Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều và cách xử lý

Tác giả: Đặng Hương

Tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa,… Để hiểu hơn về triệu chứng này ở trẻ do đâu gây ra và cần giải pháp nào để xử lý hiệu quả, mời mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều lần do đâu?

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị sôi bụng đi ngoài:

1.1. Mẹ ăn thực phẩm sinh nhiều hơi

Chế độ ăn uống của mẹ có tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Cụ thể, nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm sinh hơi như các loại đậu, bắp cải Bruxen, bắp cải, súp lơ, yến mạch, quả bơ, đào, lê, cam, chanh, mận… sẽ làm giảm chất lượng sữa. Kết quả là trẻ uống sữa mẹ sẽ bị sôi bụng và thậm chí còn đi ngoài nhiều lần.

1.2. Sữa công thức chứa đạm khó tiêu

Nếu trẻ đang dùng sữa công thức bị sôi bụng đi ngoài thì nguyên nhân có thể đến từ thành phần đạm trong sữa. Cụ thể, sản phẩm chứa đạm biến tính hoặc vón cục sẽ tạo áp lực lớn lên dạ dày non nớt, khiến trẻ khó tiêu, sôi bụng, đi ngoài,…

1.3. Trẻ không dung nạp đường lactose

Khi cơ thể của trẻ không có đủ lượng enzyme lactase để hấp thụ đường lactose trong sữa có thể dẫn đến hội chứng không dung nạp đường lactose. Điều này gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt.

1.4. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh lý thường gặp ở trẻ do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây ra. Theo đó, bé bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, đi phân lỏng lẫn với chất nhầy hoặc máu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước.

1.5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh tiêu diệt hại khuẩn, đồng thời cũng làm mất các lợi khuẩn đường ruột. Điều này dẫn đến sự suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa và miễn dịch, biểu hiện qua các triệu chứng như trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài.

trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt

Việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh thường xuyên cũng gây ra tác dụng phụ như sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài,…

Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa do đâu và cách xử lý

Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa là một tình trạng khá thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Lúc này, ba mẹ nên biết cách xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do…

2. Dấu hiệu trẻ bị sôi bụng đi ngoài

Mẹ nên chú ý các dấu hiệu sau để nhận biết sớm tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều và có hướng xử lý kịp thời:

3. Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài nhiều lần có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh sôi bụng, đi ngoài nếu vẫn bú sữa, ăn dặm tốt, không quấy khóc thì mẹ không cần quá lo lắng. Trường hợp trẻ sôi bụng, đi ngoài nhiều lần kèm các dấu hiệu như bỏ bú, chán ăn, đau bụng,… thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài

Sôi bụng, đi ngoài là hiện tượng mà nhiều trẻ thường gặp phải.

4. Cách xử lý bé sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều lần mẹ cần biết

Khi nhận thấy các biểu hiện trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều lần, mẹ cần theo dõi tình trạng của con. Nếu tình trạng nhẹ, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ

Trong trường hợp uống sữa mẹ bị sôi bụng đi ngoài, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày sao cho khoa học, đảm bảo đầy đủ chất. Cụ thể, mẹ không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc ăn các thực phẩm như cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành vì rất dễ làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Đồng thời, mẹ nên chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ và có tính mát (chuối, rau dền, rau ngót,…) để nâng cao chất lượng sữa.

4.2. Đổi sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ

Đối với trẻ bị tiêu chảy do uống sữa công thức, mẹ nên đổi sang loại sữa dễ tiêu hóa và hấp thu, êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Điển hình như Friso Gold – dòng sữa công thức được nhiều mẹ bỉm Việt tin dùng hiện nay.

Với Friso Gold, trẻ êm bụng, ngủ ngon, ít quấy khóc và giảm sôi bụng nhờ đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, không bị biến tính. Song song đó, sữa còn giúp trẻ tiêu hóa dễ, hấp thu nhanh, hạn chế các vấn đề tiêu hóa nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Không chỉ vậy, trẻ cũng uống sữa ngon miệng hơn nhờ vị sữa thanh nhạt, dễ làm quen bởi công thức không chứa đường sucrose.

sữa friso gold

Friso Gold ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ tự nhiên giúp trẻ tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất dễ dàng.

>> Mua ngay Friso Gold chính hãng cho bé mẹ nhé!

4.3. Điều chỉnh chế độ ăn dặm của trẻ

Với những trẻ đang trong quá trình ăn dặm, mẹ nên cho trẻ dùng những loại thực phẩm có tính ngọt dịu, chứa tinh bột và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp con hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên chế biến các món ăn dạng lỏng như cháo, súp… vừa giúp dễ tiêu hóa vừa có thể bù nước cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đóng hộp, nước có ga, bánh, kẹo, đồ ngọt,…

4.4. Đổi tư thế cho bú và vỗ ợ hơi cho con

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do nuốt phải nhiều không khí khi uống sữa. Do đó, khi cho bé bú, mẹ cần điều chỉnh tư thế đúng cách, hạn chế tối đa tình trạng này. Cụ thể:

  • Với trẻ uống sữa mẹ: Khi cho con uống sữa mà mẹ nghe bụng con sôi thì hãy đặt bé lên vai, vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi ra ngoài. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể đặt bé nằm ngửa rồi nhẹ nhàng gập đầu gối của bé liên tục để giúp giảm triệu chứng sôi bụng, đầy hơi.
  • Với trẻ uống sữa công thức: Khi con có tình trạng sôi bụng khi uống sữa, mẹ hãy cho bé ngậm vừa núm vú, đảm bảo sữa ngập đầy núm vú để tránh con nuốt khí vào bên trong.

4.5. Bổ sung đủ nước cho trẻ

Khi sôi bụng và đi ngoài, trẻ có nguy cơ mất nước cao nên mẹ cần đặc biệt lưu ý bù nước cho trẻ. Theo đó, mẹ có thể cho con uống nước chín, cách vài phút uống một lần đến khi trẻ đi tiểu trở lại. Hoặc sau mỗi lần con đi ngoài mẹ hãy cho trẻ uống 50 – 100 ml oresol (trẻ dưới 2 tuổi). Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu mất nước như khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong 6 tiếng,… mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

>> Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước và lưu ý nên biết

Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để sớm phát hiện, chăm sóc con yêu tốt hơn cũng như ngăn ngừa tình trạng này.

Xem thêm