[Giải đáp] Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có sao không?
Tác giả: Đồng Nguyễn
Lần đầu làm cha mẹ, mọi bất thường của trẻ sơ sinh đều khiến phụ huynh lo lắng. Trong đó, mỗi khi thấy trẻ sơ sinh thở mạnh, thở nhanh thì nhiều cha mẹ không biết con có đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào hay không. Nào, cha mẹ hãy cùng Sữa Nào Tốt giải đáp thắc mắc bé sơ sinh thở mạnh có sao không trong bài viết sau nhé!
1. Tìm hiểu nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh
Cha mẹ thường thấy trẻ sơ sinh thở nhanh với hơi thở mạnh hơn người lớn (đặc biệt là trong lúc ngủ), giữa các nhịp thở có khoảng ngừng khá lâu hoặc tạo ra một số âm thanh kỳ lạ như tiếng thở rít, thở khò khè, thở như huýt sáo… Như vậy có phải là kiểu thở bình thường của bé sơ sinh hay không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh khoảng 1 tháng tuổi có nhịp thở trung bình trong khoảng 40 – 50 nhịp/phút. Còn ở những trẻ từ 1 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi, nhịp thở bình thường là 35 – 40 nhịp/phút. Ngoài ra, trẻ sơ sinh thường hít vào – thở ra theo một chu kỳ nhất định, tức là giữa hai nhịp thở sẽ có một khoảng nghỉ chừng 5 giây.
Thêm nữa, hoạt động hô hấp của bé còn có các đặc điểm nổi bật như sau:
- Chủ yếu thở bằng mũi, chưa biết kết hợp thở bằng miệng.
- Lỗ mũi, đường thở hẹp hơn người lớn nên quá trình trao đổi khí diễn ra khó khăn hơn.
- Cấu tạo thành ngực chủ yếu từ sụn nên khá mềm.
2. Bé sơ sinh thở như thế nào được xem là thở mạnh, thở nhanh?
Có thể thấy, nhịp thở của trẻ sơ sinh nhanh và mạnh hơn bình thường là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Vì lúc này, hệ hô hấp của con đang tập thích nghi với việc tự thở và môi trường sống mới xung quanh. Vậy, làm thế nào cha mẹ biết được tình trạng thở nhanh mạnh của bé là bất thường?
Phụ huynh có thể thử đếm nhịp thở của trẻ khi đang ngủ theo từng bước sau:
- Bước 1: Nhẹ nhàng ôm con vào lòng và vén áo qua ngực.
- Bước 2: Đếm số lần cử động lên – xuống của ngực và bụng trong 1 phút. Thực hiện bước này khoảng 2 – 3 lần để có con số chính xác nhất.
- Bước 3: So sánh kết quả với thông số trung bình WHO cung cấp. Cụ thể, những trường hợp WHO nhận định tình trạng thở nhanh mạnh bất thường là trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở trên 60 lần/phút, trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng tuổi có nhịp thở 50 lần/phút hoặc trẻ 1 – 5 tuổi có nhịp thở khoảng 40 lần/phút.
3. Bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ có sao không?
Phần lớn tình trạng trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh là một hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ hết dần khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy nhịp thở của con nhanh bất thường, kèm nhiều biểu hiện khác lạ bên dưới thì nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ sớm:
Nếu bé sơ sinh ngủ thở mạnh nhưng vẫn uống sữa ngon miệng thì cha mẹ không nên quá lo lắng.
4. Vì sao trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh?
Ngoại trừ nguyên do liên quan đến cấu tạo sinh lý, còn có rất nhiều nguyên nhân khác làm cho bé sơ sinh khi ngủ thở mạnh như:
4.1 Đề kháng của trẻ còn non yếu
Những tháng đầu sau sinh, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu nên chưa đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Vì thế, trẻ dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh và biểu hiện nổi bật của những bệnh vặt đó là trẻ thở mạnh, thở nhanh hơn bình thường.
4.2 Bé tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng
Nếu bé bị dị ứng với một vài yếu tố nhất định như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn… thì ngay khi tiếp xúc, cơ thể sẽ bị kích ứng mạnh, dẫn đến tình trạng em bé sơ sinh thở mạnh. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột của môi trường sống (như nhiệt độ, thời tiết…) cũng có thể làm cho trẻ khó chịu và khó thở.
4.3 Bé đang gặp phải vấn đề hô hấp
Bên cạnh các bệnh vặt thường gặp, nếu cha mẹ không giữ ấm đúng cách cho bé, nhất là khi bước vào mùa đông lạnh hoặc thời khắc chuyển mùa thì trẻ có khả năng gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến hô hấp. Chẳng hạn như suy hô hấp, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng…
Nếu không giữ ấm cơ thể cho bé đúng cách thì con có thể mắc phải các bệnh về hô hấp.
4.4 Trẻ cảm thấy nóng
Khi nhiệt độ trong phòng ngủ quá cao, trẻ có thể hít thở phải không khí nóng liên tục. Điều này vô tình ảnh hưởng không tốt đến quá trình hô hấp của con, từ đó làm bé sơ sinh ngủ thở mạnh, đi kèm hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, mặt ửng đỏ…
4.5 Tư thế ngủ của trẻ chưa phù hợp
Nhiều bé giữ nguyên một tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng một bên xuyên suốt giấc ngủ. Thói quen này có nguy cơ cản trở đường thở, cụ thể hơn là lượng oxy đưa vào cơ thể không đủ, dẫn đến tình trạng thở mạnh, thở nhanh khi ngủ.
