Chi tiết lịch tiêm chủng cho bé cha mẹ cần nắm rõ

Tác giả: Đặng Hương

Ngay từ những tháng đầu đời, bé yêu của mẹ cần được tiêm phòng để ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm gây hại cho sức khỏe. Vì thế, nếu mẹ vẫn chưa nắm rõ lịch tiêm chủng cho bé từ 0-12 tuổi thì hãy tham khảo bài viết ngay sau đây nhé!

1. Lợi ích việc tiêm phòng cho trẻ

Đề kháng của trẻ nhỏ vẫn còn yếu kém, rất dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Trong khi môi trường xung quanh thường có nhiều mầm bệnh phát triển và lây lan, đặc biệt là một số bệnh khó điều trị, để lại di chứng nguy hiểm hoặc dẫn đến tử vong.

Vì thế, tiêm phòng là cách hữu hiệu giúp trẻ tăng cường kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, tiêm phòng cũng giúp xây dựng miễn dịch cộng đồng, từ đó hạn chế tỷ lệ lây lan bệnh tật cho trẻ nhỏ.

2. Tổng hợp tất cả các mũi tiêm phòng cho trẻ

Sau đây là các mũi tiêm phòng cho trẻ mà mẹ cần nắm rõ:

  • Tiêm phòng thủy đậu.
  • Tiêm phòng 3 bệnh: Sởi, quai bị và rubella.
  • Tiêm phòng viêm gan A, A+B.
  • Tiêm phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C.
  • Tiêm phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa.
  • Tiêm phòng virus Rotavirus.
  • Tiêm phòng cảm cúm.
  • Tiêm phòng dại.
  • Tiêm phòng thương hàn.
  • Tiêm phòng ung thư cổ tử cung (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên).

lịch tiêm chủng cho bé

Mẹ cần nắm rõ các mũi vắc xin trẻ cần tiêm từ khi mới sinh cho đến năm 12 tuổi.

2. Các mốc thời gian tiêm phòng cho trẻ mẹ cần lưu ý

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Mẹ cùng tham khảo lịch tiêm chủng quốc gia cho trẻ như sau:

2.1 Trẻ sơ sinh

Theo lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, mẹ cần cho con tiêm đủ các mũi bao gồm:

  • Vắc xin phòng ngừa viêm gan B: Tiêm mũi 1 trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
  • Vắc xin phòng bệnh lao: Trẻ dưới 1 tuổi được hướng dẫn tiêm khi trẻ đủ 28 ngày tuổi.

2.2 Trẻ từ 2 tháng tuổi

Khi trẻ được 2 tháng tuổi, mẹ cho con tiêm phòng các loại vắc xin sau đây:

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1 phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn HIB: Trẻ tiêm mũi 1.
  • Vắc xin phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota: Trẻ uống lần 1.
  • Vắc xin phế cầu phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu như viêm màng não, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác: Trẻ tiêm mũi 1.

2.3 Trẻ 3 tháng tuổi

Đến tháng tuổi thứ 3, trẻ cần được tiêm các mũi sau đây:

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1 phòng ngừa các bệnh ho gà, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn HIB: Trẻ tiêm mũi 2.
  • Vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota: Trẻ uống lần 2.

2.4 Trẻ 4 tháng tuổi

Với trẻ 4 tháng tuổi, mẹ lưu ý cho con tiêm đủ các mũi sau đây:

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn HIB: Trẻ tiêm mũi 3.
  • Vắc xin phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota: Trẻ uống lần 3.
  • Vắc xin phế cầu phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu như viêm màng não, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác: Trẻ tiêm mũi 2.

2.5 Trẻ 6 tháng tuổi

Mẹ thực hiện lịch tiêm chủng cho trẻ 6 tháng với các mũi bao gồm:

  • Vắc xin phòng ngừa cúm: Trẻ tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng.
  • Vắc xin phế cầu phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu như viêm màng não, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác: Trẻ tiêm mũi 3.
  • Vắc xin phòng ngừa viêm não mô cầu BC: Trẻ tiêm mũi 1.

2.6 Trẻ 9 tháng tuổi

Với trẻ 9 tháng tuổi, mẹ cho con tiêm đầy đủ và đúng lịch các mũi sau đây:

  • Vắc xin phòng ngừa viêm não mô cầu BC: Trẻ tiêm mũi 2.
  • Vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản: Trẻ tiêm mũi 1.
  • Vắc xin phòng ngừa sởi: Trẻ tiêm mũi 1.

lịch tiêm phòng cho bé

Trẻ 9 tháng tuổi cần được tiêm các mũi phòng ngừa viêm não mô cầu BC, viêm não Nhật Bản và sởi.

2.7 Trẻ 12 tháng tuổi

Mẹ theo dõi lịch tiêm chủng cho bé 12 tháng tuổi với các mũi bao gồm:

  • Vắc xin phế cầu phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu như viêm màng não, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác: Trẻ tiêm mũi 4, cách mũi 3 tối thiểu 6 tháng.
  • Vắc xin phòng ngừa viêm gan A: Trẻ tiêm mũi 1.
  • Vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản. Trẻ tiêm mũi 2, cách mũi 1 ít nhất 1 tuần.
  • Vắc xin phế cầu phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu như viêm màng não, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác: Trẻ tiêm mũi 4.

2.8 Trẻ 15 – 24 tháng tuổi

Với trẻ từ 25 – 24 tháng tuổi, mẹ nắm rõ lịch tiêm phòng của con có các mũi tiêm như sau:

  • Vắc xin phòng bệnh cúm: Trẻ tiêm mũi 3.
  • Vắc xin phòng ngừa viêm gan A: Trẻ tiêm mũi 2.
  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn HIB: Trẻ tiêm mũi 4.

