Trẻ bị đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì? Mẹ nên xử trí như thế nào?

Tác giả: Huỳnh Uyên

Đau bụng có thể là một biểu hiện không quá nghiêm trọng nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan mà cần theo dõi để kịp thời phát hiện tình trạng trẻ bị đau bụng bất thường, đưa con đi thăm khám để điều trị sớm.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng

Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân bé bị đau bụng sẽ giúp các mẹ bớt lo lắng và có các cách xử trí phù hợp khi gặp tình huống trên. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ: 

  • Nhiễm khuẩn tiêu hóa: Thường do các loại virus như  Rotavirus, Norovirus, Calicivirus, Adenovirus,… xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các loại vi khuẩn này có thể lây truyền khi trẻ ngậm tay, chơi đồ chơi bẩn hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn.
  • Ngộ độc thực phẩm: Có thể khởi phát triệu chứng sau vài giờ hoặc vài ngày ngay sau khi ăn món ăn nhiễm độc. Triệu chứng ngộ độc biểu hiện khá rõ ràng, trẻ có thể bị buồn nôn và nôn ngay, đau bụng, tiêu chảy phân lỏng (có thể có nhầy máu) và trẻ có thể sốt hoặc không. 
  • Chế độ ăn không cân đối: Trẻ em có thể bị đầy hơi, đau bụng nếu ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Ngoài ra, triệu chứng đau bụng còn có thể do sử dụng thuốc quá liều.
  • Bệnh lý ngoại khoa: Lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột là những bệnh lý cũng có thể gây đau bụng ở trẻ. Đây là những trường hợp khẩn cấp, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời.
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và 6 điều mẹ cần biết

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy đường ruột bị loạn khuẩn là gì? Nguyên nhân do đâu và điều trị…

2. Nhận biết triệu chứng đau bụng ở bé là bệnh gì? 

Biểu hiện đau bụng ở trẻ có thể khác nhau, tùy thuộc vào lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh. Đối với các bé sơ sinh vì chưa biết thể hiện cơn đau qua lời nói, nên các con sẽ thường quấy khóc liên tục với vẻ mặt nhăn nhó, khó chịu. Các bé lớn hơn sẽ có thể nói với cha mẹ về tình trạng đau bụng của mình. Đôi khi, các bé có thể mô tả được về các triệu chứng bệnh như đau bụng ở vị trí nào, lúc nào đau, lúc nào hết đau, hay bé có buồn nôn hoặc muốn đi ngoài hay không,…

trẻ bị đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì

Các cơn đau bụng xảy ra thường xuyên làm cho trẻ khó chịu và mệt mỏi.

Đau bụng ở trẻ có thể là khởi nguồn của nhiều loại bệnh lý. Ở mỗi bệnh lý, tình trạng đau bụng có thể khác nhau. Vậy trẻ em hay bị đau bụng là bệnh gì? 

2.1. Trẻ em bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa

Trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng dễ gặp phải vấn đề rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện có thể là đau bụng, chán ăn, nôn trớ, quấy khóc, tiêu chảy,… Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể là do lạm dụng kháng sinh, hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh và đảm bảo vệ sinh. 

2.2. Viêm ruột thừa cấp

Bệnh ngoại khoa này khá nguy hiểm, nếu cha mẹ không kịp thời nhận biết các dấu hiệu và đưa trẻ đi điều trị nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ có những dấu hiệu viêm ruột thừa cấp khác nhau. 

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Triệu chứng viêm ruột thừa cấp thường không điển hình như ở trẻ tuổi lớn. Trẻ dưới 2 tuổi khi bị viêm ruột thừa thường có những biểu hiện như sốt nhẹ, trông mặt lờ đờ, xanh tái, nôn, trớ và hay quấy khóc liên tục. Đặc biệt, trẻ thường đầy hơi, chướng bụng, nếu khi sờ vào bụng bé khóc thét có thể nguy cơ đã vỡ ruột thừa gây viêm phúc mạc, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất. 
  • Trẻ trên 2 tuổi: Triệu chứng bệnh khá tương đồng với người trưởng thành. Trẻ sẽ có triệu chứng đau ở phần hố chậu phải, cơn đau từ nhẹ đến nặng và đau liên tục, kèm theo đó là buồn nôn, nôn, sốt nhẹ từ 37 – 38 độ C.

