Trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển và cách chăm sóc

Tác giả: Huỳnh Uyên

Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi về khả năng vận động, nhận thức và giao tiếp với thế giới xung quanh. Vậy trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì? Bố mẹ cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Bố mẹ nên biết trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì để tạo điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện. Dưới đây là các mốc phát triển của trẻ: 

1.1. Thể chất

Khi trẻ bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, chiều cao và cân nặng của con sẽ không ngừng tăng lên. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình trẻ gái 6 tháng tuổi cao 65,7cm và nặng 7,2kg. Còn trẻ trai sẽ cao khoảng 67,6cm và nặng gần 7,9kg.

Đi cùng sự tăng trưởng này, trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu biết cách phối hợp tay mắt tốt hơn. Theo đó, các kỹ năng vận động của trẻ dần được cải thiện thông qua các hành động như dùng tất cả các ngón tay để nắm đồ vật nhỏ, tự ngồi mà không cần bố mẹ hỗ trợ… Giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu vận động nhiều hơn, không còn nằm yên như trước.

trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì

Trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầu biết điều khiển tất cả các ngón tay để giữ những vật nhỏ.

>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và gái

1.2. Nhận thức

Sự phát triển nhận thức bao gồm trí thông minh và khả năng tư duy của trẻ 6 tháng tuổi sẽ khiến bố mẹ bất ngờ. Trẻ sẽ bắt đầu tò mò, muốn chạm, giữ và cảm nhận mọi vật xung quanh. 

1.3. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố khiến bố mẹ bất ngờ trong giai đoạn 6 tháng tuổi đấy. Điều này thể hiện qua cách trẻ bập bẹ để tạo ra các âm thanh khác nhau như u, a, ơ để đáp lại khi có người nói chuyện cùng hay các âm thanh thể hiện sắc thái cảm xúc như ê, a để biểu hiện nhu cầu của bản thân.

1.4. Giấc ngủ

Hệ thần kinh của trẻ 6 tháng tuổi đang dần hoàn thiện hơn. Sự phát triển này cho phép trẻ ngủ trong khoảng 6 hoặc 8 giờ nên con có thể không thức giấc vào ban đêm. Trong lúc ngủ, trẻ có thể tự lật người để có tư thế thoải mái và ngủ sâu giấc hơn.

bé 6 tháng tuổi biết làm gì

Trẻ 6 tháng tuổi đã biết tự lật người để có tư thế ngủ thoải mái.

1.5. Giác quan

Một yếu tố tiếp theo giải đáp cho thắc mắc trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì là sự phát triển của các giác quan. Ở giai đoạn này, trẻ không chỉ thích chạm, cảm nhận các kết cấu đồ vật khác nhau mà con còn thích nghe bố mẹ nói chuyện bằng âm điệu nhẹ nhàng. Đồng thời, bé cũng cảm thấy thích thú với những món đồ chơi có kích thước lớn, sáng và ấn tượng.

1.6. Cảm xúc

Sự phát triển về cảm xúc giúp trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì? Lúc này, trẻ sẽ phát triển nhiều biểu cảm khác nhau nhằm biểu thị cảm xúc, nhu cầu của bản thân. Đồng thời, con yêu cũng bắt đầu nhận biết được gương mặt người thân, điều này thể hiện ở việc trẻ thoải mái, thích thú và không quấy khóc khi được chơi cùng những người quen thuộc.

2. Những lưu ý cần biết khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

Để chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi được tốt nhất, mẹ hãy chú ý 3 yếu tố sau:

2.1. Chế độ dinh dưỡng

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể cho con bắt đầu làm quen với ăn dặm. Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mẹ nên phối hợp đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn bao gồm các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, vitamin A, C, D và axit béo Omega-3 (rau xanh, chuối, cà chua, dâu tây, thịt…)

Mặc dù trẻ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm, nhưng nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Với trẻ bú mẹ, mẹ nên duy trì cho con bú sữa. Còn với trường hợp trẻ uống sữa công thức (do mẹ không đủ sữa), mẹ nên ưu tiên chọn sữa có đạm mềm, nhỏ, dễ tiêu hóa và hấp thụ. Các dòng sữa công thức tốt cho bé mang đến hệ dưỡng chất cân đối, hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ; sữa chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides bảo vệ sức khỏe đường ruột, hỗ trợ bé hấp thu dưỡng chất nhanh chóng, đạt mức phát triển tối đa.

Ngoài ra, các sữa còn có bổ sung HMO (dưỡng chất quý có trong sữa mẹ) và chất xơ PureGOS hỗ trợ con tiêu hóa khỏe, hấp thụ nhanh để bé có một sức khỏe ổn định, hạn chế mắc bệnh vặt.

>> Tham khảo thêm: Dòng sữa bột cho bé 6 tháng tuổi

2.2. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ

Với trẻ 6 tháng tuổi, giờ ngủ của con diễn ra dài hơn do đó mẹ không nên đánh thức con dậy để bú thêm sữa hay thay tã. Bên cạnh đó, để con dễ ngủ và ngủ sâu hơn mẹ có thể sắp xếp không gian ngủ với ánh sáng mờ, nhiệt độ mát mẻ và ít tiếng động nhé!

Trẻ sơ sinh khó ngủ - Bố mẹ cần phải làm gì để cải thiện hiệu quả?

Trẻ sơ sinh khó ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhưng nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, cảm xúc và tinh thần của bé sau này. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bé khó ngủ và…

2.3. Hoạt động thích hợp cho trẻ 6 tháng tuổi

Nhằm kích thích sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các mẹo sau:

  • Cho trẻ tập rướn người: Đây là mẹo giúp trẻ phối hợp mắt và tay tốt hơn. Bố mẹ nên cho đặt các đồ chơi ngoài với để trẻ thực hiện động tác này.
  • Cho bé nằm sấp: Hãy cho trẻ nằm sấp trong khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày nhằm giúp con tăng cường cơ bắp và vận động nhanh nhẹn hơn.
  • Hoạt động ngoài trời: Bố mẹ hãy đưa trẻ đi dạo quanh khu phố, công viên hay trong vườn để giúp kích thích thị lực của con.
  • Khuyến khích bé trò chuyện: Phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện với trẻ bằng giọng nói êm dịu để kích thích bé đáp lại. Điều này sẽ giúp con phát triển tối đa các kỹ năng giao tiếp cũng như xã hội.

trẻ 6 tháng làm được những gì

Trò chuyện thường xuyên với bé sẽ giúp con cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

3. Khi nào bé 6 tháng cần gặp bác sĩ?

Bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau đây:

  • Không phản ứng với bất kỳ những tiếng động nào xung quanh.
  • Trẻ im lặng, ít phát ra các âm thanh bập bẹ đúng tháng tuổi.
  • Không nhận thức được người quen và người lạ mặt.
  • Trẻ chưa cứng cổ và không thể tự ngồi được.

Những biểu hiện này có thể là do trẻ đang gặp phải các vấn đề liên quan đến thính giác, chậm phát triển. Cho nên, phụ huynh hãy cho con đi khám sớm để có giải pháp kịp thời.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì. Nhìn chung, sự phát triển của mỗi trẻ sẽ khác nhau nên bố mẹ cần quan sát và theo dõi trẻ, đồng thời có hướng xử lý kịp thời nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường.

Xem thêm