Trẻ sơ sinh bị cảm cúm: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp
Tác giả: Đặng Hương
Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm thường có các triệu chứng như ho khan, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy,… khiến con cảm thấy khó chịu, nếu kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vì vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu và tình trạng bệnh để có thể đưa trẻ đi thăm khám kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay!
1. Cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh do virus cúm gây ra trình trạng nhiễm trùng mũi, họng và phổi. Bệnh này thường xuất hiện theo “mùa” từ khoảng tháng 10 – tháng 5 năm sau, vì đây là thời điểm có thời tiết, môi trường thuận lợi để loại virus cúm phát triển. Hiện nay có nhiều loại virus cúm khác nhau, trong đó có một số loại phổ biến như virus cúm A, B và C.
2. Dấu hiệu cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không có khả năng mô tả chi tiết triệu chứng của bệnh của bản thân. Vì vậy, để xác định trẻ có bị bệnh hay không, cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cúm dưới đây:
- Sốt đến hơn 39 độ C và không rõ nguyên nhân.
- Ho và sốt kéo dài hơn 14 ngày (2 tuần).
- Run, lạnh người và mệt mỏi.
- Ho khan, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
- Mắt đỏ.
- Đau vùng tai, nặng ở mặt và đầu.
- Ngoài ra tình trạng ít phổ biến hơn như nôn ói, tiêu chảy.
Triệu chứng cảm cúm của trẻ sơ sinh thường bao gồm sốt, ho, quấy khóc liên tục, bỏ bú,…
3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cúm
Bệnh cảm cúm rất dễ lây lan từ người sang người, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Theo đó, nếu người thân hoặc người chăm sóc mắc bệnh cúm (hoặc trong thời gian ủ bệnh) tiếp xúc gần với bé thì sẽ tăng nguy cơ trẻ bị cúm. Ngoài ra, trẻ chạm vào các đồ vật nhiễm virus cúm (như đồ chơi, thành giường, thành ghế,…), sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng sẽ làm con hít phải virus gây nên bệnh này.
Cùng với đó, sức đề kháng của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, trẻ sơ sinh thường dễ bị nhiễm cúm trong những năm đầu đời.
Bổ sung sữa tăng sức đề kháng cho trẻ là việc làm cần thiết trong những năm đầu đời, nhằm cung cấp đầy đủ kháng thể cho cơ thể bé khỏe mạnh. Nhờ đó có thể chống chọi với các tác nhân gây bệnh và phát triển toàn diện. Để…
4. Trẻ sơ sinh bị cúm có nguy hiểm không?
Cúm là bệnh lành tính và có thể tự phục hồi, tuy nhiên trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt là đối tượng dễ gặp các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo đó, tình trạng trẻ bị cúm kéo dài có thể gặp phải các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng tai giữa,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của con.
5. Biến chứng bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ bị cúm, hệ thống miễn dịch của con sẽ bị suy yếu, trong giai đoạn này, nếu cha mẹ không phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng cho trẻ thì cúm có thể gây ra các biến chứng khó lường như:
- Viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi,…
- Nếu trẻ bị các bệnh mãn tính như hen suyễn, tim,… thì cúm có thể làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
- Viêm nhiễm đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm cơ tim,…
- Biến chứng cúm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ, gây nên các bệnh như viêm màng não, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh sọ não,…
- Dễ mắc phải hội chứng Reye – gây sưng tấy trong gan và não. Biểu hiện của hội chứng này sẽ biểu hiện khi các triệu chứng cảm cúm hết dần, theo đó, trẻ đột nhiên chuyển sang nôn mửa, buồn nôn, sau đó bị co giật, hôn mê.
6. Bé sơ sinh bị cảm cúm bao lâu thì khỏi?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, đa phần trẻ sơ sinh bị cúm sẽ hồi phục sau 2 – 7 ngày nếu được chăm sóc tốt và không gặp phải các biến chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng như ho, cơ thể mệt mỏi, uể oải, bỏ bú…. có thể kéo dài khoảng 14 ngày hoặc hơn tùy vào thể trạng của trẻ.
7. Bé bị cúm phải làm sao?
Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm cúm, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời giúp trẻ tránh được các biến chứng nguy hiểm.
7.1. Cho bé uống thuốc đầy đủ theo chỉ định từ bác sĩ
Thông thường, khi trẻ được chẩn đoán bị cảm cúm, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng virus có tác dụng ngăn chặn chúng lây lan trong cơ thể. Ngoài ra, trẻ bị cảm cúm kèm theo sốt, bác sĩ cũng có thể kê thêm các loại thuốc hạ sốt, vitamin D,… nếu cần nhằm giúp trẻ tăng cường đề kháng.
