Trẻ sơ sinh bị ho nguyên nhân do đâu và nên chăm sóc thế nào?
Tác giả: Đặng Hương
Trẻ sơ sinh bị ho, khò khè khiến mẹ lo lắng không biết nguyên do đâu và làm thế nào để khắc phục. Bởi, nếu bé liên tục ho thì có khả năng dẫn đến tình trạng quấy khóc, bỏ bú, ngủ không ngon và sau cùng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển bình thường. Hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu những tác nhân làm cho trẻ bị ho, từ đó có cách xử trí hiệu quả nhất trong từng trường hợp.
1. Tìm hiểu về hiện tượng ho ở trẻ sơ sinh
Ho là một phản xạ tự nhiên nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể hoặc dị vật mắc kẹt tại đường thở ra bên ngoài.
Triệu chứng ho được chia thành 2 loại là:
- Ho khan: Là tình trạng ho nhưng không tiết ra đờm hay chất dịch, kèm theo cảm giác đau rát cổ họng, khàn tiếng.
- Ho có đờm: Là hiện tượng ho đi cùng chất dịch đờm được tống ra khỏi mũi hoặc miệng, có thể kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở…
>> Tìm hiểu: 6 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn tại nhà
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho
Bé sơ sinh bị ho khò khè có thể xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau như:
2.1. Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày (hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược) là tình trạng axit từ trong dạ dày trào ngược lên ống thực quản. Để loại bỏ hết phần dịch gây cản trở đường thở này, cơ thể của trẻ sẽ phản ứng bằng cách ho.
Trẻ sơ sinh dễ mắc tình trạng trào ngược dạ dày vì cấu tạo dạ dày nằm ngang, kích thước nhỏ.
2.2. Dị ứng
Niêm mạc họng của bé sơ sinh khá nhạy cảm nên dễ bị kích ứng mạnh bởi những tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, lông động vật, sợi vải hay phấn hoa. Từ đó có thể gây ra tình trạng ho dị ứng cho trẻ, kèm một số biểu hiện khác như ngứa mũi, hắc xì, đau rát cổ họng…
2.3. Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi, đau họng, sốt nhẹ… có khả năng là vì nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này đến từ các loại virus hoặc vi khuẩn như Adeno, khuẩn phế cầu, Rhino…
2.4. Cảm cúm
Cảm cúm là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm). Mỗi khi bị cảm cúm, mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho, biếng ăn, chảy nước mũi, đau họng…
Thời tiết thay đổi đột ngột có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi, mệt mỏi…
2.5. Bệnh ho gà
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm xuất hiện nhiều nhất ở trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng (hoặc tiêm phòng chưa đủ 3 mũi cơ bản), gây ra bởi vi khuẩn ho gà Bordetella Pertussis. Khi trải qua thời gian ủ bệnh 2 – 10 ngày, bé bắt đầu hắt hơi, sốt nhẹ, sổ mũi… và sau đó 1 – 6 tuần, bệnh sẽ phát triển thành những cơn ho dai dẳng (có thể liên tục trong nhiều giờ đồng hồ).
2.6. Hen suyễn
Hen suyễn (hay còn được gọi là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính) là hiện tượng đường thở bị tắc nghẽn vì phù nề, tăng tiết đờm đột ngột khi gặp phải các tác nhân kích thích. Từ đó dẫn đến triệu chứng em bé sơ sinh bị ho, khò khè, nặng ngực, khó thở…
2.7. Mắc dị vật hoặc dị dạng đường thở
Do trẻ thường có thói quen cho đồ vật cầm nắm được vào miệng nên dễ gặp phải tình trạng mắc kẹt dị vật tại đường thở, khiến bé khó thở và ho khò khè. Ngoài ra, những dị dạng bẩm sinh ở đường thở như sẹo hẹp thanh phế quản, dị dạng nang tuyến phổi, thoát vị cơ hoành… cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị ho, thở khó…
3. Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị ho
Khi thấy bé sơ sinh bị ho khò khè, mẹ nên chủ động tìm cách khắc phục thích hợp để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là 5 cách cho mẹ tham khảo:
3.1. Tăng cữ bú cho trẻ
Nếu trẻ sơ sinh bị ho có đờm, mẹ hãy tăng thêm số lượng cữ bú trong ngày nhằm bổ sung nước cho bé. Qua đó hỗ trợ làm loãng đờm để trẻ đẩy chất dịch ra ngoài dễ dàng hơn và hạn chế cảm giác đau, khô mũi.