2.9 Trẻ 24 tháng trở đi

Sau đây là lịch tiêm phòng cho bé từ 24 tháng trở đi:

  • Vắc xin phòng ngừa viêm não mô cầu BC: Trẻ tiêm mũi 3.
  • Vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản B: Trẻ tiêm mũi 3.
  • Vắc xin phòng ngừa bệnh thương hàn: Trẻ tiêm 1 mũi duy nhất.
  • Vắc xin phòng ngừa bệnh tả: Trẻ uống 2 liều, mỗi liều cách nhau 2 tuần.
Tiêm chủng cho bé sai lịch (sớm hoặc trễ hơn) có sao không?

Để hiệu quả bảo vệ của vắc xin phát huy tối đa, mẹ nên cho trẻ tiêm chủng đúng lịch. Tuy nhiên, nếu trẻ tiêm trễ hơn lịch hẹn thì vẫn đảm bảo được hiệu quả của vắc xin. Tốt nhất, mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn lịch tiêm bù hoặc có giải pháp khắc phục phù hợp.

3. Một số trường hợp trẻ không nên và hoãn tiêm phòng

Bên cạnh ghi nhớ lịch tiêm chủng của bé, mẹ cũng đừng quên lưu ý các trường hợp trẻ không nên tiêm hoặc cần hoãn tiêm phòng.

3.1 Trường hợp trẻ không nên tiêm phòng

Sau đây là các trường hợp mẹ không nên cho bé tiêm phòng:

  • Trẻ có tiền sử dị ứng nặng, hoặc sốc sau khi tiêm phòng.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch không thể tiêm vắc xin sống.
  • Trẻ có tình trạng suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
  • Trẻ có mẹ nhiễm HIV không được điều trị dự phòng lây truyền nên không được tiêm phòng bệnh lao.
  • Các trường hợp chống chỉ định theo nhà sản xuất vắc xin.

3.2 Trường hợp trẻ hoãn tiêm phòng

Một số trường hợp mẹ nên cho trẻ hoãn tiêm phòng bao gồm:

  • Trẻ có tình trạng suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
  • Trẻ bị bệnh cấp tính nhiễm trùng.
  • Trẻ đang trong quá trình điều trị hoặc vừa kết thúc điều trị Corticoid liều cao, xạ trị hoặc hóa trị trong 14 ngày trước khi chích ngừa phải hoãn tiêm vắc xin sống và vắc xin giảm động lực.
  • Trẻ có bệnh lý bẩm sinh mạn tính cần được bác sĩ khám sàng lọc và thực hiện tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Trẻ sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng trước khi tiêm phòng (loại trừ trường hợp sử dụng kháng huyết thanh viêm gan A, B).

lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 12 tuổi

Phụ huynh cần nắm rõ một số trường hợp trẻ không nên và hoãn tiêm phòng.

4. Mẹ cần lưu ý gì khi đưa ra đi tiêm phòng?

Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

  • Giúp trẻ vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé.
  • Chuẩn bị sổ hoặc phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn trước khi tiêm.
  • Lưu ý các loại vắc xin, thuốc hoặc thức ăn trẻ từng bị dị ứng.

Ngoài ra, sau khi tiêm phòng cho bé, mẹ cũng cần lưu ý:

  • Trẻ có thể bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ. Trường hợp trẻ sốt trên 39 độ C mẹ nên đưa trẻ thăm khám ngay.
  • Trường hợp trẻ sốt nhẹ, tiêu chảy hay suy dinh dưỡng vẫn nên cho trẻ tiêm chủng.
  • Sau 1 tuổi, phụ huynh nên đưa trẻ tiêm phòng nhắc lại theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là lịch tiêm chủng cho bé mà phụ huynh nên ghi nhớ và theo dõi. Bên cạnh thực hiện lộ trình tiêm phòng đúng lịch, mẹ cũng nên có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ hình thành “hàng rào” đề kháng khỏe mạnh. Trong đó, mẹ có thể bổ sung cho trẻ sữa công thức có thành phần êm dịu, dễ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho bé yêu.

Gợi ý đến mẹ sữa Friso® Gold Pro – lựa chọn được nhiều mẹ tin chọn đồng hành cùng bé yêu tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh và đề kháng khỏe mạnh.

Với Friso® Gold Pro, đường ruột của trẻ được hỗ trợ tăng đề kháng tự nhiên nhờ hệ dưỡng chất BioPro+ (gồm HMO, Probiotics, GOS) giúp gia tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi đường ruột của trẻ khỏe mạnh thì hơn 70% tế bào miễn dịch tại đây cũng được nuôi dưỡng tốt, từ đó tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho bé yêu.

lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Sở hữu công thức tiên tiến, sữa Friso® Gold Pro cùng trẻ tăng cường đề kháng tự nhiên, giúp con khỏe mạnh từ bên trong, tự do khám phá thế giới xung quanh.

Đồng thời, mẹ yên tâm trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh nhờ sản phẩm phẩm áp dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần duy nhất giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Cùng với hương vị sữa thanh nhạt, tự nhiên, hạp vị trẻ nhờ công thức không chứa đường sucrose. Ngoài ra, mẹ có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sữa nhập khẩu 100% từ Châu u dựa trên công nghệ TrackEasy được tích hợp trên sản phẩm.

>> Mẹ tìm mua sữa Friso® Gold Pro cho bé yêu TẠI Đ Y nhé.

Xem thêm