10 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 – 8 tháng dễ ăn, dễ tiêu hóa

Tác giả: Đồng Nguyễn

Giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi, bé bắt đầu tập và thích nghi với việc ăn các thức ăn đặc. Theo đó, mẹ cần phải xây dựng thực đơn ăn dặm đa dạng, để giúp bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 10 thực đơn ăn dặm theo kiểu truyền thống cho bé 6 – 8 tháng đơn giản, giàu dinh dưỡng. Mẹ hãy tham khảo ngay nhé!

1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé ở giai đoạn 6 – 8 tháng

Hệ tiêu hóa của bé 6 – 8 tháng tuổi đã bắt đầu ổn định, nên nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng ngày tăng lên. Cụ thể, mỗi ngày bé cần nạp khoảng 710Kcal. Trong đó, mỗi ngày bé cần bổ sung 21 – 25g protein; 40% lipid; 400mg canxi; 275 mh photpho; 54mg magie; 18,6 mg chất sắt; 400 mg vitamin A, 5mg vitamin D; 4mg vitamin E.

“Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, sau đó dần dần làm quen với các loại thực phẩm phù hợp sau 6 tháng và tiếp tục bú mẹ trong 2 năm hoặc hơn.”

Theo đó, giai đoạn bé 6 – 8 tháng tuổi vẫn cần nguồn dinh dưỡng chất lượng từ sữa mẹ, kết hợp cho bé ăn dặm kiểu truyền thống để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. Thực đơn ăn dặm của bé 6 – 8 tháng cần cân đối 4 nhóm chất sau:

  • Nhóm tinh bột: Mẹ nên chế biến món ăn dặm cho bé từ gạo, bánh mì, bột ăn liền,…
  • Nhóm chất đạm: Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà. Từ tháng thứ 7 mẹ có thể cho bé ăn thịt bò, cá, tôm, cua,… Tháng thứ 8 trở đi bé cần ăn đa dạng thịt, cá, trứng, cua, tôm,…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất gồm có cà rốt, rau ngót, rau dền, củ cải, chuối, cam,…
  • Nhóm chất béo: Bé cần được ăn dầu thực vật (đậu nành, mè, oliu) và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn,…) với tỷ lệ 1:1. Vậy nên, trong mỗi bữa ăn của bé mẹ nên bổ sung dầu/mỡ theo lượng như sau: 2,5ml/bữa (bé 6 – 7 tháng); 5ml/bữa (bé 8 tháng).

ăn dặm truyền thống

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn 6 – 8 tháng, mẹ nên cho con ăn dặm kiểu truyền thống kết hợp cùng uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.

2. Nên cho trẻ 6 – 8 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?

“Từ 6 – 8 tháng tuổi, cho bé ăn dặm 2 – 3 bữa/ngày. Mẹ có thể cho bé ăn đa dạng thực phẩm (trừ mật ong). Mẹ cũng nên bổ sung thêm một bữa ăn nhẹ lành mạnh như trái cây nghiền để giúp trẻ không bị đói giữa các bữa chính, đồng thời có thêm năng lượng để vui chơi. Ngoài ra, trong thời gian tập ăn dặm mẹ vẫn nên cho trẻ uống đủ cữ sữa để con nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết, tăng trưởng ổn định.”

Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ tập ăn cho bé ăn 2 – 3 thìa bột/lần, mỗi ngày cho bé ăn từ 2 – 3 lần và duy trì trong khoảng 2 tuần. Khi bé đã quen với với việc ăn dặm, mẹ có thể tăng dần từ 2 – 3 bữa bột hoặc cháo một ngày. Bên cạnh bột và cháo, mẹ nên cho trẻ uống thêm nước ép trái cây như nước cam, bưởi, đu đủ,… Ngoài ra, mẹ nên cho bé uống sữa mẹ theo nhu cầu hoặc 600 – 700 ml sữa công thức/ngày.

3. Gợi ý 10 thực đơn ăn dặm theo kiểu truyền thống cho bé 6 – 8 tháng 

Dưới đây là tổng hợp 10 thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống giàu dinh dưỡng, dễ thực hiện:

3.1 Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng

Thực đơn 1: Cháo bí đỏ.

Thực đơn 2: Súp khoai

Thực đơn 3: Cháo hạt sen

Thực đơn 4: Cháo rau

Thực đơn 5: Cháo ngô ngọt cà rốt

3.2 Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng

Thực đơn 1:

  • Sáng sớm: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: Cháo đậu đỏ
  • Bữa nhẹ buổi sáng: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa trưa: Bí đỏ nghiền cùng rau chân vịt
  • Bữa chiều: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Thực đơn 2:

  • Sáng sớm: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: Cháo yến mạch
  • Bữa nhẹ buổi sáng: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa trưa: Cháo cà rốt
  • Bữa chiều: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Thực đơn 3:

  • Sáng sớm: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: Cháo bí đỏ
  • Bữa nhẹ buổi sáng: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa trưa: Lòng đỏ trứng luộc chín
  • Bữa chiều: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ hoặc sữa công thức

thực đơn an dặm truyền thống cho be 6 tháng

Nấu cháo đậu Hà Lan để cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống đúng cách.

