Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có sao không?
Tác giả: Đặng Hương
Khi đổi tã cho con, phụ huynh phát hiện trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy nên lo lắng không biết tình trạng này liệu có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp các băn khoăn này, cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Trẻ sơ sinh đi phân có máu là gì?
Trẻ sơ sinh đi phân có máu là hiện tượng phân có màu đỏ tươi, đỏ đậm hoặc đen, đôi khi kèm theo đàm nhớt, bọt, mùi hôi bất thường. Tình trạng này thường đi kèm với các biểu hiện khác như đau bụng, sưng nóng hậu môn, biếng ăn, mệt mỏi,…
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy
Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu có thể đến từ 6 nguyên nhân sau đây:
2.1. Táo bón
Khi táo bón, phân của trẻ rất cứng, kích thước to làm trẻ phải dùng sức để rặn. Nấu tình trạng này kéo dài sẽ khiến hậu môn bị trầy xước, tổn thương làm cho trẻ sơ sinh đi ngoài có tia máu.
>> Xem thêm: Các sữa dành cho trẻ táo bón giúp tiêu hóa tốt
2.2. Kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ do động vật nguyên sinh hoặc vi khuẩn, virus tấn công khiến trẻ gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Cụ thể, khi bị kiết lỵ trẻ sẽ đi ngoài phân lỏng, có máu, đại tiện hơn 4 lần/ngày kèm theo phân có dịch nhầy, bọt hơi và đau hậu môn.
2.3. Nhiễm trùng đường ruột
Trong những tháng đầu đời, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị các mầm bệnh xung quanh tấn công. Điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường ruột với các biểu hiện như sưng, chướng bụng, chán ăn, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng có máu.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng đường ruột.
2.4. Thiếu hụt vitamin K
Vitamin K là một khoáng chất thiết yếu giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường. Do đó, khi thiếu hụt vitamin K trẻ dễ bị chảy máu và dẫn đến tình trạng đi ngoài có máu.
2.5. Lồng ruột
Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, là tình trạng một đoạn ruột bị lộn ngược và chui vào bên trong đoạn ruột gần đó. Bệnh này biểu hiện qua các dấu hiệu như trẻ đau bụng, quấy khóc dữ dội, nôn ói và đi tiêu phân có máu lẫn dịch nhầy.
2.6. Thương hàn
Thương hàn là một bệnh lý do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Khi trẻ bị bệnh, mẹ có thể nhìn thấy trẻ sơ sinh thường sốt cao trên 40 độ, phát ban toàn thân, tiêu chảy, đi ngoài ra màu và đổ mồ hôi bất thường.
3. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có sao không?
Tình trạng đi ngoài có máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng nghiêm trọng, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan mà cần đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa trị phù hợp, mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phụ huynh cần sớm đưa con đi khám với bác sĩ để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có máu.
4. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu
Một số cách phổ biến giúp hạn chế tình trạng em bé sơ sinh đi ngoài ra máu là:
4.1. Cho trẻ bú mẹ đủ cữ
Bú mẹ đủ cữ giúp cơ thể bé hấp thụ đủ dưỡng chất thiết yếu, tăng cường miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa mẹ còn dễ tiêu hóa giúp ngăn ngừa táo bón – một trong những nguyên nhân gây tổn thương hậu môn, khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có máu và dịch nhầy.
4.2. Chọn sữa công thức dễ tiêu hóa và hấp thu
Đối với trường hợp mẹ không đủ sữa để nuôi con thì lúc này sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện nên bố mẹ hãy ưu tiên sản phẩm có thành phần tự nhiên, thân thiện với hệ tiêu của con.
Gợi ý đến mẹ sữa Friso Gold – dòng sữa công thức được nhiều mẹ bỉm Việt tin chọn bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Sữa giúp trẻ đi tiêu đều, phần mềm xốp, khuôn phân đẹp, hạn chế táo bón, đầy hơi,… nhờ áp dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Bên cạnh đó, sữa còn hỗ trợ trẻ êm bụng, ngủ ngon giấc nhờ có thành phần đạm mềm nhỏ tự nhiên. Ngoài ra, vị sữa thanh nhạt tự nhiên, hợp khẩu vị giúp trẻ uống ngon miệng hơn nhờ không chứa đường sucrose.
Friso Gold có hệ dưỡng chất ưu việt, giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tối đa.
>> Bố mẹ hãy mua Friso Gold chính hãng để hỗ trợ trẻ tiêu hóa khỏe, phát triển toàn diện!
4.3. Xây dựng chế độ ăn dặm đủ chất
Đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho bé. Theo đó, mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như bột gạo, thịt gà, sữa chua, cà rốt, chuối tiêu,… và chế biến thành các món lỏng như cháo, súp, canh,… để trẻ dễ hấp thu, giảm áp lực đến cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh đó, mẹ không nên cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trứng, ức gà, hạnh nhân,…; thức ăn nhiều dầu mỡ; thức ăn nguội;… vì có thể tạo áp lực cho dạ dày, gây ra tình trạng đi ngoài.
Các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ mẹ cần biếtĐường ruột là tập trung hơn 70% thành phần miễn dịch. Vậy nên, hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là nền tảng vững chắc để trẻ phát triển khỏe mạnh. Theo đó, một cách để cải thiện sức khỏe tiêu hóa tự nhiên là bổ sung thực phẩm tốt cho…
4.4. Bổ sung đủ nước
Việc bổ sung nước cho trẻ có tác dụng giúp con đi tiêu dễ dàng với phân mềm xốp, không thô cứng gây đau rát và tổn thương hậu môn. Nhờ đó, hạn chế tối đa tình trạng trẻ sơ sinh đi phân ra máu. Theo đó, tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ bổ sung lượng nước phù hợp.
4.5. Theo dõi tình trạng phân của trẻ
Bố mẹ hãy thường xuyên theo dõi phân của trẻ. Điều này giúp phụ huynh phán đoán được liệu có điều gì bất thường với sức khỏe của con không, từ đó có thể hỗ trợ quá trình điều trị tình trạng đi ngoài ra máu hiệu quả hơn.
Hy vọng những thông tin trong bài trên giúp phụ huynh có thêm kiến thức về tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Hãy chú ý theo dõi triệu chứng và chủ động đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho con ăn uống khoa học, bú mẹ đủ cữ hoặc dùng sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, hạn chế tình trạng đi ngoài nhầy máu nhé.