TOP 8 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất

Tác giả: Trần Thục

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến trẻ khó thở khi ngủ. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây, để kiểm soát triệu chứng nghẹt mũi, giúp con ngủ ngon và ăn uống thoải mái.

cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

1. Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ nên biết

Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng khoang mũi bị tắc bởi dịch, làm hẹp đường không khí, gây khó khăn cho việc hít thở. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ khó thở. Một số trường hợp trẻ còn chuyển sang thở bằng miệng, ảnh hưởng đến khả năng nhai, nuốt và dễ bị thiếu oxy mãn tính, dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ. 

Đa phần trẻ sơ sinh bị ngạt mũi đều là do các nguyên nhân sau: 

  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, cùng với thời điểm giao mùa khiến trẻ dễ bị ngạt mũi vào ban đêm.
  • Mắc bệnh lý về đường hô hấp: Các bệnh lý như cảm cúm, ho, viêm xoang, viêm phế quản khiến trẻ dễ bị nghẹt mũi, thở khò khè khi ngủ. 
  • Có dị vật trong mũi: Khoang mũi nếu không được làm sạch thường xuyên, có thể tích tụ gỉ mũi. Điều này không chỉ làm cho trẻ ngạt mũi, mà còn tổn thương đến niêm mạc mũi, gây ra tình trạng chảy máu. 
  • Sức đề kháng kém: Giai đoạn đầu đời, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên điều này đã tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập, tấn công gây ra bệnh lý về hô hấp, trong đó bao gồm ngạt mũi. 
  • Nước nhầy trong bào thai chưa được hút sạch: Nếu nước nhầy trong bào thai chưa được hút sạch ra khỏi đường hô hấp thì đây cũng là dẫn đến tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.
  • Niêm mạc mũi bị kích thích: Phấn hoa, thời tiết hoặc độ ẩm không khí là yếu tố làm cho niêm mạc mũi của trẻ bị kích thích, dẫn đến tình trạng ngạt mũi.

Có thể thấy, tác động của 6 yếu tố trên đây khiến trẻ dễ bị nghẹt mũi, đi kèm là triệu chứng hắt hơi, thở khò khè hoặc chảy nước mũi thường xuyên. Khi ấy, trẻ sơ sinh còn quấy khóc liên tục, đôi khi viêm họng, ho khan, ho đờm và khó thở cực kỳ nguy hiểm. Cha mẹ phải chú ý theo dõi các triệu chứng này và đưa con đi khám với bác sĩ ngay, để có biện pháp xử lý kịp thời.  

cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Mẹ có thể nhận biết tình trạng nghẹt mũi của con thông qua dấu hiệu như chảy nước mũi, hắt hơi, thở khò khè, ho khan. 

2. Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao? TOP 8 cách xử lý an toàn nhất

Dưới đây là 8 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mà phụ huynh có thể tham khảo: 

2.1. Cho trẻ uống nhiều nước

Cách xử lý đầu tiên nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là cho con uống nhiều nước. Lúc này, nước làm loãng chất nhầy trong mũi, hạn chế tắc nghẽn khoang mũi và giúp quá trình vệ sinh mũi dễ dàng hơn. Tùy vào độ tuổi phát triển của trẻ, bố mẹ nên cho con uống nước phù hợp. Trong đó, đối với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi, lượng nước đã có sẵn trong sữa mẹ nên mẹ không cần cho trẻ uống nước, hãy tăng cữ bú cho con để khắc phục điều này. Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, chỉ nên cho con uống 125 – 250 ml là đủ, nhất là nước ấm để trẻ không còn nghẹt mũi nữa.

2.2. Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách xông hơi

Xông hơi giúp dịch nhầy loãng ra, làm ấm mũi và giảm nghẹt mũi do cảm lạnh gây ra. Mẹ có thể sử dụng máy xông hơi chuyên dụng. Hoặc, xả nước nóng vào chậu và bế con ngồi xông hơi bên cạnh, nhưng cần chú ý không đặt chậu quá gần để tránh tình trạng trẻ bị bỏng do hơi nóng. 

