Nguyên nhân làm trẻ biếng ăn và những cách khắc phục hiệu quả
Tác giả: Huỳnh Uyên
Có rất nhiều nguyên nhân trẻ biếng ăn chẳng hạn như: tâm lý, bệnh lý, chế độ ăn uống… Nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ không thể hấp thu đủ các vi chất quan trọng, dẫn đến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể những lý do làm trẻ chán ăn và cách xử lý phù hợp nhất.
Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ em, đặc biệt là giai đoạn từ 6 tháng đến 2 tuổi. Hãy cùng khám phá các dòng sữa cho trẻ biếng ăn giúp cải thiện dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn hiệu quả trong bài viết sau. 1. Vì…
1. Biếng ăn ở trẻ là gì?
Biếng ăn là một chứng rối loạn ăn uống, khiến ai đó luôn bị ám ảnh về những thực phẩm mình ăn và cân nặng của mình. Đây là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ em, xuất hiện đa dạng lứa tuổi.
Biếng ăn là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển ở trẻ
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn sinh lý thường sẽ xuất hiện ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau đây:
- Đột nhiên ăn ít, bú ít hơn thường ngày, thậm chí là từ chối ăn, không chịu ti mẹ trong một thời gian dài.
- Chỉ ăn một số món ăn nhất định, không chịu thử món ăn mới, không chịu ăn hết khẩu phần.
- Hay quấy khóc khi ăn, phun hoặc ngậm thức ăn lâu không chịu nuốt,… làm kéo dài thời gian mỗi bữa ăn.
Trẻ biếng ăn có biểu hiện quấy khóc khi ăn
Trẻ biếng ăn thường giảm lượng ăn, dẫn đến sụt cân trầm trọng. Vì vậy, tình trạng này luôn khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi đau đầu.
Tình trạng biếng ăn, nhẹ cân không chỉ khiến con trông thấp còi hơn so với các bạn đồng trang lứa, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và sức khỏe của trẻ. Đừng lo lắng, bài viết…
- Không tăng chiều cao và cân nặng hoặc có thể chậm lên cân, sụt cân mà không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác.
- Biếng ăn nhưng vẫn chơi đùa bình thường, không có vấn đề về sức khỏe hay dấu hiệu bệnh lý như sốt cao, táo bón, tiêu chảy,…
3. Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất làm trẻ không có cảm giác thèm ăn.
3.1. Trẻ biếng ăn do tâm lý
- Theo thống kê, những đặc điểm tính cách và hành vi của trẻ biếng ăn phát triển không được nổi bật so với những đứa trẻ khỏe mạnh khác.
- Trẻ biếng ăn có xu hướng trầm cảm, xử lý căng thẳng không tốt. Ngoài ra, trẻ còn có thể luôn kiềm chế cảm xúc, chịu áp lực từ đó hạn chế tăng cân.
- Một số phụ huynh thường ép buộc trẻ ăn khi trẻ biếng ăn. Đây là một phương pháp hoàn toàn sai lầm. Hình thức “bắt ép ăn uống” sẽ khiến trẻ có cảm giác ám ảnh, từ đó hình thành lối suy nghĩ tiêu cực và dần tránh xa thức ăn.
3.2. Nguyên nhân di truyền
Các nhà nghiên cứu kết luận hội chứng biếng ăn vẫn có khuynh hướng di truyền và xuất hiện lâu dài trong gia đình. Ngoài ra, trẻ em có tiền sử gia đình mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan thường chán ăn hơn các đứa trẻ khác.
3.3. Khẩu phần ăn không khoa học
Nhiều cha mẹ chỉ cho trẻ ăn chủ yếu một loại thực phẩm, không đủ 4 nhóm thực phẩm chính như protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Điều này làm trẻ bị thiếu đi những vitamin cần thiết, kẽm và selen,… khiến trẻ lười ăn.
Nhiều chuyên gia cho biết, khi kết hợp nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin D, vitamin E… từ các nguồn thực phẩm khác nhau lại sẽ giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng thể chất và não bộ tối ưu. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý đến…
3.4. Trẻ biếng ăn do bệnh lý
Bậc cha mẹ nên lưu ý, một số bệnh lý như mọc răng, biết bò, biết lật… cũng có thể khiến trẻ biếng ăn. Đặc biệt, trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng sẽ có cảm giác đau đớn khi ăn, khó chịu và dẫn đến bỏ ăn.
Một số trẻ biếng ăn do chức năng tiêu hoá hoạt động kém. Cụ thể, trẻ bị loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hoá nên bị đầy bụng, khó tiêu, không có cảm giác muốn ăn.
3.5. Do thói quen ăn uống
Một số trẻ em có cảm giác chán ăn do chế độ ăn uống không khoa học. Chẳng hạn, phụ huynh không cho trẻ ăn vào một khung giờ cố định. Việc cho trẻ ăn quá nhiều quà vặt trước bữa chính có thể làm cho trẻ cảm thấy no và không còn hứng thú với bữa chính nữa.
Ngoài ra, sai lầm phổ biến của rất nhiều phụ huynh đó là cho trẻ xem tivi hoặc chơi điện tử trong khi ăn. Điều này làm cho bé có hiện tượng ngang bụng, mặc dù trẻ không ăn được nhiều nhưng không còn cảm giác thèm ăn nữa.
4. Cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn
Không có phương pháp điều trị nào có thể hiệu quả cho tất cả trường hợp trẻ biếng ăn. Để khắc phục tình trạng này, cần có đội ngũ y tế chuyên môn cao trong đa dạng các lĩnh vực. Các bác sĩ sẽ chỉ định nhiều kế hoạch điều trị khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?
4.1. Liệu pháp tâm lý
Với các trẻ biếng ăn do tâm lý, rất có thể phụ huynh sẽ cùng tham gia vào việc điều trị bệnh cho con. Các chuyên gia còn gọi đây là liệu pháp điều trị dựa trên gia đình. Ngoài ra, trẻ có thể được sắp xếp gặp mặt trực tiếp với các nhà tâm lý học trị liệu, hoặc làm việc với một nhóm bạn trẻ khác cùng bị rối loạn ăn uống.
4.2. Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Trẻ có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bổ sung năng lượng và vitamin cần thiết để phát triển đúng cách. Khi bị biếng ăn, trẻ sẽ không nhận được những dưỡng chất này một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến nghị trẻ biếng ăn nên được bổ sung dồi dào vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra, phụ huynh cần tập cho trẻ có thói quen ăn uống đúng giờ. Không nên cho trẻ ăn vặt cũng như làm việc riêng trong giờ ăn. Để tránh tình trạng trẻ không ăn hết, phụ huynh có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành từng bữa nhỏ, cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ vào bữa phụ như: sữa chua, trái cây…
4.3. Tập cho trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn
Phụ huynh không nên cho trẻ chỉ ăn một thực phẩm duy nhất. Thay vào đó, bạn có thể làm phong phú thực đơn cho con mình bằng nhiều món ăn khác nhau để mang lại nhiều hương vị mới. Việc bổ sung nhiều thực phẩm sẽ mang lại cho trẻ nguồn dinh dưỡng phong phú và dồi dào.
Trẻ biếng ăn có thể mang đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé, chính vì thế bố mẹ cần nhận biết sớm nhất và tìm cách khắc phục tình trạng này ở trẻ.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-bieng-an-phai-lam-sao