Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Tác giả: Lê Uyên

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng thường gặp nhất là ợ hơi, trớ, nấc cụt. Các ông bố bà mẹ hay nghĩ rằng đầy hơi là do những vấn đề trong chế độ ăn uống hằng ngày của bé. Thế nhưng, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này. Vậy đó là những nguyên nào và đến từ đâu?

trẻ sơ sinh bị đầy hơi

Trẻ sơ sinh rất dễ bị đầy hơi, chướng bụng

 1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị đầy hơi

Trong 3 tháng đầu đời thì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa được hoàn chỉnh. Chính vì vậy, khi thức ăn di chuyển xuống dạ dày, ruột non sẽ hấp thụ các thành phần có thể sử dụng và giải phóng khí hydro, carbon dioxide để tạo khí. Khí bị tích tụ bé cần phải loại bỏ nó bằng miệng, ợ hơi hoặc qua hậu môn. Trường hợp khí không được giải phóng sẽ tích tụ trong đường tiêu hóa gây đầy hơi và khó chịu, có thể thấy rõ qua một vài biểu hiện sau:

  • Sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ, bụng bé không có dấu hiệu xẹp mà vẫn căng tròn, trướng hơi. Khi đó, mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào bụng bé có phát ra âm thanh nghe như tiếng trống.
  • Bé đang bình thường bỗng nhiên quấy khóc, khó chịu, bứt rứt, không chịu ăn uống.
  • Xuất hiện tình trạng nôn mửa.
  • Bé bị xì hơi nhiều lần, đi tiểu phân lỏng hoặc sền sệt. Ngoài ra, nặng hơn là có những trường hợp bé bị táo bón mấy ngày.
  • Chưa kể, vào ban đêm bé thường khó ngủ, mất ngủ do đau bụng, ấm ách.
Sữa đêm cho bé loại nào tốt? TOP 5 sữa được nhiều mẹ tin dùng nhất

Chọn sữa đêm cho bé loại nào tốt là băn khoăn của không ít cha mẹ hiện nay. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc này, hãy cùng tham khảo ngay TOP 5 loại sữa đêm được tin dùng nhất, để tìm ra cho bé yêu nhà mình một nguồn…

 2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của con thì việc tiếp theo các mẹ nên làm là đi tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là những nguyên thường xảy ra nhất trong các trường hợp bé bị đầy bụng, khó tiêu.

2.1. Do chế độ ăn uống của mẹ

Đa phần các bé trong độ tuổi sơ sinh đều còn đang bú sữa mẹ. Vì vậy, chế độ ăn uống của người mẹ tác động rất lớn đến tình trạng sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ. Một số bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia chỉ ra rằng các loại thực phẩm mẹ ăn vào dễ sinh đầy hơi ở bé là rau cải và đậu. Đồng thời, một số loại trái cây như cam, quýt, dâu tây, cà chua có hàm lượng axit cao sẽ khiến mẹ bị thừa axit và có thể gây kích ứng cho trẻ. 

Chính vì thế khi cho con bú, các mẹ nên kiểm tra và loại bỏ tất cả các sản phẩm từ sữa, đậu nành và đậu phộng ra khỏi chế độ ăn uống trong 2 tuần. Sau đó theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ mà thực hiện bổ sung sữa (như phô mai cứng hoặc sữa chua), các loại đậu vào dần dần để bé dung nạp vào cơ thể. 

trẻ bị đầy hơi

Chế độ ăn uống của mẹ cũng tác động khá nhiều đến hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ

2.2. Do thay đổi chế độ ăn đột ngột

Nguyên nhân này xảy ra khi bé đang trong giai đoạn chuyển đổi chế độ ăn uống. Cụ thể như khi bé đang bú mẹ chuyển sang bú bình; đang bú sữa hoàn toàn chuyển sang ăn dặm,… Lúc này hệ tiêu hóa của bé sơ sinh còn khá non nớt và chưa quen tiêu hóa nhiều loại thức ăn khác nhau. Vậy nên những bé nào hệ tiêu hóa nhạy cảm, khi gặp phải bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống đều có những phản ứng như ợ hơi, đầy bụng.

