Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Với trẻ bị tiêu chảy, xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn và hợp lý chính là một trong những cách giúp con sớm khỏi bệnh. Vậy thì trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì? Cùng đọc qua bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về điều này, phụ huynh nhé!
1. Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn nên ăn gì? TOP 10+ thực phẩm giúp con sớm khỏi bệnh
Dành cho bố mẹ đang băn khoăn không biết trẻ em bị tiêu chảy nên cho ăn gì, danh sách các loại thực phẩm sau đây chính là gợi ý phù hợp nhất:
1.1 Khoai tây hỗ trợ chức năng tiêu hóa
Khoai tây chứa nhiều tinh bột, chất xơ hòa tan và khoáng chất kali, vừa hỗ trợ cải thiện tiêu chảy, vừa cung cấp năng lượng để tránh tình trạng trẻ bị kiệt sức do đi ngoài nhiều. Bố mẹ nên ưu tiên chế biến khoai tây theo công thức khác nhau như khoai tây hầm, súp khoai tây; thay vì chiên, rán nhiều dầu mỡ có thể không tốt cho hệ tiêu hóa của con lúc này.
Khoai tây chứa nhiều tinh bột giúp cung cấp năng lượng cho trẻ trong trường hợp đi ngoài nhiều mất sức.
1.2 Bánh mì trắng
Bánh mì trắng giàu tinh bột nên cung cấp năng lượng cho trẻ mà không làm đầy bụng. Đặc biệt, thực phẩm này còn hỗ trợ thẩm thấu nước trong ruột, giảm nước trong phân và hạn chế số lần đi tiêu. Nhiều phụ huynh phết bơ đậu phộng lên bánh mì để tạo ra mùi hương hấp dẫn và vị ngọt kích thích vị giác của trẻ, giúp con ăn ngon miệng hơn. Mẹ có thể thử mẹo này để trẻ có hứng thú với bữa ăn hơn nhé!
1.3 Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Hãy cho con ăn chuối
Chuối cũng là nguồn cung cấp kali tự nhiên, giúp bổ sung điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, chất xơ hòa tan pectin trong chuối còn có khả năng hấp thụ chất lỏng dư thừa trong ruột non, từ đó làm phân rắn lại và giảm tần suất đi ngoài. Thông thường, mẹ có thể cắt nhỏ chuối và cho trẻ ăn thô, hoặc làm sinh tố chuối với các loại trái cây khác để tăng cường dinh dưỡng, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
1.4 Sữa chua
Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột chính là nguyên nhân gây ra tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ. Lúc này, để lấy lại thế cân bằng giữa hại khuẩn và lợi khuẩn, bố mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua. Sữa chua có nguồn lợi khuẩn tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, cũng như giảm nhẹ triệu chứng khó chịu do tiêu chảy gây ra.
1.5 Súp gà hoặc cháo gà tốt cho trẻ tiêu chảy
Súp hoặc cháo là món ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa, phù hợp với đường ruột đang nhạy cảm của trẻ. Một trong số đó, món súp/cháo gà với hàm lượng protein dồi dào giúp tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ sớm phục hồi sức khỏe sau tình trạng tiêu chảy.
Cháo gà là món dễ nuốt, dễ tiêu hóa và chứa nhiều đạm giúp trẻ sớm phục hồi sau tiêu chảy.
1.6 Củ gừng
Củ gừng cũng là đáp án tiếp theo cho thắc mắc trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì. Gừng có tác dụng giảm hoạt động của nhu động ruột, giúp chất thải đi qua đường tiêu hóa chậm hơn và nhờ đó, giảm thiểu tần suất đi ngoài nhiều lần. Củ gừng còn dễ mua, dễ chế biến. Trong đó, mẹ có thể nấu nước gừng cho trẻ uống mỗi ngày, như vậy không chỉ giảm nhẹ tiêu chảy mà còn giúp trẻ cảm thấy thoải mái.
1.7 Thực phẩm khác
Chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ dưỡng khác, bao gồm:
- Táo chứa nhiều chất xơ hòa tan hỗ trợ ổn định hoạt động tiêu hóa, giảm triệu chứng tiêu chảy ở trẻ.
- Ổi giàu vitamin C và tanin vừa ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, vừa tăng cường miễn dịch, cho trẻ sớm khỏi bệnh.
- Hồng xiêm hỗ trợ làm dịu dạ dày và bù nước, bù điện giải cho trẻ nhờ hàm lượng vitamin – khoáng dồi dào.
- Gạo trắng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, cho nhu động ruột hoạt động bình thường và làm phân rắn hơn.
- Các loại thịt là nguồn cung cấp đạm dồi dào, giúp bổ sung năng lượng và kiểm soát tiêu chảy ở trẻ.
2. Trẻ em bị tiêu chảy không nên ăn gì?
Bố mẹ đã biết được trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì từ thông tin trên đây. Ngoài thực phẩm cần bổ sung thì còn có các loại thực phẩm nên kiêng cữ để tránh làm cho tiêu chảy nặng hơn:
2.1 Các loại thủy sản
Các loại thủy sản có nhiều protein gây kích ứng, dễ làm cho trẻ đau bụng, nôn trớ và đi ngoài nặng hơn. Mặt khác, chất nhày ở bề mặt thủy sản hay mùi tanh chính là môi trường để các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella phát triển, gây ra nhiễm khuẩn tiêu chảy ở trẻ. Vì vậy, khi con đang gặp phải tình trạng này, phụ huynh cần tránh cho trẻ ăn bất kỳ loại hải sản nào nhé!
