Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Tác giả: Đồng Nguyễn

Trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài khiến cơ thể con mệt mỏi và ngủ không ngon giấc, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển. Lúc này, rửa mũi cho con là giải pháp hữu hiệu giúp đường thở của con được thông thoáng, dễ chịu hơn. Vậy cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà đúng chuẩn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?

Rửa mũi cho trẻ mang đến một số lợi ích như cải thiện tình trạng ngạt mũi/sổ mũi, đồng thời ngăn ngừa các bệnh hô hấp như viêm mũi, viêm họng, giảm tình trạng kích ứng mũi,… Ngoài ra, khi khoang mũi được làm sạch, thông thoáng trẻ cũng cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi hô hấp. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần vệ sinh mũi cho trẻ vì có thể làm khô chất nhầy tự nhiên trong mũi, khiến trẻ dễ bị khô mũi và khiến con cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn.

Vậy nên, mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ trong các trường hợp như:

  • Trẻ có biểu hiện bị tắc mũi, chất nhầy ở mũi đặc quánh và không thể tự chảy ra ngoài.
  • Trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè vì có nhiều chất nhầy, đờm bên trong mũi.
  • Rửa mũi cho bé sơ sinh khi con có dấu hiệu bị viêm mũi, viêm họng và kích ứng mũi.

rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Rửa mũi là cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng để tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi bít tắc đường thở của bé.

2. Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh 

Dưới đây là hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả tại nhà:

2.1. Với nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý là giải pháp an toàn giúp loại bỏ dịch nhầy và làm sạch niêm mạc mũi của trẻ hiệu quả. Theo đó, cách rửa mũi bằng nước muối cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm yên sao cho phần đầu cao hơn thân người.
  • Bước 2: Mẹ nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi trẻ và đợi khoảng 30 – 60 giây.
  • Bước 3: Nghiêng người trẻ sang một bên để làm rão mũi, rồi lấy  khăn giấy thấm nước mũi.
  • Bước 4: Mẹ dùng khăn sạch và mềm để lau bên ngoài mũi của bé.

2.2. Với thuốc xịt mũi

Sử dụng thuốc xịt mũi cũng là một cách rửa mũi trẻ sơ sinh hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Cách rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh bằng thuốc xịt mũi được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ dùng giấy ăn sạch và mềm, cuộn nhỏ lại rồi đưa vào mũi con để thấm hút bớt dịch nhầy trong mũi.
  • Bước 2: Sau đó, mẹ xịt mỗi bên mũi khoảng 1 – 2 lần.

Lưu ý: Nếu áp dụng cách rửa mũi cho bé sơ sinh này, mẹ nên chọn loại chai xịt có tia nhẹ để tránh làm con bị đau mũi và hoảng sợ.

2.3. Với ống bơm

Mẹ có thể sử dụng ống bơm để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn. Theo đó, cách hút rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ có bé nằm ở tư thế nghiêng người về phía trước. Đồng thời, mẹ đặt một chậu nước bên cạnh bé.
  • Bước 2: Mẹ dùng xilanh được bơm đầy nước vào một bên mũi của trẻ. Trong khi bơm, mẹ để đầu xilanh hơi hướng lên phía trên, chếch về bên phải và bơm với áp lực vừa phải nhưng dứt khoát.
  • Bước 3: Sau đó, mẹ cho bé cúi đầu và thả ra bằng miệng. Khi dịch nhầy được đẩy ra ngoài thì dùng khăn mềm lau sạch.
  • Bước 4: Mẹ lặp lại động tác rửa mũi trẻ sơ sinh trên ở bên mũi còn lại.

2.4. Với bóng hút mũi

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè tiếp theo chính là sử dụng bóng hút mũi để hút chất nhầy bên trong mũi, giúp trẻ dễ thở hơn. Để thực hiện cách rửa mũi cho em bé sơ sinh này mẹ làm theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Mẹ đặt bé nằm ngửa, mặt hướng lên trần nhà và tay đặt 2 bên hông.
  • Bước 2: Nhỏ vào một bên mũi của bé 3 – 4 giọt nước muối và giữ yên trong 1 phút.
  • Bước 3: Trước khi đưa vòi hút vào mũi bé, mẹ bóp xẹp phần bóng bằng ngón cái.
  • Bước 4: Đưa đầu nhọn của vòi hút vào mũi bé một cách nhẹ nhàng đến khi bịt kín mũi.
  • Bước 5: Sau đó buông nhẹ ngón cái để hút không khí vào lại trong bóng, lực hút sẽ kéo theo chất nhầy của mũi vào trong bóng.
  • Bước 6: Lấy vòi hút ra khỏi mũi bé, bóp bóng đẩy bỏ chất nhầy mũi vào khăn giấy. Sau đó, mẹ lặp lại thao tác hút chất nhầy ở mũi còn lại.
  • Bước 7: Dùng khăn sạch, mềm lau sạch nhầy mũi bên ngoài quanh mũi bé.

cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè

Việc vệ sinh mũi cho trẻ bằng bóng hút mũi sẽ giúp loại bỏ chất nhờn, vi khuẩn trong mũi, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm các bệnh về hô hấp.

