Trẻ sơ sinh bị sổ mũi: Mẹ nên xử lý thế nào?
Tác giả: Đặng Hương
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè có thể là biểu hiện của bệnh lý về đường hô hấp. Khi gặp trẻ gặp tình trạng này, mẹ thường khá lo lắng và không biết cách xử trí như thế nào. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa trường hợp này.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh sổ mũi
Bé sơ sinh bị sổ mũi có thể kèm theo nghẹt mũi hoặc hắt hơi. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do:
1.1. Cảm lạnh
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non nớt, vì vậy con có nguy cơ nhiễm lạnh cao hơn so với người lớn. Cảm lạnh khiến trẻ chảy nước mũi trong, ho, nghẹt mũi cùng kèm theo nhiều dấu hiệu khác.
Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi có thể là do nguyên nhân con đang bị cảm lạnh.
1.2. Cảm cúm
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị mắc bệnh cảm cúm. Theo đó, trẻ có thể bị nhiễm virus cúm qua người thân, người chăm sóc, đồ chơi, thức ăn, bạn bè,… Ngoài dấu hiệu sổ mũi, thì cảm cúm còn khiến trẻ cảm thấy nghẹt mũi, mệt mỏi, ho, khó thở,…
1.3. Dị ứng
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè mà cha mẹ cần quan tâm. Sở dĩ trẻ sơ sinh dễ bị dị ứng là bởi con mẫn cảm với môi trường sống xung quanh. Do đó khi thời tiết thay đổi, hay khi tiếp phấn hoa, bụi bẩn,… con rất dễ xuất hiện tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi.
1.4. Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Khoang mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ và hẹp. Vì vậy khi niêm mạc mũi sản xuất lượng lớn chất nhầy, nếu trẻ không thể tống ra ngoài hết thì có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus trú ngụ. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể phát triển và khiến trẻ bị sổ mũi thường xuyên, nghẹt mũi và thở khò khè.
2. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi nên xử lý thế nào?
Khi gặp tình trạng chảy nước mũi ở trẻ sơ sinh thì mẹ có thể giảm các triệu chứng bằng cách sạch mũi cho trẻ.
2.1. Làm sạch mũi với nước muối sinh lý
Nếu mẹ quan sát trong mũi trẻ đang có dịch nhầy khô bị tích tụ nhiều thì có thể đặt con nằm xuống. Sau đó cẩn thận nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ. Đợi đến khi nước muối làm mềm chất dịch, mẹ dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi bong ra và lấy khăn mềm lau đi. Điều này giúp làm loãng dịch mũi, kích thích trẻ hắt hơi tống chất nhầy ra ngoài khiến mũi bé cảm thấy thông thoáng, thoải mái.
2.2. Hút dịch mũi
Với trường hợp bé sơ sinh bị chảy nước mũi nhiều và đặc, mẹ có thể nhỏ nước muối trước sau đó dùng dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất dịch bên mũi của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên thực hiện thao tác hút mũi cho bé thường xuyên vì có thể làm mất đi dịch nhầy bảo vệ đường hô hấp và tạo áp lực lên niêm mạc mũi của trẻ.
Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ có thể dùng các dụng cụ để hút dịch nhầy trong mũi trẻ ra.
2.3. Cho trẻ nằm cao đầu hoặc bế thẳng đứng
Việc cho trẻ nằm cao đầu hoặc bế thẳng đứng giúp trẻ dễ thở hơn, đồng thời kích thích trẻ hắt hơi, ói để tống bớt dịch nhầy ra ngoài. Điều này giúp đường thở của trẻ được thông thoáng và thoải mái.
2.4. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Nếu trẻ bị sổ mũi ở thể nhẹ, các triệu chứng không quá nghiêm trọng thì mẹ có thể áp dụng các cách trên. Tuy nhiên, trường hợp trẻ sổ mũi kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng như ho, sốt, bỏ bú, ngủ nhiều,… thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị.
3. Cách phòng ngừa tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số cách giúp mẹ phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh hắt hơi sổ mũi hiệu quả, cụ thể là:
3.1. Cho trẻ bú mẹ đủ cữ
Khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi mẹ nên tăng số cữ bú, thời gian ở mỗi cữ bú và đảm bảo trẻ bú đủ giúp con được bổ sung đủ dưỡng chất để chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời việc bú đủ cữ còn giúp trẻ được cung cấp đủ nước hỗ trợ làm loãng dịch nhầy ở khoang mũi, từ đó con thở thoải mái, ngủ sâu và bú nhiều hơn.
3.2. Lựa chọn sữa êm dịu với hệ tiêu hóa và tăng cường đề kháng
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh sổ mũi là sức đề kháng của trẻ yếu ớt, chưa phát triển hoàn thiện. Để có thể tăng cường đề kháng tự nhiên cho trẻ, các mẹ có thể chọn loại sữa êm dịu với hệ tiêu hóa của con giúp con hấp thu tốt các dưỡng chất, phát triển khỏe mạnh. Gợi ý đến mẹ sữa Friso Gold và Friso Gold Pro là dòng sữa được nhiều mẹ bỉm tin chọn trong hỗ trợ nuôi dưỡng cho trẻ hệ tiêu hóa mạnh khỏe.