Trong trường hợp, sau khi dùng thuốc kê đơn, trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng khác, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, mà cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. Ngoài ra, mọi loại thuốc trẻ uống trong quá trình điều trị cúm cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn cho con.
7.2. Chăm sóc đúng cách tại nhà
Bên cạnh thăm khám bác sĩ, cha mẹ có thể tham khảo các cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cúm tại nhà dưới đây giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh:
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng lấy lại sức, nhờ đó cơ thể có thể sớm hồi phục và khỏe lại.
- Sử dụng máy tạo ẩm giúp hỗ trợ bôi trơn đường hô hấp, đặc biệt là khoang mũi và họng giúp trẻ dễ thở.
- Tắm nước ấm khoảng 5 – 10 phút giúp trẻ hạ nhiệt độ khi cảm cúm kèm với sốt.
- Mẹ nên tăng số cữ bú, thời gian bú trong mỗi cữ giúp trẻ được bổ sung dinh dưỡng chứa kháng thể và bù nước chống lại tác nhân gây bệnh.
- Bổ sung vitamin D có ích trong việc tăng cường đề kháng của trẻ bằng cách tắm nắng vào thời điểm thích hợp (6 – 7 giờ sáng, sau 16 giờ).
- Trước khi cho trẻ bú, tắm rửa, bế,… cha mẹ cần tắm rửa, thay đồ, rửa tay sạch sẽ và đeo khẩu trang nếu cần thiết để tránh lây nhiễm bệnh.
- Chọn những bộ đồ mềm mại, thoáng khí để mặc cho trẻ giúp con cảm thấy thoải mái và dễ dàng điều chỉnh khi trẻ cảm thấy nóng hoặc lạnh bất chợt.
Sau khi tắm xong cho trẻ, mẹ nên lựa chọn các bộ quần áo mềm mại, thoáng mát cho bé mặc.
>> Cẩm nang: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chi tiết nhất
8. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị cúm đến gặp bác sĩ?
Nếu trẻ bị cảm cúm gặp phải các dấu hiệu như mặt hoặc môi tái xanh, thở nhanh, khó thở, sốt trên 38, 5 độ C, lên cơn co giật, nôn mửa, ho ra máu (nhiễm màu đờm),… thì cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
9. Cách phòng ngừa cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Việc cha mẹ hiểu rõ những biến chứng nguy hiểm của cảm cúm và chủ động phòng ngừa từ sớm sẽ giúp trẻ có được “hàng rào” bảo vệ khỏi virus gây nên căn bệnh này. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách phòng tránh cảm cúm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như:
- Tiêm vắc xin cho trẻ trên 6 tháng tuổi, gia đình và bảo mẫu trông trẻ định kỳ hàng năm.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú cũng nên tiêm vắc xin phòng cúm giúp kháng thể được truyền qua nhau thai hoặc sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ.
- Vệ sinh phòng, chăn ga, quần áo, đồ chơi, nhà ở,… thường xuyên giúp không gian sạch sẽ, thoáng mát giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút có hại.
- Theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên để phát hiện những dấu hiệu bất thường như ho, sốt, khó thở,… từ đó có thể đứa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám sớm nhất.
- Khi phát hiện gia đình có người mắc bệnh cúm, cần tuyệt đối hạn chế tiếp xúc với trẻ cho đến khi hết bệnh hoàn toàn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày của con. Trong đó, sữa là một trong những nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào, tốt cho trẻ vào giai đoạn đầu đời. Với trẻ bắt đầu uống sữa công thức, để có thể hấp thu tốt các dưỡng chất, mẹ nên lựa chọn những loại sữa có đạm sữa mềm, tự nhiên “thân thiện” với hệ tiêu hóa của con. Sữa Friso Gold là sản phẩm lý tưởng các mẹ có thể cân nhắc trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Được sản xuất từ nguồn sữa chất lượng tại Hà Lan, Friso Gold giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, đi tiêu đều, chiếc bụng nhỏ của bé cảm thấy khỏe khoắn nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp đạm sữa mềm nhỏ, ít biến tính. Cùng với đó, cấu trúc đạm sữa tự nhiên, chất lượng còn hỗ trợ trẻ dễ hấp thu các dưỡng chất của sản phẩm, từ đó trẻ êm bụng, êm giấc, ngủ sâu hơn, tránh tình trạng quấy khóc giúp mẹ an tâm. Đặc biệt, điểm cộng tiếp theo của Friso Gold là hợp khẩu vị của trẻ nhờ vị sữa thanh nhạt, tự nhiên, không chứa đường sucrose.
Friso Gold có nguồn sữa chất lượng, quy trình xử lý đạm sữa hiện đại giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng.
