[Cập nhật] Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0 – 10 tuổi chuẩn WHO
Tác giả: Lê Uyên
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc phù hợp, giúp trẻ khôn lớn toàn diện về mọi mặt. Để hỗ trợ phụ huynh tham khảo chi tiết hơn, bài viết dưới đây đã cập nhật bảng chiều cao cân nặng mới nhất năm 2021 – 2023 theo WHO. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi chuẩn WHO
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở mỗi giai đoạn phát triển, bố mẹ có thể xác định chiều cao và cân nặng của trẻ như sau:
1.1. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 0 – 10 tuổi
Đối với bé trai, dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ mới nhất, kể từ độ tuổi sơ sinh đến khi bé được 10 tuổi. Phụ huynh hãy tham khảo bảng số liệu, để đánh giá khả năng phát triển của con theo từng giai đoạn:
Tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||
-2SD | TB | +2SD | -2SD | TB | +2SD | |
Sơ sinh | 2,5 | 3,3 | 4,4 | 46,1 | 49,9 | 53,7 |
1 tháng | 3,4 | 4,5 | 5,8 | 50,8 | 54,7 | 58,6 |
2 tháng | 4,3 | 5,6 | 7,1 | 54,4 | 58,4 | 62,4 |
3 tháng | 5,0 | 6,4 | 8,0 | 57,3 | 61,4 | 65,5 |
4 tháng | 5,6 | 7,0 | 8,7 | 59.7 | 63,9 | 68,0 |
5 tháng | 6,0 | 7,5 | 9,3 | 61,7 | 65,9 | 70,1 |
6 tháng | 6,4 | 7,9 | 9,8 | 63,3 | 67,6 | 71,9 |
7 tháng | 6,7 | 8,3 | 10,3 | 64,8 | 69,2 | 73,5 |
8 tháng | 6,9 | 8,6 | 10,7 | 66,2 | 70,6 | 75,0 |
9 tháng | 7,1 | 8,9 | 11,0 | 67,5 | 72,0 | 76,5 |
10 tháng | 7,4 | 9,2 | 11,4 | 68,7 | 73,3 | 77,9 |
11 tháng | 7,6 | 9,4 | 11,7 | 69,9 | 74,5 | 79,2 |
12 tháng | 7,7 | 9,6 | 12,0 | 71,0 | 75,7 | 80,5 |
15 tháng | 8,3 | 10,3 | 12,8 | 74,1 | 79,1 | 84,2 |
18 tháng | 8,8 | 10,9 | 13,7 | 76,9 | 82,3 | 87,7 |
21 tháng | 9,2 | 11,5 | 14,5 | 79,4 | 85,1 | 90,9 |
24 tháng | 9,7 | 12,2 | 15,3 | 81,0 | 87,1 | 93,2 |
2,5 tuổi | 10,5 | 13,3 | 16,9 | 85,1 | 91,9 | 98,7 |
3 tuổi | 11,3 | 14,3 | 18,3 | 88,7 | 96,1 | 103,5 |
3,5 tuổi | 12,0 | 15,3 | 19,7 | 91,9 | 99,9 | 107,8 |
4 tuổi | 12,7 | 16,3 | 21,2 | 94,9 | 103,3 | 111,7 |
4,5 tuổi | 13,4 | 17,3 | 22,7 | 97,8 | 106,7 | 115,5 |
5 tuổi | 14,1 | 18,3 | 24,2 | 100,7 | 110,0 | 119,2 |
5,5 tuổi | 15,0 | 19,4 | 25,5 | 103,4 | 112,9 | 122,4 |
6 tuổi | 15,9 | 20,5 | 27,1 | 106,1 | 116,0 | 125,8 |
6,5 tuổi | 16,8 | 21,7 | 28,9 | 108,7 | 118,9 | 129,1 |
7 tuổi | 17,7 | 22,9 | 30,7 | 111,2 | 121,7 | 132,3 |
7,5 tuổi | 18,6 | 24,1 | 32,6 | 113,6 | 124,5 | 135,5 |
8 tuổi | 19,5 | 25,4 | 34,7 | 115,0 | 127,3 | 138,6 |
8,5 tuổi | 20,4 | 26,7 | 37,0 | 118,3 | 129,9 | 141,6 |
9 tuổi | 21,3 | 28,1 | 39,4 | 120,5 | 132,6 | 144,6 |
9,5 tuổi | 22,2 | 29,6 | 42,1 | 122,8 | 135,2 | 147,6 |
10 tuổi | 23,2 | 31,2 | 45,0 | 125,0 | 137,8 | 150,5 |
1.2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái 0 – 10 tuổi
Tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||
-2SD | TB | +2SD | -2SD | TB | +2SD | |
Sơ sinh | 2,4 | 3,2 | 4,2 | 45,4 | 49,1 | 52,9 |
1 tháng | 3,2 | 4,2 | 5,5 | 49,8 | 53,7 | 57,6 |
2 tháng | 3,9 | 5,1 | 6,6 | 53,0 | 57,1 | 61,1 |
