Nhiễm trùng đường ruột trẻ em: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Tác giả: Huỳnh Uyên

Nhiễm trùng đường ruột có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có nhiều biểu hiện khó chịu, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em do đâu và cách điều trị như thế nào?

1. Tìm hiểu nhiễm trùng đường ruột là gì?

Nhiễm trùng đường ruột là một bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây bệnh.

nhiễm trùng đường ruột ở trẻ-1

 

Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, trẻ thường cảm thấy khó chịu, có thể dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng.

Các biểu hiện nhiễm trùng đường ruột ở mỗi người có thể khác nhau. Những dấu hiệu có thể xảy ra bao gồm bụng quặn đau, tiêu chảy dạng nước liên tục trong nhiều ngày, nôn mửa, chán ăn, bỏ bú (trẻ nhỏ), và có thể kèm theo sốt.

2. Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột phổ biến

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, nguyên nhân là do:

2.1 Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Khác với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khá non yếu, chưa hoàn thiện nên dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập vào và gây bệnh. 

2.2 Do virus lây truyền

Trẻ bị nhiễm virus Giardia, Rotavirus, E-coli,… qua đường ăn uống (thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, vật dụng ăn uống chưa được rửa sạch sẽ,…) hoặc do tiếp xúc với người bệnh. 

2.3 Nhiễm trùng đường ruột trẻ em do ăn uống thiếu chất

Việc trẻ em ăn uống thiếu chất sẽ gây nên nhiều hệ quả nghiêm trọng với sức khỏe, trong đó có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh xâm nhập.

2.4 Ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn

Nếu trẻ ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh hoặc uống nước nhiễm khuẩn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng tiêu hóa. Những thực phẩm mà trẻ nên tránh như thịt, trứng, thịt gia cầm chưa được nấu chín kỹ; sữa, sữa chua, nước trái cây chưa được tiệt trùng; rau củ quả ăn sống,…

2.5 Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân làm cho trẻ bị nhiễm trùng đường ruột như sống trong môi trường ô nhiễm, bé hiếu động và thích đưa mọi thứ vào miệng,…

3. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em có sao không là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Theo đó, nếu nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em ở thể nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống hợp lý, cung cấp đủ nước, dinh dưỡng thì trẻ có thể khỏe sau vài ngày. Còn với trẻ bị nặng hơn thì có thể kéo dài đến vài tuần. 

Dù nhiễm trùng đường ruột thể nhẹ hay nặng, bệnh cũng có thể làm hệ tiêu hóa của trẻ bị suy yếu dẫn đến việc hấp thu chất dinh dưỡng kém. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ cẩn thận, nhanh chóng đưa con đi thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường. 

nhiễm trùng đường ruột ở trẻ-2

Ba mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của con để có hướng xử lý kịp thời.

Trong trường hợp, bệnh nhiễm trùng đường ruột không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất nước và chất điện giải: Do tiêu chảy kéo dài dẫn đến trẻ sẽ trông xanh xao, suy yếu hoặc có thể bị ngất.
  • Viêm loét hệ tiêu hóa: Nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em có thể gây ra viêm loét hệ tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời. Bởi nó gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày và trực tràng của trẻ.
  • Thủng ruột: Tình trạng viêm loét kéo dài khiến các vết loét ngày càng sâu, gây nên thủng ruột. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất vì cần phải phẫu thuật cắt bỏ để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.

4. Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nhanh hồi phục

Một vài cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa dưới đây sẽ có thể hỗ trợ trẻ cải thiện tình trạng sức khỏe đường tiêu hóa.

4.1 Bù nước, bù điện giải đầy đủ

Khi nhiễm trùng đường ruột trẻ em có thể bị tiêu chảy, gây mất nước và các chất điện giải. Vì vậy, việc bù nước và điện giải cực kỳ quan trọng. Các mẹ nên cho trẻ bù nước bằng việc uống nước sôi để nguội, nước oresol đúng cách (đúng tịnh lượng và ml nước) hoặc có thể cho trẻ uống nước trái cây.

4.2 Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ

  • Với trẻ bú mẹ, mẹ nên tăng thời gian cho bé bú nhưng phải chia nhỏ cữ bú ra để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu trẻ không bú được hoặc mệt dẫn đến không bú, mẹ có thể vắt sữa mẹ cho bé ăn bằng thìa.
  • Với trẻ ăn dặm, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn của trẻ và lựa chọn thực phẩm phù hợp. Các mẹ cần lưu ý chọn cho trẻ các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, sữa, nước trái cây, để vừa giúp bé vừa dễ tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất, vừa có thể đa dạng món hàng ngày và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. 

nhiễm trùng đường ruột ở trẻ-3

Dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa vàng giúp trẻ nhanh chóng hồi phục hệ tiêu hóa

Ba mẹ cần lưu ý rằng kiêng khem quá mức trong ăn uống khi trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa có thể làm cho thời gian hồi phục sức khỏe của trẻ lâu hơn. Do đó, cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột tốt nhất là mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, và có thể xin ý kiến bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.