3.3 Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng truyền thống

Thực đơn 1:

  • Sáng sớm: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: Rau củ quả xay nhuyễn
  • Bữa nhẹ buổi sáng: Nước trái cây
  • Bữa trưa: Cháo ngũ cốc
  • Bữa chiều: Bơ
  • Bữa tối: Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Thực đơn 2:

  • Sáng sớm: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: Cháo trứng gà.
  • Bữa nhẹ buổi sáng: Rau luộc
  • Bữa trưa: Cháo tôm bí xanh
  • Bữa chiều: Đu đủ chín
  • Bữa tối: Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Thực đơn 3:

  • Sáng sớm: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: Cháo thịt lợn
  • Bữa nhẹ buổi sáng: Sữa chua
  • Bữa trưa: Cháo thịt gà rau củ
  • Bữa chiều: Nước cam
  • Bữa tối:Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Thực đơn 4:

  • Sáng sớm: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: Cháo thịt bò
  • Bữa nhẹ buổi sáng: Nước trái cây
  • Bữa trưa: Cháo lươn rau muống
  • Bữa chiều: Nho
  • Bữa tối: Sữa mẹ hoặc sữa công thức

4. Những lưu ý khi lên thức đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 – 8 tháng

Để bé có hành trình tập ăn dặm vui vẻ, nhẹ nhàng mẹ nên lưu ý những điều sau:

4.1 Ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc

Khi bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn lượng thức ăn từ ít đến nhiều để giúp cho hệ tiêu hóa non nớt của bé không bị quá tải và nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Theo đó, vào những bữa ăn dặm đầu tiên mẹ hãy đút cho bé ăn khoảng ½ thìa hoặc ít hơn. Trong các bữa ăn tiếp theo mẹ có thể tăng lên ½ chén rồi nửa chén cháo/bột.

Bên cạnh đó, các món ăn dặm nên được chế biến từ dạng loãng đến đặc. Điều này không chỉ giúp bé làm quen nhanh với thức ăn lạ, mà còn giúp đường ruột tiêu hóa dễ dàng hơn.

thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm truyền thống

Khi mới tập ăn dặm mẹ nên nấu cháo loãng, mịn để bé làm quen và tiêu hóa dễ dàng hơn.

4.2 Hạn chế nêm nếm gia vị vào thức ăn

Trong rau củ có hàm lượng muối tự nhiên, nên khi chế biến món ăn cho con mẹ không cần nêm thêm gia vị này. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho đường và bột ngọt vào món ăn vì trong các gia vị này chứa nhiều thành phần phức tạp, có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của bé.

4.3 Không bắt ép bé ăn

Khi tập ăn dặm cho bé, mẹ không nên bắt ép bé ăn thêm khi con no hoặc khó chịu. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khiến con sợ ăn, biếng ăn dẫn đến chậm tăng cân. Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều và luôn tạo bầu không khí thoải mái để con hứng thú với việc ăn dặm hơn.

4.4 Đảm bảo dụng cụ chế biến và thực phẩm ăn dặm cho bé sạch sẽ, vệ sinh

Khi chế biến các món ăn dặm, mẹ nên chọn thực phẩm tươi, sạch và không sử dụng hóa chất độc hại, chất bảo quản. Bên cạnh đó, trước khi chế biến mẹ nên rửa sạch nguyên liệu và dụng cụ nấu nướng để tránh trường hợp thức ăn bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

4.5 Bổ sung sữa đầy đủ

Trong giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của quá trình phát triển của bé. Do đó, bên cạnh ăn dặm mẹ nên cho con uống sữa mẹ đủ cử để con yếu tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất, tăng trưởng ổn định. Với những bé dùng sữa công thức, mẹ nên chọn sữa có hương vị thanh nhạt, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, êm dịu với hệ tiêu hóa của con.

Hiện nay, Friso Gold và Friso Gold Pro là hai dòng sữa công thức được nhiều mẹ chọn làm “người bạn đồng hành” cùng con yêu.

Với Friso Gold, bé tiêu hóa dễ, hấp thụ nhanh và hạn chế các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Bên cạnh đó, sữa giúp con yêu êm bụng, ngủ ngon, ít quấy khóc nhờ đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên. Hơn nữa, bé cũng uống sữa ngon miệng nhờ vị sữa thanh nhạt tự nhiên, hợp khẩu vị trẻ bởi công thức không chứa đường sucrose.

cách cho bé ăn dặm truyền thống

Quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên giúp bé tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh dưỡng chất, từ đó êm bụng, êm giấc.

Với Friso Gold Pro mới, sữa kế thừa đặc tính dễ tiêu hóa và vị sữa thanh nhật của Friso Gold. Bên cạnh đó, sữa còn hỗ trợ tăng đề kháng đường ruột tự nhiên nhờ bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+. Hệ dưỡng chất này gồm có HMO, Probiotics và GOS giúp gia tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nhờ đó bé khỏe mạnh từ bên trong, hạn chế tình trạng ốm vặt hiệu quả. Đặc biệt, Friso Gold Pro mới cũng được nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ Hà Lan, đạt các tiêu chuẩn khắt khe, mẹ an tâm khi cho con sử dụng.

cách ăn dặm truyền thống

Friso Gold Pro mới chứa BioPro+, giúp nâng cao đề kháng tự nhiên cho con yêu thỏa sức khám phá thế giới bên ngoài.

>> Mẹ hãy đặt mua ngay Friso Gold và Friso Gold Pro chính hãng cho bé nhé!

Vừa rồi là những chia sẻ về thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 – 8 tháng. Hy vọng với những thông tin này, mẹ có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc và cân bằng dinh dưỡng giúp con phát triển toàn diện nhé!

Xem thêm