Kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ: Hiểu đúng để chăm sóc con tốt hơn
Tác giả: Huỳnh Uyên
Có không ít phụ huynh nhầm lẫn giữa kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên kém hiệu quả, các triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Để phân biệt được kiết lỵ và tiêu chảy, mẹ cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tiêu chảy và kiết lỵ ở trẻ – Có gì khác nhau?
Tình trạng kiết lỵ khác tiêu chảy ở những điểm như sau:
1.1. Khái niệm
Cả tiêu chảy lẫn kiết lỵ đều ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của trẻ. Cụ thể, tiêu chảy là tình trạng phân lỏng được thải ra từ trực tràng khi đi vệ sinh. Còn kiết lỵ là tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiều nước và có lẫn máu.
Kiết lỵ với tiêu chảy có điểm chung là đi tiêu phân lỏng, nhưng tính chất phân của kiết lỵ có phần bất thường hơn.
1.2. Triệu chứng
Cả kiết lỵ lẫn tiêu chảy đều có các triệu chứng tương tự nhau nên mẹ dễ nhầm lẫn. Dưới đây là các triệu chứng cụ thể:
Triệu chứng tiêu chảy:
- Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
- Đau bụng dữ dội.
- Nôn trớ đột ngột.
- Mệt mỏi.
- Chán ăn.
- Sốt cao.
- Đổ nhiều mồ hôi.
Triệu chứng kiết lỵ:
- Trẻ đi đại tiện nhiều lần, thậm chí không muốn rời bồn cầu hoặc đòi ngồi bô liên tục vì cảm thấy mót rặn.
- Bụng sẽ quặn đau mỗi lần đại tiện.
- Phân ít, dạng lỏng, có lẫn với dịch nhầy, máu tươi và bọt hơi.
- Trẻ khó chịu và quấy khóc mỗi khi đi đại tiện.
- Sốt.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Trẻ sụt cân nhanh chóng.
1.3. Nguyên nhân
Để phân biệt tình trạng kiết lỵ và tiêu chảy, mẹ cần lưu ý đến nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân của tiêu chảy:
- Dị ứng thực phẩm.
- Sử dụng thuốc.
- Các vấn đề về đường tiêu hóa.
- Nhiễm ký sinh trùng.
- Hội chứng ruột kích thích.
Nguyên nhân của kiết lỵ:
Tình trạng kiết lỵ xuất hiện là do các vi khuẩn Shigella, Salmonella, Escherichia coli, Campylobacter xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Một số tình huống khiến con tiếp xúc với các vi khuẩn gồm có:
- Không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Bé chạm vào các bề mặt đã bị nhiễm vi khuẩn, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.
- Ăn thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hoặc uống nước hồ hoặc sông khi bơi.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh kiết lỵ do hệ thống miễn dịch và lợi khuẩn đường ruột còn yếu.
1.4. Biến chứng
Tiêu chảy và kiết lỵ nếu không sớm điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các biến chứng của tiêu chảy, kiết lỵ mẹ cần biết:
Biến chứng tiêu chảy:
- Mất nước nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp bù nước.
- Suy dinh dưỡng.
- Nhiễm trùng huyết.
Biến chứng kiết lỵ:
- Sa hậu môn.
- Viêm đa dây thần kinh.
- Hội chứng viêm kết niệu đạo.
- Rối loạn chức năng vận động của ruột.
- Thủng ruột.
- Xuất huyết tiêu hóa.
1.5. Cách chăm sóc và điều trị
Tùy theo tình trạng trẻ gặp phải là kiết lỵ hay tiêu chảy mà mẹ áp dụng cách chăm sóc phù hợp.
- Tiêu chảy: Thông thường tiêu chảy sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên, trong thời gian bị bệnh mẹ nên bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ để tránh mất nước.
- Kiết lỵ: Ngay khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh kiết lỵ, mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để theo dõi và điều trị. Điều này nhằm tránh tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng và trở thành bệnh dịch lây lan cho cộng đồng.
Ngoài ra, với những trẻ ăn dặm bị kiết lỵ hoặc tiêu chảy mẹ nên:
- Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no.
- Cho con ăn các thực phẩm như gạo nếp, gạo tẻ, đậu hũ non, đậu nành,… để dễ tiêu, hạn chế đi ngoài phân lỏng.
- Chọn những món ăn nhạt, loãng, ít đạm và dầu mỡ để hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng.
Mẹ nên cho trẻ bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ ăn thực phẩm mềm, lỏng để tiêu hóa dễ dàng hơn.
2. Cách ngăn ngừa tiêu chảy và kiết lỵ ở trẻ
Sau khi đã biết cách phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy, để ngăn ngừa trẻ gặp phải hai tình trạng này, mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:
- Mẹ và trẻ nên rửa tay thường xuyên với xà phòng để ngăn ngừa vi khuẩn.
- Cho trẻ ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không cho bé ăn thức ăn để lâu ngày hay bị ôi thiu.
- Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.
- Luôn sử dụng nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, không gian nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
- Hạn chế cho trẻ đến những nơi có dịch bệnh kiết lỵ hay tiêu chảy.
- Cho trẻ dùng sữa tốt cho hệ tiêu hóa, công thức giàu chất xơ giúp tăng sức khỏe đường ruột của trẻ.
Hiện nay, Friso Gold là sản phẩm được nhiều mẹ lựa chọn cho con sử dụng bởi nhiều ưu điểm vượt trội về thành phần và hương vị. Cụ thể, Friso Gold chứa đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên được bảo toàn hơn 90% nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), hỗ trợ trẻ tiêu hóa dễ dàng, đi ngoài phân mềm xốp, hạn chế tiêu chảy, táo bón,…
Kết hợp chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp tăng sức khỏe đường ruột, trẻ hấp thu nhanh và phát triển khỏe mạnh hơn. Đi cùng là nguồn sữa mát chất lượng cao nhập khẩu 100% từ Hà Lan, êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt, giúp con êm bụng và ngủ ngon giấc hơn.
Friso Gold có hệ dưỡng chất ưu việt, giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tối đa.
Bài viết trên là thông tin hữu ích về cách phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã có thể nhận biết được 2 tình trạng này cũng như biết cách chăm sóc con yêu để trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Một số câu hỏi thường gặp
Để hiểu hơn về tình trạng kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ cũng như có cách chăm sóc phù hợp giúp con mau khỏi bệnh, mời phụ huynh cùng tham khảo nội dung dưới đây:
1. Trẻ bị kiết lỵ và tiêu chảy nên ăn gì?
2. Trẻ bị kiết lỵ và tiêu chảy phải làm sao?
3. Có nên cho trẻ bị tiêu chảy và kiết lỵ uống sữa không?
4. Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị kiết lỵ và tiêu chảy?
5. Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi bị kiết lỵ và tiêu chảy?
Nguồn tham khảo
- MedBroadcast. Dysentery. https://medbroadcast.com/condition/getcondition/dysentery (đã truy cập 05 12 2023).
- NCBI. Dysentery in Children. 09 2021. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8542808/ (đã truy cập 05 12 2023).
- Hopkinsmedicine. Diarrhea in Children. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/diarrhea-in-children (đã truy cập 05 12 2023).
- Wendy C. Fries. Diarrhea in Children: Causes and Treatments. 14 11 2022. https://www.webmd.com/children/diarrhea-treatment (đã truy cập 05 12 2023).