4.3 Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em. Những loại thuốc có thể kể đến như Cotrimoxazol, kháng sinh nhóm imidazole,… Lưu ý, phụ huynh không tự ý cho trẻ uống thuốc, chỉ sử dụng khi đã được khám, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng thuốc, cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định.

4.4 Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bệnh trở nặng

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của trẻ. Khi trẻ có những triệu chứng sau cần đưa trẻ đến ngay Trung tâm Y tế:

  • Trẻ tiêu chảy liên tục (5-6 lần/giờ) kèm sốt. 
  • Không tiểu hoặc tiểu cực ít. 
  • Có dấu hiệu nôn mửa nhiều. 
  • Vã mồ hôi, tay chân lạnh. 
  • Không ăn uống được hoặc bỏ bú.

5. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột trẻ em

Để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Vì thế việc quan trọng là cha mẹ cần đảm bảo môi trường sống của bé sạch sẽ, đồ chơi, sàn nhà được khử khuẩn thường xuyên.
  • Cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất trong mỗi bữa ăn gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, thức ăn cần được chế biến chín kỹ và nấu sôi, thực phẩm phải được rửa kỹ với nước, và không để đồ tươi sống cạnh thực phẩm đã được nấu chín.
  • Tập cho bé thói quen không ăn chung, uống chung với người khác, đặc biệt là ở trường học. Bởi virus, vi khuẩn có thể lây lan qua việc tiếp xúc và ăn uống. Cả gia đình cần phải luôn rửa tay thật sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chạm vào vật nuôi, và trước khi chế biến thức ăn.
  • Không cho trẻ sử dụng các sản phẩm sữa, sữa chua, nước trái cây chưa qua tiệt trùng. Đặc biệt, thực phẩm trong tủ lạnh cần được bảo quản đúng cách, thực phẩm tươi sống không để chung với thực phẩm ăn trực tiếp.
  • Khi du lịch cha mẹ cần chuẩn bị nước suối, nước tinh khiết đóng chai để vệ sinh cá nhân và nấu ăn. Ăn các quán ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh các quán ăn lề đường. 

Ngoài các cách trên, chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh cũng là giải pháp giúp con hạn chế gặp các vấn đề về đường ruột. Trong đó, cho bé yêu dùng sữa công thức mát lành, êm dịu với hệ tiêu hóa là một gợi ý giúp chiếc bụng của con khỏe mạnh. 

Friso Gold có nguồn đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ chỉ trải qua một lần xử lý nhiệt duy nhất, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, hạn chế bị táo bón và nhiều vấn đề đường ruột khác. Sản phẩm còn giúp bảo vệ đường ruột, từ đó hỗ trợ bé hấp thu dưỡng chất nhanh chóng nhờ chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides. Không chỉ vậy, sữa còn có hương vị thanh nhạt tự nhiên, giúp bé dễ dàng làm quen và uống sữa ngon miệng. 

nhiễm trùng đường ruột ở trẻ

Friso Gold với nguồn sữa mát lành nhập khẩu từ Hà Lan và các dưỡng chất, hỗ trợ bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh các dưỡng chất.

MUA SẢN PHẨM TẠI

 

6. Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh nhiễm trùng đường ruột trẻ em và lời giải:

1. Bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em có lây không?

Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có nguy cơ lây lan từ người này sang người khác. Do đó, phụ huynh không nên cho trẻ tiếp xúc với người đang bị nhiễm trùng đường ruột.

2. Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn trái cây gì?

Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn những loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột như chuối, cam, việt quất,...

3. Biểu hiện nhiễm trùng đường ruột ở trẻ là gì?

Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột thường có những triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, quấy khóc… Ngoài ra, trẻ cũng trở nên chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí là bỏ ăn, người mệt mỏi…

Bệnh nhiễm trùng đường ruột trẻ em gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh luôn là điều cần thiết. Ba mẹ hãy giúp bé yêu có chiếc bụng khỏe để tạo hàng rào bảo vệ, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Xem thêm

 

Nguồn tham khảo

Mia Armstrong, MD. What to know about gastroenteritis in children. 20 02 2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/gastroenteritis-in-children (Truy cập 16 12 2023).