2.3. Do dùng kháng sinh hoặc thuốc

Những lúc bé bị bệnh phải dùng thuốc kháng sinh ngoài việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại thì đồng thời cũng làm mất đi các hệ vi sinh có lợi trong đường ruột. Một trong số những vấn đề thường xảy ra nhất là đầy bụng. Không chỉ vậy, ở một số trường hợp cá biệt bé cũng có thể bị đầy bụng do dị ứng các thành phần của thuốc chữa bệnh hoặc thuốc tiêm phòng.

2.4. Do trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón

Có thể nói những bệnh lý về tiêu hóa trong đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về tiêu hóa khác. Khi bé trào ngược dạ dày, nôn mửa lúc này hơi sẽ bị tống xuất theo chiều ngược so với bình thường. Điều này làm cho bé sau đó hay bị trướng bụng, ợ hơi. 

Bên cạnh đó, táo bón sẽ gây ra hiện tượng ứ phân. Việc đầy bụng của trẻ đến từ việc vi trùng sinh hơi trong đại tràng. Còn với vấn đề tiêu chảy, bé bị mất chất điện giải vốn có nên dẫn đến trướng bụng. Một vài tình trạng trầm trọng hơn sẽ làm cho cơ hoành bị chèn ép làm bé nôn ói nhiều.

5 dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ nhỏ nhanh chóng

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ hiện nay không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh thường gây ra tình trạng mất nước và điện giải của cơ thể khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao li bì nhiều ngày liền. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi…

 3. Những cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Thông thường, các triệu chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên để trẻ mau chóng trở lại trạng thái bình thường thì các mẹ có thể tham khảo một số cách đây vừa an toàn lại dễ thực hiện nhất.

3.1. Giúp bé ợ hơi thường xuyên

Ợ hơi là phương pháp đơn giản nhất giúp giảm tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Một số tư thế để giúp bé dễ dàng ợ hơi mẹ có thể thực hiện như: cho bé ngồi tựa vào cánh tay mẹ, cho bé đứng lên và tựa đầu vào vai mẹ, để bé nằm sấp trên đùi mẹ. Việc này được các bác sĩ khuyên làm sau khi cho trẻ bú xong để giảm triệu chứng nôn trớ, trào ngược dạ dày ở các bé.

trẻ bị đầy hơi chướng bụng

Mẹ nên điều chỉnh lại tư thế cho con bú đúng cách để tránh tình trạng trẻ bị đầy hơi khó chịu

3.2. Tập các động tác thể dục

Mẹ có thể tập một số động tác cho trẻ như đặt bé nằm ngửa, rồi cầm hai chân di chuyển nhẹ nhàng như động tác đạp xe đạp. Đối với cử động này có thể giúp bé giảm bớt được lượng khí trong bụng. 

3.3. Massage bụng cho trẻ

Massage là phương pháp giảm đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Sau khi bé ăn được khoảng 30 phút, mẹ hãy dùng 3 ngón tay di chuyển nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài bụng của bé yêu. Để giảm việc chà xát mạnh vào làn da mỏng manh của bé, mẹ có thể dùng thêm dầu massage, giúp bé thêm thư giãn, thoải mái, giảm cảm giác khó chịu vì bị đầy bụng.

bé bị chướng bụng đầy hơi

Massage bụng giúp ích khá nhiều cho hệ tiêu hóa của bé

3.4. Chườm túi nóng

Nhờ tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm mà đây được xem là cách giúp trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng giảm khó chịu hiệu quả nhất. Với cách này mẹ thực hiện bằng cách lấy 2 chiếc khăn tay, làm ấm chúng bằng cách nhúng vào nước nóng và vắt khô. Khi đạt đến độ nóng phù hợp và đảm bảo không làm bỏng da bé, mẹ đặt 1 khăn đã gấp gọn lên bụng và dùng cái còn lại quấn quanh bụng để cố định lại. Hơi nóng và sức nặng của cái khăn sẽ giúp đẩy hơi trong bụng bé ra dễ dàng hơn, mẹ lưu ý cẩn thận không quấn quá chặt.