3 tháng | 4,5 | 5,8 | 7,5 | 55,6 | 59,8 | 64,0 |
4 tháng | 5,0 | 6,4 | 8,2 | 57,8 | 62,1 | 66,4 |
5 tháng | 5,4 | 6,9 | 8,8 | 59,6 | 64,0 | 68,5 |
6 tháng | 5,7 | 7,3 | 9,3 | 61,2 | 65,7 | 70,3 |
7 tháng | 6,0 | 7,6 | 9,8 | 62,7 | 67,3 | 71,9 |
8 tháng | 6,3 | 7,9 | 10,2 | 64,0 | 68,7 | 73,5 |
9 tháng | 6,5 | 8,2 | 10,5 | 65,3 | 70,1 | 75,0 |
10 tháng | 6,7 | 8,5 | 10,9 | 66,5 | 71,5 | 76,4 |
11 tháng | 6,9 | 8,7 | 11,2 | 67,7 | 72,8 | 77,8 |
12 tháng | 7,0 | 8,9 | 11,5 | 68,9 | 74,0 | 79,2 |
15 tháng | 7,6 | 9,6 | 12,4 | 72,0 | 77,5 | 83,0 |
18 tháng | 8,1 | 10,2 | 13,2 | 74,9 | 80,7 | 86,5 |
21 tháng | 8,6 | 10,9 | 14,0 | 77,5 | 83,7 | 89,8 |
24 tháng | 9,0 | 11,5 | 14,8 | 80,0 | 86,4 | 92,9 |
2,5 tuổi | 10,0 | 12,7 | 16,5 | 83,6 | 90,7 | 97,7 |
3 tuổi | 10,8 | 13,9 | 18,1 | 87,4 | 95,1 | 102,7 |
3,5 tuổi | 11,6 | 15,0 | 19,8 | 90,9 | 99,0 | 107,2 |
4 tuổi | 12,3 | 16,1 | 21,5 | 94,1 | 102,7 | 111,3 |
4,5 tuổi | 13,0 | 16,2 | 23,2 | 97,1 | 106,2 | 115,2 |
5 tuổi | 13,7 | 18,2 | 24,9 | 99,9 | 109,4 | 118,9 |
5,5 tuổi | 14,6 | 19,1 | 26,2 | 102,3 | 112,2 | 122,0 |
6 tuổi | 15,3 | 20,2 | 27,8 | 104,9 | 115,1 | 125,4 |
6,5 tuổi | 16,0 | 21,2 | 29,6 | 107,4 | 118,0 | 128,6 |
7 tuổi | 16,8 | 22,4 | 31,4 | 109,9 | 120,8 | 131,7 |
7,5 tuổi | 17,6 | 23,6 | 33,5 | 112,4 | 123,7 | 134,9 |
8 tuổi | 18,6 | 25,0 | 35,8 | 117,6 | 126,6 | 138,2 |
8,5 tuổi | 19,6 | 26,6 | 38,3 | 115,0 | 129,5 | 141,4 |
9 tuổi | 20,8 | 28,2 | 41,0 | 120,3 | 132,5 | 144,7 |
9,5 tuổi | 22,0 | 30,- | 43,8 | 123,0 | 135,5 | 148,1 |
10 tuổi | 23.3 | 31,9 | 46,9 | 125,8 | 138,6 | 151,4 |
2. Hướng dẫn tra cứu, đọc bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Dựa vào độ tuổi hiện tại của trẻ, bố mẹ đối chiếu cân nặng và chiều cao theo hàng ngang. Song song đó, còn có chú thích giúp bạn đánh giá liệu trẻ có phát triển đạt chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không, bao gồm:
- TB (Trung bình): Trẻ đang phát triển bình thường theo tiêu chuẩn của WHO.
- Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân hoặc với chiều cao là thấp còi.
- Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao).
3. Cách đo chiều cao, cân nặng chuẩn cho trẻ
Ngoài tham khảo bảng chiều cao cân nặng WHO, bố mẹ có thể tự xác định chỉ số phát triển của con thông qua hướng dẫn sau đây.
3.1. Hướng dẫn đo chiều cao cho trẻ
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ có thể dùng thước chuyên dụng để xác định chiều cao của con. Cụ thể:
- Đặt trẻ nằm ngửa trên giường hoặc bàn, giữ cho đầu thẳng và mắt nhìn lên trần nhà.
- Áp thước đo gần với phần đầu của bé, sau đó kéo dài thước đến gót chân.
- Ghi lại kết quả và đối chiếu với bảng chiều cao tiêu chuẩn của WHO.
Đối với trẻ trên 2 tuổi, lúc này con đã biết đi nên bố mẹ dễ dàng đo chiều cao, bằng cách:
- Đặt thước đo vuông góc với sàn nhà, sao cho vạch số 0 nằm sát sàn.
- Sau khi cố định thước, cho trẻ đứng sát vào để bắt đầu đo chiều cao.
- Giữ cho trẻ thẳng lưng, hai tay áp vào đùi, mắt nhìn thẳng.