2.3. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ

Khi nhỏ nước muối sinh lý 0,9 % vào hai bên mũi con, điều này không chỉ làm sạch mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, mà còn ngăn ngừa vi khuẩn tấn công khoang mũi của trẻ. Theo đó, mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa trên giường, nhỏ vào mỗi bên mũi vài giọt nước muối sinh lý. Sau vài phút thì hãy lau sạch nước muối chảy ra ngoài.

Đối với cách này, cha mẹ chỉ nên thực hiện 3 – 5 lần/ ngày và thực hiện xen kẽ các ngày với nhau để tránh tình trạng mũi của trẻ bị khô. 

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao

Mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý cho con mỗi ngày để vừa khắc phục nghẹt mũi, vừa bảo vệ khoang mũi khỏi mầm bệnh xung quanh.

2.4. Massage cánh mũi cho con

Massage cánh mũi là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh được áp dụng sau khi nhỏ nước muối. Thực hiện cách này nhiều lần giúp đường thở của con được thông thoáng, giảm vấn đề nghẹt mũi hiệu quả. Cụ thể, sau khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ có thể dùng ngón cái và ngón trỏ, hoặc sử dụng cả hai ngón trỏ ở hai tay để vuốt nhẹ nhàng hai bên sống mũi. Áp dụng nhiều lần với thao tác nhẹ nhàng giúp trẻ không còn khó chịu vì nghẹt mũi nữa. 

2.5. Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao? Hãy thường xuyên lấy gỉ mũi cho con

Nếu gỉ mũi là tác nhân khiến con khó thở, bị nghẹt mũi thường xuyên thì mẹ nên làm mềm và sử dụng dụng cụ hút gỉ ra ngoài. Cách này vừa làm khoang mũi thông thoáng, vừa làm dịu đau mũi khi vệ sinh. Phụ huynh có thể tham khảo cách thực hiện như sau: 

  • Trước tiên, mẹ cần khử khuẩn dụng cụ và vệ sinh tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào khoang mũi của con.
  • Sau đó, dùng nước muối sinh lý nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi để tạo độ ẩm. Tiếp tục là sử dụng dụng cụ hút dịch nhầy ở từng bên mũi.
  • Cuối cùng, sử dụng tăm bông lau khô hai bên mũi và dùng khăn mềm lau xung quanh mũi của trẻ.

Trong quá trình thực hiện, mẹ cần chú ý không đưa dụng cụ hút mũi quá sâu, cũng như áp dụng nhiều lần trong ngày. Điều này nhằm hạn chế tổn thương không đáng có cho khoang mũi của trẻ.  

2.6. Nâng cao đầu con khi ngủ

Tình trạng nghẹt mũi khiến trẻ sơ sinh khó thở, quấy khóc và ngủ không sâu giấc. Để xử lý trường hợp này, mẹ hãy sử dụng khăn mỏng, lót sau đầu của con khi ngủ. Nhờ đó, trẻ có thể hít thở dễ hơn, không còn vặn mình và tỉnh giấc giữa đêm. 

2.7. Vỗ nhẹ vào lưng trẻ

Bố hoặc mẹ có thể đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối hoặc đùi, một tay giữ, một tay nhẹ nhàng vỗ vào lưng trẻ. Cách này giúp làm long đờm trong đường thở, giảm tình trạng tức ngực cũng như khắc phục nghẹt mũi cho con. 

làm thế nào khi trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Vỗ nhẹ vào lưng của trẻ sơ sinh là giải pháp khắc phục dấu hiệu khó thở, tức ngực do tình trạng nghẹt mũi gây ra.