3.2. Chọn sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa
Trẻ bị ho khò khè liên tục sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và ăn uống không ngon miệng bởi cổ họng khô rát. Vì thế, bé có thể đối mặt với nguy cơ tăng cân chậm, thiếu hụt dưỡng chất.
Lúc này, nếu trẻ đang sử dụng sữa công thức, mẹ cân nhắc lựa chọn cho con yêu dòng sữa có hương vị thanh nhạt, hợp khẩu vị và chứa thành phần đạm sữa mềm, dễ tiêu. Nhờ vậy, trẻ dễ dàng làm quen, kích thích vị giác và tiêu hóa khỏe để tăng trưởng kịp đà tiêu chuẩn.
Gợi ý cho mẹ tham khảo Friso Gold và Friso Gold Pro – “Bộ đôi” sữa công thức có bảng thành phần cân đối, khoa học và nhiều ưu điểm nổi bật về hương vị, dưỡng chất. Cụ thể:
Với Friso Gold, trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ, tự nhiên. Đồng thời, bé yêu cũng êm bụng, êm giấc chính nhờ đạm sữa mềm, dễ tiêu đó. Thêm nữa, mẹ còn nhận thấy con nhanh thích ứng với sữa mới, uống ngon miệng hơn hẳn vì sản phẩm sở hữu hương vị thanh nhạt tự nhiên, không chứa đường sucrose.
Lựa chọn Friso Gold với đạm mềm nhỏ tự nhiên, trẻ có điều kiện tăng trưởng khỏe mạnh, ít mắc phải bệnh vặt.
Còn về Friso Gold Pro, bé không chỉ có “chiếc bụng khỏe”, đi ngoài khuôn phân tốt nhờ kế thừa các đặc tính nổi bật của Friso Gold về thành phần đạm sữa; mà còn được tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên nhờ BioPro+. Hệ dưỡng chất BioPro+ gồm HMO, GOS, Probiotics giúp tăng lượng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó bé khỏe mạnh từ bên trong và ít bị ốm vặt hơn.
> Mẹ có thể đặt mua Friso Gold Pro TẠI ĐÂY.
Friso Gold Pro hỗ trợ trẻ nâng cao sức đề kháng nhờ sở hữu hệ dưỡng chất BioPro+.
Bổ sung sữa tăng sức đề kháng cho trẻ là việc làm cần thiết trong những năm đầu đời, nhằm cung cấp đầy đủ kháng thể cho cơ thể bé khỏe mạnh. Nhờ đó có thể chống chọi với các tác nhân gây bệnh và phát triển toàn diện. Để…
3.3. Làm sạch mũi với nước muối sinh lý
Triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi… xuất hiện mỗi khi trẻ bị cảm cúm không chỉ khiến bé yêu khó thở bình thường bằng đường mũi, mà còn có thể gây chảy dịch mũi sau (tức hiện tượng chất nhầy ở mũi chảy ngược xuống cuống họng gây ho có đờm). Do vậy, mẹ hãy chủ động vệ sinh mũi cho con sạch sẽ để đường thở thông thoáng bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ 2 – 3 giọt vào lỗ mũi bé, thực hiện vài lần trong ngày.
3.4. Đảm bảo độ ẩm trong phòng
Khi độ ẩm không khí thấp, cổ họng của bé dễ bị kích ứng hơn. Vì thế, duy trì độ ẩm ổn định trong không gian nhà giúp trẻ sơ sinh bị ho cảm thấy dễ chịu. Cách bổ sung độ ẩm đơn giản nhất là mẹ cùng bé xông hơi nóng thêm chút tinh dầu sả chanh hay bạc hà trong phòng tắm khoảng 10 – 15 phút.
3.5. Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, chỗ ngủ của trẻ
Nhằm hạn chế cổ họng bị kích ứng mạnh bởi những tác nhân từ môi trường, mẹ nên thường xuyên tổng vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là khu vực ngủ của trẻ. Bên cạnh đó, nếu con có dấu hiệu dị ứng với một số yếu tố nhất định như lông động vật hay phấn hoa thì mẹ hãy hạn chế cho bé tiếp xúc với chúng.
4. Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu trẻ ho nhẹ và vẫn bú sữa tốt, tăng cân bình thường thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị ho, khò khè kéo dài, kèm biểu hiện sút cân nhanh, chán bú, thở nhanh, sốt cao… thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để thăm khám và đưa ra hướng chữa trị thích hợp.
Hy vọng thông tin từ bài viết giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho khò khè. Từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe của con để bé phát triển khỏe mạnh, đạt đà tăng trưởng tiêu chuẩn.