- Dùng vật cứng áp sát vào đỉnh đầu của bé, sau đó xem kết quả.
Đo chiều cao cho trẻ thường xuyên cũng là cách theo dõi sự phát triển của con hiện tại.
3.2. Hướng dẫn đo cân nặng cho trẻ
Để xác định cân nặng cho trẻ, đầu tiên bố mẹ lựa chọn một loại cân phù hợp, bao gồm cân lòng máng, cân treo, cân đòn, cân điện tử hoặc cân đồng hồ. Sau đó, dựa vào mỗi độ tuổi, cách xác định cân nặng cho con có thể khác nhau.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Điều chỉnh cân về số 0 để kết quả được chính xác.
- Đo cân nặng của trẻ vào buổi sáng, lúc mới ngủ dậy hoặc chưa ăn sáng.
- Bỏ một số vật dụng không cần thiết như mũ, áo khoác, giày dép.
- Khi đọc kết quả, hãy nhìn thẳng vào giữa mặt cân, để xác định cân nặng chuẩn hơn. Cuối cùng là đối chiếu với bảng cân nặng.
Đối với trẻ trên 2 tuổi, cách xác định cân nặng không còn khó khăn. Bố mẹ chỉ cần yêu cầu trẻ bước lên cân, giữ nguyên trong vài giây, ghi lại kết quả và sau đó, đối chiếu với bảng cân nặng tiêu chuẩn.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của bé
Dưới đây là 5 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé:
4.1. Yếu tố di truyền
Khi sinh ra, bé được thừa hưởng đầy đủ đặc điểm di truyền từ bố mẹ. Cụ thể là yếu tố về nhóm máu, cân nặng hoặc mỡ thừa có tác động trực tiếp đến sự phát triển thể chất của bé, trong khi đối với chiều cao thì yếu tố di truyền chỉ ảnh hưởng 23%. Vì vậy, bố mẹ sở hữu chiều cao khiêm tốn, vẫn có thể cải thiện chiều cao của con, bằng cách xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp.
4.2. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai
Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến chỉ số chiều cao và cân nặng của bé ngay từ trong bụng mẹ, cũng như trong tương lai sau này. Vì vậy, ở giai đoạn thai kỳ, chế độ ăn của mẹ nên tăng cường bổ sung dưỡng chất thiết yếu, bao gồm Sắt, Axit Folic, Canxi, vitamin D hoặc DHA, giúp bé phát triển tốt về xương khớp, nâng cao đề kháng khỏe mạnh và giảm nguy cơ bệnh tật.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của bé.
4.3. Vấn đề dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng to lớn đến chiều cao và cân nặng của trẻ. Cụ thể là nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, điều này không chỉ làm chậm quá trình phát triển thể chất, mà còn tác động đến mật độ xương, gây ra thấp lùn, còi cọc cho trẻ khi trưởng thành. Vì vậy, xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất là vô cùng cần thiết, giúp con bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.
>> Xem thêm: 10 loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng tốt nhất hiện nay
4.4. Bệnh lý
Viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, bệnh khuyết tật nghiêm trọng hay tiền sử từng phẫu thuật là các nguyên nhân khiến trẻ dễ bị biếng ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển chiều cao.
4.5. Yếu tố khác
Các yếu tố sau đây cũng là tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của bé:
- Khí hậu, ô nhiễm môi trường.
- Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ.
- Lười vận động, không luyện tập thể thao thường xuyên.
- Trẻ hay thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc có nguy cơ chậm phát triển cao hơn.
5. Lời khuyên giúp trẻ phát triển cân nặng, chiều cao tối ưu
Khi chiều cao và cân nặng của trẻ không phát triển đạt chuẩn, bố mẹ nên áp dụng lời khuyên dưới đây của chuyên gia:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo cân đối dưỡng chất, bao gồm chất đạm, chất bột đường, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Lựa chọn sữa tăng cân, tăng chiều cao phù hợp với độ tuổi và cho trẻ sử dụng mỗi ngày, để bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.
- Khuyến khích trẻ đi ngủ trước 10 giờ đêm, ngủ đủ giấc và đúng giờ, để hormone tăng trưởng được sản xuất nhiều hơn, từ đó cải thiện chiều cao, cân nặng cho trẻ.
- Thay vì cho con xem tivi, chơi game hoặc máy tính thường xuyên, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày, dành ra 30 phút cho bài tập tăng cường thể chất – chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền hoặc nhảy dây.
- Nếu trẻ có dấu hiệu chậm tăng cân và chiều cao, đi kèm dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ, để được chẩn đoán, hỗ trợ cách điều trị kịp thời.
Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên là một trong những bí quyết cải thiện chiều cao và cân nặng tốt hơn.
Trên đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0 – 10 tuổi chuẩn WHO mới nhất, bố mẹ nên tham khảo để đánh giá chính xác sự phát triển của con. Nhờ vậy, bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động phù hợp, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng tốt nhất trong giai đoạn đầu đời.
Tham khảo thêm: https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/bang-chieu-cao-can-nang-tre-so-sinh-va-tre-nho