2.8. Đưa trẻ đi khám

Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nhiều ngày, có dị vật rơi vào mũi hoặc nước nhau thai chưa được lấy ra thì mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi

Bên cạnh câu hỏi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao thì vấn đề nên tránh gì khi chăm sóc trẻ cũng được nhiều phụ huynh quan tâm. Theo đó, các bố mẹ cần lưu ý:

  • Không dùng miệng để hút mũi cho con, bởi hành động này làm tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi, dẫn đến phát sinh nhiều bệnh lý khác.
  • Bố mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Không áp dụng mẹo dân gian để chữa nghẹt mũi cho trẻ.
  • Phụ huynh không nên quấn nhiều tã cho con vì điều này khiến trẻ bị nóng và khó chịu hơn.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nên tắm không cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, mẹ có thể tắm cho trẻ để không chỉ loại trừ mệt mỏi do bệnh gây ra, mà còn ngăn ngừa mầm bệnh tấn công và ủ bệnh trong cơ thể của trẻ. 

3. Biện pháp phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Ngoài đưa ra cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, Sữa Nào Tốt chia sẻ với mẹ một số giải pháp giúp hạn chế tình trạng này, cùng tìm hiểu nhé!

3.1. Cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên giàu kháng thể, chủ yếu là IgA – kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus có hại và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt là nghẹt mũi ở mẹ. 

Bên cạnh đó, sữa mẹ còn có dưỡng chất HMO, Alpha-Lactalbumin mang lại cơ chế miễn dịch toàn diện, chống mầm bệnh bám dính giúp trẻ khôn lớn khỏe mạnh, hạn chế mắc bệnh vặt. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời để tạo nền tảng vững chắc cho trẻ có sức khỏe vững vàng và phát triển toàn diện.

3.2. Chọn sữa công thức giúp trẻ tăng sức đề kháng

Trong trường hợp mẹ không đủ sữa nuôi con thì sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp. Theo đó, mẹ nên lựa chọn sản phẩm giàu dưỡng chất giúp tăng đề kháng, bổ sung đại dưỡng chất HMO quý giá trong sữa mẹ, có tác dụng chống lại mầm bệnh bám dính, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp, cũng như ít gặp phải vấn đề ốm vặt hay nghẹt mũi.

3.3. Tiêm phòng cảm cúm cho trẻ

Cúm là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, để tạo ra “lá chắn” phòng bệnh hữu hiệu, bố mẹ nên đưa con đi tiêm phòng 2 mũi vắc xin cúm theo lịch khuyến nghị của bác sĩ. 

3.4. Tránh nguồn lây nhiễm bệnh

Vào thời điểm giao mùa hoặc khi dịch bệnh bùng phát, phụ huynh phải hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng. Đặc biệt là cũng không được cho con tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp để tránh tình trạng trẻ bị lây bệnh. 

> Có thể bạn quan tâm: Trẻ hay ốm vặt: Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ cần biết

3.5. Giữ không gian sống sạch sẽ

Nhà cửa sạch sẽ giúp ngăn ngừa tác nhân kích thích hệ hô hấp, ngăn ngừa khoang mũi tiết dịch nhầy và nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Theo đó, mẹ nên giữ nhà cửa sạch sẽ bằng cách:

  • Vệ sinh thảm, máy lạnh định kỳ.
  • Thay và giặt ga gối, chiếu, đệm của trẻ thường xuyên.
  • Không hút thuốc lá trong nhà.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhiều với thú cưng.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi hàng ngày của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.

4. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đến bác sĩ?

Trong trường hợp đã áp dụng cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, ngược lại đi kèm dấu hiệu bất thường dưới đây, bố mẹ nên đưa con đi khám ngay để được bác sĩ hỗ trợ điều trị: 

  • Trẻ sơ sinh nghẹt mũi hơn 2 tuần.
  • Trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi đi kèm với sưng trán, mắt, mũi hoặc má.
  • Con thường xuyên sốt cao.
  • Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng.
  • Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh.
  • Con có dấu hiệu phát ban.
  • Trẻ khó chịu ở tai.
  • Trẻ gặp khó khăn khi ăn hoặc biếng ăn.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc và có biểu hiện đau đớn.

Hy vọng thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh nắm rõ trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao. Bên cạnh áp dụng cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bố mẹ cũng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đã được gợi ý trong bài viết, để qua đó bảo vệ sức khỏe của con tối ưu trước tác hại của mầm bệnh xung quanh.

Xem thêm