Friso Gold hỗ trợ trẻ tiêu hóa và hấp thụ nhanh các dưỡng chất từ sữa, hạn chế các vấn đề về đường tiêu hóa nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn 90% đạm sữa mềm, dễ tiêu, ít biến tính. Cùng với đó, cấu trúc đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên rất “thân thiện” với hệ tiêu hóa của trẻ, giúp con êm bụng, êm giấc, ngủ sâu và ít quấy khóc giúp mẹ an tâm. Vị sữa thanh nhạt, tự nhiên giúp trẻ dễ dàng uống sữa Friso Gold ngon miệng hơn nhờ thành phần không chứa đường sucrose. Các mẹ có thể mua sữa Friso Gold đảm bảo nguồn gốc xuất xứ TẠI ĐÂY.
Friso Gold có đạm sữa mềm mịn, tự nhiên giúp trẻ hấp thu dễ dàng các dưỡng chất.
Friso là một trong những thương hiệu sữa được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn cho bé yêu nhà mình. Tuy nhiên, thực sự sữa Friso có tốt không? Sữa hỗ trợ bé phát triển như thế nào? Mời bố mẹ cùng đánh giá chi tiết…
Ngoài kế thừa các đặc tính nổi bật của Friso Gold như đạm sữa mềm, dễ tiêu hỗ trợ trẻ tiêu hóa khỏe mạnh, cùng với đó là vị sữa tự nhiên, thanh nhạt giúp bé dễ dàng làm quen với sữa hơn, thì Friso Gold Pro còn được cải tiến hỗ trợ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên cho trẻ nhờ hệ dưỡng chất BioPro+. Theo đó, hệ dưỡng chất này bao gồm HMO, GOS, Probiotics giúp tăng số lượng vi sinh vật trong hệ tiêu hóa, kích thích lợi khuẩn phát triển, từ đó nuôi dưỡng hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ.
Không những thế, Friso Gold Pro còn được nhập khẩu nguyên lon, nguyên kiện từ Hà Lan, giúp mẹ an tâm về chất lượng sản phẩm. Để mua sản phẩm Friso Gold Pro chính hãng, đảm bảo chất lượng, các mẹ có thể mua hàng nhanh chóng TẠI ĐÂY.
Sữa Friso Gold Pro giúp tăng cường đề kháng tự nhiên cho trẻ nhờ hệ dưỡng chất mới BioPro+.
Thương hiệu sữa Friso với hơn 140 năm kinh nghiệm trên thị trường sữa bầu và sữa cho bé, luôn chiếm ưu thế được nhiều người trên thế giới và các bà mẹ Việt Nam tin dùng. Vậy hãy tìm hiểu xem sữa Friso được sản xuất như thế nào?…
3.3. Cung cấp đủ 4 nhóm chất khi trẻ ăn dặm
Đối với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), ngoài sữa, các mẹ nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất gồm tinh bột, đạm (protein), chất béo và vitamin, khoáng chất vào bữa ăn của trẻ. Từ đó giúp con được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, cơ thể khỏe mạnh và tăng cường đề kháng hiệu quả.
3.4. Giữ ấm cho trẻ
Để có thể ngăn ngừa bệnh cảm lạnh khiến bé sơ sinh sổ mũi, mẹ nên giữ ấm cho trẻ kỹ lưỡng, đặc biệt là vùng cổ và ngực của bé. Mẹ có thể dùng khăn quàng cổ, quấn khăn lông mềm cho trẻ, mặc áo ấm,… để giữ ấm cho con vào mùa thu đông.
3.5. Đảm bảo không gian sống sạch sẽ
Không gian sống của gia đình, đặc biệt là phòng, khu vui chơi và ăn uống của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên, không khí thoáng đãng, đủ độ ẩm,… giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến trẻ.
3.6. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh
Khi trong nhà có người bị ho, sổ mũi, cảm lạnh, cúm,… mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh bởi trẻ có thể dễ bị lây nhiễm. Ngoài ra, nếu gia đình có nuôi thú cưng như chó, mèo,… thì không nên cho trẻ ôm chúng, vì lông của động vật có thể làm con bị dị ứng gây nên tình trạng sổ mũi.
3.7. Chú ý tiêm phòng cho trẻ
Trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé đi tiêm phòng vắc xin ngừa cảm cúm giúp trẻ có kháng thể chống lại các tác nhân gây hại. Mặc khác, nếu trẻ chưa đủ tuổi, các mẹ có thể tiêm phòng vắc xin cảm cúm, các kháng thể sẽ theo sữa vào cơ thể của trẻ giúp con có thể sinh ra kháng thể ngừa bệnh.
>> Xem chi tiết: Lịch tiêm chủng cho bé cha mẹ cần nắm rõ
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, giải pháp xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè. Mong rằng qua bài viết này, mẹ có thể biết cách xử trí nhanh chóng khi trẻ gặp tình trạng sổ mũi giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, khỏe mạnh và tự do khám phá.