 4. Sữa Frisolac Gold – Cho trẻ dễ dàng hấp thu hệ tiêu hóa tốt hơn

Một trong số những cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hữu dụng nhất là cho bé bú sữa mẹ. Nhưng cũng có một vài trường hợp bất khả kháng mẹ phải sử dụng các loại sữa công thức cho bé, như bị bị tắc sữa, không đủ sữa,…. Lúc này mẹ có thể cho bé dùng Frisolac Gold – nhãn hiệu sữa bột tốt nhất tại Việt Nam. Dòng sữa này được nghiên cứu riêng cho thị trường Việt Nam để hỗ trợ hệ tiêu hóa với những thành phần dinh dưỡng phù hợp với thể trạng trẻ em Việt. 

bé bị đầy hơi

Frisolac Gold 1 có hương vị dễ uống nên được rất nhiều bà mẹ lựa chọn

Sữa Frisolac Gold 1 là công thức dinh dưỡng cung cấp đa vi chất dinh dưỡng vitamin A, C, E và các chất khoáng selen, kẽm, kết hợp 5 loại nucleotit và chất xơ GOS. Những chất này giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột của trẻ. Bên cạnh đó quy trình LockNutri™ giúp bảo vệ đạm sữa trong suốt quá trình sản xuất không bị biến chất bởi nhiệt độ cao – giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. Không những vậy, Frisolac Gold 1 có công thức được bổ sung DHA và AA giúp phát triển não bộ và thị giác, từ đó tăng khả năng nhận thức và học hỏi của bé.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Qua sự chia sẻ về nguyên nhân cũng như các thông tin cách xử lý cho hiện tượng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng ở trong bài, hy vọng ba mẹ sẽ có thêm nguồn kiến thức để bảo vệ con yêu luôn khỏe mạnh. Ngay hôm nay, các mẹ hãy tìm hiểu về một số loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để cung cấp thêm nguồn dưỡng chất giúp hệ tiêu hóa của trẻ được phát triển tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chăm sóc

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là các thắc mắc thường gặp của phụ huynh về trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng, mời mẹ cùng tham khảo để có cách xử trí phù hợp giúp con cải thiện tình trạng:

1. Làm sao để biết bé sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng?

Hầu hết các trường hợp chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh có các biểu hiện sau: Ợ hơi nhiều lần; sau khi ăn từ 1-2 giờ bụng vẫn căng tròn, trướng hơi; thường xuyên xì hơi, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thậm chí là nôn trớ sau khi uống sữa. Một số trường hợp nặng hơn bé có thể bị táo bón mấy ngày.

2. Mẹ cho con bú ăn gì để con không bị đầy bụng?

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ bị đầy bụng, trong thời gian cho con bú, mẹ nên bổ sung thêm sữa chua, rau chân vịt, cần tây, đu đủ, chuối… giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm các loại trà thảo mộc (trà hoa cúc, trà bạc hà) để hỗ trợ giãn cơ trong hệ tiêu hóa, giải phóng khí, từ đó giảm căng tức chướng bụng.

3. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng?

Ngoài áp dụng những cách trên, mẹ có thể làm giảm lượng hơi trong dạ dày giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn bằng cách: Nâng đầu trẻ cao hơn dạ dày (khi cho bé bú mẹ), nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú (với bé bú bình), điều chỉnh lượng sữa phù hợp nhu cầu bé. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung men vi sinh giúp ổn định đường ruột của trẻ.

4. Khi nào trẻ sơ sinh bị đầy hơi cần đi khám?

Nếu thấy trẻ thường xuyên bị đầy hơi kèm theo các triệu chứng như táo bón, dị ứng (nổi mề đay, mẩn đỏ, sưng mặt), sốt, máu lẫn trong phân… thì nên đưa đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm

 

Nguồn tham khảo