập 05 12 2023)
  • Pregnancybirth&baby. Vomiting in babies. 09 2022. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vomiting-in-babies (đã truy cập 05 12 2023)