5. Mẹ nên làm gì khi em bé sơ sinh thở mạnh?
Để giúp con hít thở dễ dàng và cải thiện chất lượng giấc ngủ, cha mẹ hãy thử áp dụng những giải pháp hữu ích tại nhà được gợi ý sau đây:
5.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Hơn 70% cơ quan miễn dịch nằm ở đường ruột nên “chìa khóa” của đề kháng khỏe để trẻ phòng ngừa bệnh vặt và đủ sức chống lại tác nhân gây hại từ môi trường là hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chính, phù hợp với khả năng tiếp nhận của hệ tiêu hóa non nớt. Do vậy, mẹ nên duy trì chế độ ăn khoa học, nhất là tăng cường bổ sung vitamin A (có trong cà rốt, ớt chuông, dầu gan cá…), vitamin C (trong cà chua, dứa, quả anh đào…), vitamin D (có trong nấm, sữa, cá hồi, cá trích…) và vitamin E (trong rau bina, quả bơ, tôm…) để tăng cường chất lượng sữa.
>> Khám phá chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi
Trong trường hợp trẻ đang uống sữa công thức, mẹ ưu tiên sản phẩm có đạm mềm nhỏ, tự nhiên để trẻ dễ dàng hấp thu và bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường đề kháng để bé phát triển tốt nhất. Nếu chưa chọn được sữa công thức nào tốt nhất cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo “bộ đôi” Friso Gold và Friso Gold Pro đến từ thương hiệu FrieslandCampina.
Với Friso Gold, trẻ sẽ tiêu hóa tốt và hấp thu nhanh nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên. Thêm nữa, bé cũng êm bụng, êm giấc, ngủ ngon chính nhờ đạm sữa mềm, dễ tiêu đó. Đặc biệt, phần lớn trẻ uống Friso Gold đều yêu thích ngay từ lần đầu tiên vì vị sữa thanh nhạt, thơm ngon, dễ làm quen nhờ không thêm đường sucrose.
>> Cha mẹ đặt mua Friso Gold chính hãng tại đây nhé!
Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhờ đó sức đề kháng tự nhiên của cơ thể cũng được cải thiện dựa vào thành phần đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên của Friso Gold.
Riêng với Friso Gold Pro, không chỉ giúp trẻ bụng êm, ngủ ngon nhờ thừa hưởng các đặc tính nổi bật của Friso Gold, sản phẩm còn có hệ dưỡng chất BioPro+. Đây là hệ dưỡng chất kết hợp giữa HMO, GOS và Probiotic, có công dụng tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh, từ đó phòng ngừa bệnh vặt. Vì vậy, trẻ uống sữa Friso Gold Pro sẽ tiêu hóa tốt nên ngủ ngon giấc, thở đều nhịp và ít ốm vặt hơn hẳn.
>> Cha mẹ có thể đặt mua Friso Gold Pro nhanh chóng tại đây!
Trẻ được nâng cao đề kháng đường ruột tự nhiên để phòng ngừa ốm vặt hiệu quả nhờ có hệ dưỡng chất BioPro+ của Friso Gold Pro.
Ngoài ra, với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm cơ bản và xây dựng chế độ ăn uống cân đối 4 nhóm dưỡng chất (gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất). Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, chanh, bông cải xanh… và những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, chuối, hành tây…
5.2 Vệ sinh mũi của trẻ thường xuyên
Phụ huynh nên vệ sinh mũi của con 2 – 3 lần/ngày bằng nước muối nhằm loại bỏ hết chất nhờn, bụi bẩn – những tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp bình thường của trẻ. Cách làm rất đơn giản là cha mẹ đặt bé nằm ở nơi bằng phẳng, thoải mái; sau đó nhỏ 1 – 2 giọt nước muối vào từng bên mũi để làm sạch khoang mũi.
5.3 Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé
Theo khuyến nghị của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, tư thế ngủ an toàn nhất cho em bé sơ sinh là nằm ngửa trên mặt phẳng. Bởi, đây là tư thế giúp cơ quan bên trong không chèn ép lên nhau và cản trở quá trình hít thở. Do vậy, đặt con yêu nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa là một trong các cách khắc phục tình trạng bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ hiệu quả nhất.
6. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp khác
Sau đây là câu trả lời cho một vài câu hỏi xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh thở mạnh mà cha mẹ có thể tham khảo:
6.1 Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có sao không?
Vì cấu tạo đường thở của bé sơ sinh khác với người lớn và trẻ đang trong quá trình làm quen với việc tự thở nên việc thở mạnh và phần bụng phập phồng là một hiện tượng sinh lý thường gặp. Thế nhưng, nếu phụ huynh thấy trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ kèm theo nhiều biểu hiện bất thường như sổ mũi, nghẹt mũi, có âm thanh lạ phát ra từ mũi hoặc vòm họng… thì có thể con đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe.
6.2 Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ đến gặp bác sĩ?
Trẻ sơ sinh thở mạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Do đó, ngay khi phát hiện những tình trạng sau đây, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Bé chán ăn.
- Trẻ thường xuyên khó chịu, quấy khóc.
- Bé ho, nóng sốt trên 38 độ C.
- Nhịp thở của trẻ nhanh hơn 60 lần/phút.
- Môi bé nhợt nhạt.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh có sao không của mọi cha mẹ. Qua đó, phụ huynh tích lũy nhiều thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc con để trẻ phát triển tốt nhất.