2.3. Trẻ bị đau bụng do lồng ruột

Giải đáp cho câu hỏi trẻ hay bị đau bụng là bệnh gì, đó có thể là trẻ đã bị bệnh lồng ruột. Đây là bệnh mạn tính thường xuất hiện ở trẻ từ 3 tháng đến 2 tuổi, phổ biến hơn ở bé trai. Dấu hiệu khi trẻ khởi phát bệnh là có những cơn đau bụng ngắt quãng, mỗi cơn đau trẻ đều khóc thét lên, uốn người kèm theo nôn, da tái nhợt, đi cầu kèm theo phân nhiễm nhầy và máu. 

2.4. Tắc ruột dẫn đến đau bụng ở trẻ

Tắc ruột cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như do bã thức ăn, lồng ruột,… Khi bị tắc ruột, ngoài đau bụng, trẻ còn có thể nôn ra thức ăn, có mật xanh (mật vàng), bụng trướng, hoặc bí trung đại tiện.

trẻ bị đau bụng là biểu hiện của bệnh gì

Nếu cơn đau bụng dữ dội, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám.

2.5. Một số bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý ở trên, trẻ còn có thể bị đau bụng do: 

  • Giun chui ống mật: Biểu hiện thường là trẻ đột ngột cảm thấy đau bụng dữ dội, lăn lộn, kèm theo nôn nhiều, vã mồ hôi, và chổng mông. Trẻ gặp phải đau bụng do giun chui ống mật thường là do việc tẩy giun không đủ liều lượng, còn giun ở đường tiêu hóa.
  • Thoát vị bẹn nghẹt: Đây là tình trạng cấp cứu, thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non. Triệu chứng của thoát vị bẹn nghẹt ngoài cơn đau bụng, còn có thể nôn, trẻ bị bí trung, đại tiện.

3. Trẻ bị đau bụng có nguy hiểm không? Khi nào cần đến bác sĩ?

Tình trạng đau bụng ở trẻ có thể không nguy hiểm nếu những cơn đau chỉ thoáng qua. Trong trường hợp, tình trạng này không tái phát, cha mẹ chưa cần đưa trẻ đi thăm khám ngay mà có thể theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy trẻ xuất hiện triệu chứng đau bụng bất thường sau cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất:

  • Trẻ đau ở vị trí dưới rốn và đau về phía bên phải.
  • Đau bụng lan xuống phần bẹn kèm theo đi tiểu khó, da nổi mẩn.
  • Cơn đau bụng của trẻ có dấu hiệu trầm trọng hơn hoặc kéo dài quá 24 giờ.
  • Trẻ nôn ra thức ăn, mật xanh, mật vàng hoặc ăn gì nôn đấy.

Ngoài ra, nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm hoặc rối loạn tiêu hóa, thường tiêu chảy kèm theo sau khi nôn hoặc đau bụng. Bé có thể bị tiêu chảy ngay cả khi không có đau bụng, tình trạng tiêu chảy được giới hạn từ 1-3 ngày. Nếu tình trạng tiêu chảy quá nhiều, phân nước, trẻ có biểu hiện mất nước, phân có máu, chất nhầy, phân hôi tanh,… thì trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế ngay.

4. Cách xử trí tại nhà khi trẻ bị đau bụng

Nhìn chung, khi thấy bé yêu bị đau bụng không rõ nguyên nhân, hoặc có biểu hiện liên quan đến bệnh lý kể trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà trẻ có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, tiếp tục theo dõi hay phẫu thuật.

Với trường hợp nhẹ, cơn đau bụng thoáng qua, phụ huynh có thể cho trẻ: 

4.1. Nghỉ ngơi và theo dõi sát sao

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao? Điều cha mẹ cần làm khi gặp tình huống này là ở bên cạnh vỗ về an ủi bé và cho trẻ nằm nghỉ ngơi. Đồng thời, cha mẹ cần theo dõi sát sao bé tránh tình trạng bệnh tình chuyển biến bất thường. 

bé bị đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì

Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, đồng thời vỗ về, trấn an tinh thần cho con khi bị đau bụng.

4.2. Cung cấp nước, bù dịch đầy đủ 

Nếu trẻ bị đau bụng kèm theo tiêu chảy, nôn quá nhiều, ba mẹ nên chú ý bù nước và bù dịch cho trẻ. Với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, nên tăng cường số cữ bú. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho con uống nước lọc, dung dịch bù nước và điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ lưu ý là không nên cho trẻ uống quá nhiều trong một lần mà cha mẹ nên chia ra cho trẻ uống từng ngụm nhỏ sau mỗi lần trẻ nôn hay tiêu chảy.

4.3. Nên để bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa

Cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và tăng dần khẩu phần và chế độ dinh dưỡng khi trẻ trong giai đoạn phục hồi. Tránh tình trạng cho trẻ ăn quá nhiều hoặc không ăn gì. Nếu trẻ không nôn ói trong 12h – 24h sau ăn thì có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường nhưng vẫn tiếp tục bổ sung nước. 

