TOP 7 thực phẩm bổ sung đạm cho bé phát triển toàn diện nhất

Tác giả: Huỳnh Uyên

Bổ sung đạm cho bé đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần được cung cấp nhiều protein trong chế độ ăn hơn. Dưới đây là 7 thực phẩm giàu đạm mà phụ huynh không nên bỏ qua nếu muốn bổ sung dưỡng chất này cho con.

1. Vì sao phụ huynh cần bổ sung đạm cho bé?

Bổ sung đạm (protein) cho bé là một việc làm thiết yếu để đảm bảo bé phát triển toàn diện. Protein có liên quan đến mọi chức nǎng sống của cơ thể  như tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần…Ngoài ra, protein cũng kích thích sự thèm ǎn của bé.

bổ sung đạm cho bé

Protein hỗ trợ phát triển trí não, tăng trưởng chiều cao, hình thành cơ bắp làm tăng cân nặng

Bên cạnh đó, khi ăn những thực phẩm giàu protein, trẻ còn có thể nhận được nhiều dưỡng chất quan trọng khác như sắt, omega-3, kẽm, vitamin B, vitamin D, canxi và selen.

2. Hàm lượng đạm cần thiết tuỳ theo độ tuổi của bé

Nhu cầu protein phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ. Trong những năm cuối gia đoạn dậy thì, các bé trai cần bổ sung nhiều protein hơn các bé gái. Khuyến nghị hàm lượng dinh dưỡng hằng ngày của trẻ được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ công bố cụ thể như sau:

  • Trẻ 1-3 tuổi: Cần bổ sung 13gr Protein mỗi ngày.
  • Trẻ 4-8 tuổi: Cần bổ sung 19gr Protein mỗi ngày.
  • Trẻ 9-13 tuổi: Cần bổ sung 34gr Protein mỗi ngày.
  • Bé gái 14-18 tuổi: Cần bổ sung 46gr Protein mỗi ngày.
  • Bé trai 14-18 tuổi: Cần bổ sung 52gr Protein mỗi ngày.

3. TOP 7 thực phẩm bổ sung đạm cho bé hiệu quả

3.1. Đậu lăng

thực phẩm giàu đạm cho bé

Nếu bạn không muốn cho bé dùng quá nhiều protein động vật trong chế độ ăn hằng ngày thì đậu lăng là lựa chọn tối ưu

Đậu lăng không chỉ là nguồn protein thực vật tuyệt vời mà còn giúp trẻ dễ dàng ăn uống. Phụ huynh có thể chọn loại đậu lăng ít hoặc không có natri, rửa sạch sau đó để ráo nước. Nghiền đậu cho đến khi mịn bằng nĩa hoặc máy xay rồi pha loãng đậu lăng với sữa mẹ, các loại sữa công thức. Các trẻ lớn hơn có thể ăn đậu mềm như một thức ăn nhẹ.

3.2. Thịt bò

các thực phẩm giàu protein

Thịt bò nổi tiếng là thực phẩm sở hữu hàm lượng lớn protein

Sở hữu nhiều sắt, kẽm và protein, thịt bò là thực phẩm vô cùng tuyệt vời cho trẻ. Các mẹ có thể nấu cho trẻ thịt bò xay nhuyễn ăn cùng với khoai lang, súp lơ hoặc bông cải xanh.

3.3. Đậu phụ

bổ sung protein cho bé

Chỉ nên cho trẻ ăn đậu phụ khi được 8 tháng tuổi, đảm bảo không có dị ứng với thành phần đậu nành

Đậu phụ chắc chắn sẽ là thực phẩm mà chị em không nên bỏ qua nếu muốn bổ sung đạm cho bé. Đây là thực phẩm dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu, giá thành rẻ mà lại sở hữu lượng protein cao. Đặc biệt, với những gia đình ăn chay thì đây sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Phụ huynh có thể xay đậu hũ với trái cây xay nhuyễn cho bữa ăn ngọt hoặc nướng đậu hũ để làm thức ăn nhẹ cho bé.

3.4. Cá

thực phẩm chứa nhiều protein

Cá giàu chất dinh dưỡng, tối ưu cho sự hình thành và phát triển của trẻ nhỏ

Cá là thực phẩm giàu Omega-3 cùng protein, hỗ trợ xây dựng não bộ, vô cùng tốt cho trẻ sơ sinh. Mặc dù vậy, phụ huynh nên tránh sử dụng những loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao. Thay vào đó, bữa ăn của bé có thể sử dụng các loại cá như cá hồi, cá tuyết và cá vược.

3.5. Trứng

thực phẩm giàu đạm

Khi cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng, mẹ nên thử cho bé ăn với lượng nhỏ trước xem bé có bị dị ứng hay không

Trứng được xem là một loại protein hoàn chỉnh, và lòng đỏ trứng có thể được sử dụng trong chế độ ăn uống của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý, trẻ chỉ nên ăn lòng trắng trứng sau khi thôi nôi. Đồng thời hãy kiểm tra kỹ lưỡng tiền sử gia đình có người dị ứng với trứng hay không.

TOP 7 thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của bé. Vậy, những loại thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả nhất là gì? Mời bạn xem qua bài viết dưới đây. 1. 7 thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao…

3.6. Ngũ cốc

protein thực vật

Ngũ cốc rất thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của các bé tuổi ăn dặm

Với những trẻ quá nhỏ để ăn thức ăn rắn, ngũ cốc sẽ hỗ trợ đáp ứng nhu cầu protein. Phụ huynh hãy tìm hoại ngũ cốc dành riêng cho trẻ sơ sinh. Ngũ cốc được trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ tạo thành một loại protein hoàn chỉnh.

Ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh thường được khuyến khích làm thức ăn dặm cho bé và không có nguy cơ cao gây dị ứng. Trái cây hoặc rau củ xay nhuyễn cùng ngũ cốc sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, đồng thời tăng cường lượng vitamin và khoáng chất.

3.7. Thực phẩm từ sữa

bổ sung đạm cho bé

Bổ sung đạm cho bé qua các loại sữa công thức hay sữa mẹ

Protein có nhiều trong thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua và phô mai. Sữa chua và phô mai có thể được dùng như một bữa ăn nhẹ hoặc một phần của bữa ăn chính để bổ sung đạm cho trẻ.

Mặc dù vậy, để hạn chế nguy cơ dị ứng đạm từ sữa bò, em bé nên được 8 tháng tuổi trước khi ăn phô mai cũng như nên tròn 1 tuổi trước khi uống sữa bò. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vẫn nên uống sữa công thức hoàn sữa mẹ để được bổ sung đạm tối ưu.

Những dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức mà bố mẹ cần biết

Con khỏe mạnh và phát triển tốt là mong muốn của nhiều bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ con lại gặp rất nhiều vấn đề trong những năm đầu đời. Một trong số đó là xuất hiện dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức. Hãy cùng tìm hiểu…

Có thể nói, phụ huynh nên tiến hành bổ sung đạm cho bé sớm nhất có thể để đảm bảo bé được phát triển toàn diện, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động cơ thể, xây dựng tế bào mới… Hy vọng bài viết trên đã giúp phụ huynh biết thêm về những thực phẩm giàu đạm để bổ sung cho bé. Chúc bạn thành công.

 

Nguồn tham khảo: 

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/goi-y-thuc-pham-bo-sung-vi-chat-dinh-duong-cho-tre

Xem thêm