3. Các lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Khi thực hiện các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mẹ nên lưu ý một số điều sau:

3.1. Rửa mũi cho trẻ với tần suất phù hợp

Việc lạm dụng phương pháp rửa mũi sẽ khiến khoang mũi của trẻ bị mất lớp nhầy tự nhiên, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Do đó, với những trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp, mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé tối đa 3 lần/ngày. Còn khi trẻ hô hấp bình thường, không bị thở khò khè, nghẹt mũi,… thì mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé từ 2 – 3 lần/tuần.

3.2. Chọn đúng thời điểm vệ sinh mũi cho trẻ

Thời điểm thích hợp để rửa mũi cho trẻ là trước thời điểm cho ăn và đi ngủ. Mẹ tuyệt đối không nên rửa mũi khi bé vừa ăn no vì dễ gây nôn trớ. Đồng thời không nên rửa khi trẻ đang ngủ, vì dễ khiến nước muỗi bị ứ đọng và chảy về các cơ quan khác như tai, họng gây nguy hiểm.

3.3. Lựa chọn dung dịch rửa mũi an toàn

Trên thị trường có nhiều loại dung dịch vệ sinh mũi khiến mẹ gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp, an toàn với bé. Tốt nhất, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước để được kê đơn dung dịch rửa mũi và nhỏ mũi thích hợp cho bé.

3.4. Giữ vệ sinh sạch sẽ khi rửa mũi cho bé

Trước khi tìm cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối, bóng hút mũi,… mẹ cần đảm bảo vệ sinh tay với xà phòng khử khuẩn. Đồng thời, mẹ cũng cần chắc chắn rằng các dụng cụ vệ sinh mũi được rửa sạch và khử trùng trước khi sử dụng. Sau khi sử dụng, mẹ nên bảo quản dụng cụ ở nơi khô ráo, tránh để bụi bẩn bám vào.

cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Mẹ hãy rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi vệ sinh mũi cho bé.

Ngoài ra, khi vệ sinh mũi cho bé mẹ cũng chú ý:

  • Không dùng miệng hút mũi cho bé vì cách này có thể vô tình khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Không nên nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ để tránh tình trạng gây bỏng niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh.
  • Nếu kiên trì rửa mũi cho bé mà các dấu hiệu viêm mũi không suy giảm thì mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ?

Để giảm nguy cơ trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, ba mẹ cần chủ động tăng cường đề kháng cho trẻ từ bên trong bằng cách:

Friso Gold Pro – đảm bảo tiêu hóa khỏe, tăng đề kháng đường ruột tự nhiên cho bé

Friso Gold Pro mới là dòng sữa đang được nhiều mẹ tin chọn bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Cụ thể, sữa hỗ trợ tăng đề kháng đường ruột tự nhiên (*) nhờ bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ gồm HMOProbiotics và GOS gia tăng số lượng lợi khuẩn, qua đó giúp trẻ khỏe mạnh từ bên trong.

* Mẹ có biết hơn 70% cơ quan miễn dịch nằm ở đường ruột, nên sức khỏe đường ruột là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đề kháng của con.

Bên cạnh đó, sữa còn giúp trẻ tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh, hạn chế các vấn đề tiêu hóa nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần Duy Nhất bảo toàn hơn 90% đạm sữa dễ tiêu. Đồng thời, với Friso Gold Pro trẻ có thể uống ngon miệng nhờ vị sữa thanh nhạt, thơm ngon bởi thành phần không chứa đường sucrose. Ngoài ra, Friso Gold Pro còn được nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan, có thể truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ Track Easy, mẹ yên tâm về chất lượng.

răng trẻ em bị sâu

Friso Gold Pro hỗ trợ nâng cao sức đề kháng giúp con yêu phát triển khỏe mạnh từ bên trong.

>> Mẹ xem thêm thông tin và đặt mua Friso Gold chính hãng TẠI ĐÂY!

  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo cân đối 4 nhóm chất: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc: Theo nghiên cứu, việc ngủ đủ giấc – đúng giờ sẽ hỗ trợ trẻ tăng cường đề kháng, giúp trẻ hạn chế tối đa tình trạng ốm vặt.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên:

  • Đặt một máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm không khí khô và ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi.
  • Việc đặt máy lọc không khí trong phòng giúp không gian sống luôn thoáng đáng, sạch sẽ, từ đó hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn sinh sôi gây hại cho con.
  • Chủ động giữ ấm cơ thể cho con, đặc biệt là chân, cổ và đầu bằng cách đi tất chân, choàng khăn cổ, massage tinh dầu tràm trà để tránh nguy cơ cảm cúm, cảm lạnh.

Đến đây, hy vọng phụ huynh đã nắm rõ cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh tìm hiểu cách vệ sinh mũi, ba mẹ cũng nên áp dụng các cách phòng ngừa được gợi ý trong bài để hạn chế tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi khiến con khó chịu.

Xem thêm