Trẻ bị đau bụng có thể chán ăn, vì thế bên cạnh cho bé ăn món mềm, lỏng, dễ nuốt bố mẹ đừng quên bổ sung sữa giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Để tránh gây kích ứng lên hệ tiêu hóa non yếu của con, ba mẹ nên chọn nguồn sữa mát lành, dễ tiêu hóa.

bé bị đau bụng là triệu chứng của bệnh gì và cách xử lý

Sữa Friso Gold với nguồn sữa chất lượng cao, đạm sữa mềm nhỏ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa. 

MUA SẢN PHẨM TẠI

Với nguồn sữa chất lượng cao nhập khẩu từ Hà Lan, Friso Gold mang đến nguồn dinh dưỡng mát lành, êm dịu đường tiêu hóa. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa. Công thức sữa Friso Gold còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides bảo vệ sức khỏe đường ruột, hỗ trợ hấp thu dưỡng chất. Tất cả giúp bé có một chiếc bụng khỏe, hạn chế gặp các vấn đề về tiêu hóa.

4.4. Dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao

Khi trẻ có biểu hiện đau bụng kèm với sốt cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý đến liều lượng, nên tham vấn ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng và tuân thủ đúng chỉ định.. Đặc biệt, không nên tự sử dụng kháng sinh cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

4.5. Không tự ý sử dụng thuốc cầm nôn, tiêu chảy

Cũng như thuốc hạ sốt, khi dùng thuốc cầm nôn và tiêu chảy, cha mẹ cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý nếu không biết trẻ hay đau bụng là bệnh gì thì không nên tự tiện cho trẻ dùng thuốc giảm đau khi điều trị tại nhà. Nếu dùng thuốc giảm đau, các loại thuốc cầm nôn, tiêu chảy, thuốc có thể làm chậm quá trình phát hiện bệnh của con. 

4.6. Chú ý vệ sinh tay chân, môi trường sống sạch sẽ

Trẻ em rất hiếu động vì thế việc luôn giữ môi trường sống, học tập của các em luôn sạch sẽ là điều cực kỳ quan trọng. Các em thường ngậm đồ chơi, ngậm tay, ăn uống khi chưa rửa tay,… Vì thế, cha mẹ phải luôn nhắc nhở con rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, vệ sinh đồ chơi hàng ngày, không để trẻ lại gần khu vực nhà bếp, ăn các đồ ăn chưa được rửa sạch. Đồng thời, cha mẹ cần phải cho trẻ ăn chín, uống sôi, sau khi thay bỉm và cho trẻ ăn cần rửa tay với xà phòng.

Trên đây là những thông tin giải đáp các thắc mắc của cha mẹ về việc trẻ bị đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì cách xử trí như thế nào. Mong rằng qua bài viết này các mẹ bỉm sữa có thể biết cách xử trí nhanh chóng khi thiên thần nhỏ của mình bị đau bụng giúp bé nhanh phục hồi và phát triển khỏe mạnh.

Một số câu hỏi thường gặp

Mời mẹ tham khảo những câu hỏi thường gặp về đau bụng ở trẻ và lời giải:

1. Vì sao trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn?

Trẻ bị đau bụng quanh rốn từng cơn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý như: thoát vị rốn, viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày - tá tràng,... Tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

2. Nên làm gì khi trẻ bị sốt và đau bụng quanh rốn?

Khi trẻ bị sốt và đau bụng quanh rốn, phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước và ăn những thực phẩm lỏng. Đặc biệt, nếu thấy trẻ vẫn không thuyên giảm hoặc các triệu chứng trầm trọng hơn, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

3. Trẻ em bị đau bụng nên ăn gì?

Trong thời gian bị đau bụng, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như canh, súp, cháo,... Bên cạnh đó nên bổ sung trái cây, rau củ trong khẩu phần ăn của trẻ để tăng cường chất xơ và các vitamin giúp trẻ nhanh hồi phục.

Xem thêm

Nguồn tham khảo

  • Timothy Slama, D.O. Stomachache in children: How to know if it’s serious. 16 07 2021. https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/stomachache-in-children-how-to-know-if-its-serious (Đã truy cập 16 12 2021).
  • Yamini Durani, MD. Stomachaches. 03 2023. https://kidshealth.org/en/kids/abdominal-pain.html (Đã truy cập 16 12 2021).
  • Ban biên tập Healthy Children. Abdominal Pain in Children: 7 Possible Causes. 08 11 2023. https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Abdominal-Pain-in-Children.aspx (Đã truy cập 16 12 2021).