Friso là một trong những thương hiệu sữa được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn cho bé yêu nhà mình. Tuy nhiên, thực sự sữa Friso có tốt không? Sữa hỗ trợ bé phát triển như thế nào? Mời bố mẹ cùng đánh giá chi tiết…
Bên cạnh đó, 70% cơ quan miễn dịch nằm ở hệ tiêu hoá, vì vậy có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ có đề kháng vững vàng, tạo “hàng rào” bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh. Hiểu được điều đó, Friso Gold Pro đã được cải tiến nhằm tăng cường đề kháng đường ruột của trẻ nhờ hệ dưỡng chất nổi bật là BioPro+. Hệ dưỡng chất này gồm HMO, GOS, Probiotics giúp hệ tiêu hóa của trẻ tăng cả về số lượng và chất lượng các vi khuẩn có lợi, từ đó nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp bé khỏe mạnh từ bên trong.
Không những thế, Friso Gold Pro là phiên bản nâng cấp từ Friso Gold, vì vậy sản phẩm cũng kế thừa những ưu điểm nổi trội như đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên, ít biển tính cùng vị sữa thanh nhạt, dễ uống giúp trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất, khỏe mạnh và tự do khám phá.
Friso Gold Pro hỗ trợ trẻ tăng cường sức đề kháng tự nhiên giúp bé thoải mái vui chơi và khám phá.
Thương hiệu sữa Friso với hơn 140 năm kinh nghiệm trên thị trường sữa bầu và sữa cho bé, luôn chiếm ưu thế được nhiều người trên thế giới và các bà mẹ Việt Nam tin dùng. Vậy hãy tìm hiểu xem sữa Friso được sản xuất như thế nào?…
10. Một số câu hỏi thường gặp
Cha mẹ có thể tham khảo thêm một vài câu hỏi và giải đáp dưới đây để nắm rõ thêm nhiều thông tin xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị cúm.
10.1 Cách phân biệt biểu hiện của trẻ bị cảm cúm và cảm lạnh?
Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh về đường hô hấp thường xảy ra theo mùa và do các vi rút gây ra. Hai bệnh này có các triệu chứng khá tương đồng nhưng cũng có một vài điểm khác biệt sau:
- Triệu chứng của cảm lạnh xuất hiện dần dần, còn các triệu chứng của cúm thường bắt đầu đột ngột và có xu hướng dữ dội hơn.
- Dấu hiệu của cảm lạnh thường là sổ mũi và nghẹt mũi.
- Dấu hiệu của bệnh cảm cúm là: sốt trên 37,8 độ C (kéo dài liên tục trong 3 ngày), ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, suy nhược,…
- Cảm lạnh thường không dẫn đến bệnh lý khác nhưng bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng do vi khuẩn,…
10.2 Mẹ đang bị cảm cúm có nên cho con bú sữa không?
Mẹ đang bị cảm cúm hoàn toàn có thể cho trẻ bú sữa mẹ, vì virus cúm không lây qua đường sữa mẹ. Tuy nhiên, khi mẹ bị cúm, điều cần quan tâm là tránh để trẻ tiếp xúc gần với mầm bệnh. Theo đó, mẹ nên thực hiện biện pháp phòng cúm như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, không hắt hơi hay lau mũi gần trẻ,… Ngoài ra, mẹ nên tránh dùng thuốc có chứa kháng histamine, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ qua sữa mẹ. Trong trường hợp bắt buộc dùng thuốc, mẹ nên thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
10.3 Thời gian ủ bệnh cúm ở trẻ sơ sinh là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh rất ngắn, khoảng 1 – 4 ngày (trung bình khoảng 48 giờ) sau khi nhiễm virus cúm. Bên cạnh đó, thời gian lây bệnh là từ 1 – 2 ngày trước khi bệnh khởi phát và 3 – 5 ngày khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.
10.4 Triệu chứng trẻ bị cúm A là gì?
Khi mắc bệnh cúm A, trẻ thường gặp các triệu chứng như:
- Sốt và nhức đầu.
- Ớn lạnh, đau cơ.
- Ho, đau họng và cảm thấy mệt mỏi.
- Hắt hơi, nghẹt mũi hoặc là sổ mũi.
- Đau bụng, buồn nôn và nôn.
Hy vọng những thông tin về trẻ sơ sinh bị cúm ở trên có thể hữu ích với cha mẹ trong hành trình đồng hành cùng con lớn khôn. Nếu gặp triệu chứng bé bị cảm cúm, cha mẹ nên bình tĩnh, theo dõi tình trạng sức khỏe của con thường xuyên để kịp thời đến thăm khám bác sĩ khi gặp các biểu hiện bất thường.