2.2 Thực phẩm ngọt
Nước uống có gas, bánh, kẹo đều là thực phẩm chứa hàm lượng đường cao. Khi tiêu thụ sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong đường ruột, khiến tình trạng tiêu chảy ngày càng nghiêm trọng.
Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, socola vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
2.3 Thực phẩm chiên xào
Trẻ bị tiêu chảy cũng không nên ăn đồ chiên xào vì hàm lượng dầu mỡ cao khiến hệ vi sinh đường ruột suy yếu, dẫn đến triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy trở nên nặng hơn.
2.4 Thực phẩm gây kích thích ruột
Thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy nên hạn chế thức ăn cay, tỏi và các loại đậu vì nhóm thực phẩm này kích thích ruột nhiều hơn, gây ra cảm giác khó chịu, khiến trẻ đi ngoài liên tục.
2.5 Các thực phẩm cần kiêng cữ khác
Thời điểm bị tiêu chảy, bố mẹ cũng không nên cho trẻ dùng một số thực phẩm nhạy cảm với đường ruột như:
- Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt cá đóng hộp, thịt nguội.
- Các loại thực phẩm dễ sinh hơi như bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch.
- Các loại trái cây họ cam quýt, đào, lê, nho khô, mận khô.
3. Một số lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy
Không chỉ nắm rõ trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì, phụ huynh cũng phải lưu ý một số vấn đề khác, để xây dựng bữa ăn tốt hơn giúp con khỏe mạnh và sớm khỏi bệnh:
- Hãy cho trẻ ăn uống bình thường, không nên kiêng cữ quá mức. Trường hợp trẻ mệt mỏi, chán ăn do đi ngoài quá nhiều, mẹ có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, như vậy giúp con dễ hấp thu hơn.
- Ưu tiên nguyên liệu tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, đảm bảo an toàn vệ sinh khi nấu nướng để tránh gây thêm hệ lụy sức khỏe nào.
- Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ chất xơ, chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất để tăng cường dinh dưỡng, giúp con sớm khỏi bệnh.
- Ngoài cho trẻ dùng thực phẩm bổ dưỡng, phụ huynh cần bù nước thường xuyên để tránh tình trạng trẻ mất nước. Cụ thể, sau mỗi lần tiêu chảy, hãy cho trẻ uống 50 – 100ml nước (trẻ dưới 2 tuổi), 100 – 200ml nước (trẻ 2 – 10 tuổi) và khi con thấy khát nước (trẻ trên 10 tuổi). Hoặc pha oresol theo hướng dẫn của nhà sản xuất để con uống và bù lại được điện giải.
- Phụ huynh có thể tham khảo bác sĩ về việc bổ sung men vi sinh như thế nào để giúp tiêu hóa của con tốt hơn, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng và sớm phục hồi sau tiêu chảy.
Bố mẹ nên cho con uống nhiều nước để tránh tình trạng trẻ bị tiêu chảy mất nước, suy kiệt cơ thể rất nguy hiểm.
4. Câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy:
1. Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không?
2. Ngoài chú ý chế độ ăn của trẻ, mẹ nên ăn gì khi trẻ bị tiêu chảy?
Giới thiệu cho phụ huynh dòng sản phẩm Friso với công thức thiên nhiên ưu việt, giúp nâng niu hệ tiêu hóa non nớt của con. Friso chỉ qua Xử Lý Nhiệt Một Lần nên bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, gần với tự nhiên nhất. Điều này giúp trẻ khi uống sữa được êm bụng, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa và có trải nghiệm đi ngoài tốt hơn. Sản phẩm còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa vấn đề thường gặp như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển của con. Phụ huynh cũng yên tâm khi Friso hoàn toàn không thêm đường, vì vậy sẽ không kích thích đường ruột của trẻ trong thời điểm con bị tiêu chảy. |
Các mẹ đang cho con bú nên xây dựng chế độ ăn hợp lý để vừa tạo ra nguồn sữa thơm ngon, chất lượng, vừa khắc phục tiêu chảy ở trẻ.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì. Bố mẹ hãy tham khảo để biết cách xây dựng chế độ ăn phù hợp giúp con sớm khỏi bệnh. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy lâu ngày, không thuyên giảm và có dấu hiệu bất thường như sốt cao, tiêu phân có máu, mắt trũng hoặc tiểu ít, phụ huynh hãy đưa con đến gặp bác sĩ sớm để có biện pháp can thiệp tốt nhất.
Nguồn tham khảo
- Ana Gotter. What to Eat When You Have Diarrhea. 11 05 2023. https://www.healthline.com/health/what-to-eat-when-you-have-diarrhea (đã truy cập 07 12 2023).
- Barbara Bolen, PhD. Foods That Help with Diarrhea. 08 09 2023. https://www.verywellhealth.com/what-to-eat-for-diarrhea-1944822 (đã truy cập 07 12 2023).
- Ruben J. Rucoba. The Meal Plan to Relieve Toddler Diarrhea. 27 01 2016. https://www.healthline.com/health/parenting/food-for-toddler-with-diarrhea (đã truy cập 07 12 2023).