Mách mẹ 4 nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Tác giả: Trần Thục

Trẻ bắt đầu ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển khả năng ăn uống cho sau này. Tuy vậy, vẫn có một số mẹ chưa biết cho bé ăn dặm đúng cách. Vậy làm thế nào để cho con ăn dặm thật tốt? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

cách ăn dặm cho bé

Giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm không chỉ là một bước phát triển mới của con mà còn là một trải nghiệm khó quên đối với mẹ

1. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là sau 6 tháng tuổi. Từ 6 tháng tuổi trở đi, tốc độ phát triển của bé tăng cao đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng, lúc này sữa mẹ không còn đáp ứng được đủ dinh dưỡng cần thiết nên bé cần ăn dặm để phát triển khỏe mạnh.

2. Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Khi mới bắt đầu ăn dặm thì bé sẽ chưa quen, hệ tiêu hóa còn khá non nớt. Để giúp bé làm quen dần với thức ăn khác, các mẹ nên chú ý một vài nguyên tắc dưới đây:

2.1. Từ ít đến nhiều

Khoảng 1-3 bữa đầu, các mẹ nên cho bé ăn ít, tầm 5-10ml thức ăn. Sau đó mẹ có thể tăng lượng thức ăn dần lên để dạ dày và hệ tiêu hóa của con có thời gian thích nghi với loại thức ăn mới.

Bạn cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày, khi con lớn hơn thì có thể là 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như váng sữa, trái cây,..

Cách ăn dặm như vậy giúp hệ tiêu hóa của bé nhẹ nhàng, dễ hấp thu và bổ sung dinh dưỡng đủ cho sự tăng trưởng của bé.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh và khỏe mạnh

Rất nhiều mẹ “bỉm sữa” cảm thấy lo lắng khi thấy bé nhà mình ở giai đoạn 6 tháng tuổi bị chậm tăng cân, còi cọc hơn những bạn cùng trang lứa. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và làm thế nào để cân nặng của bé…

2.2. Từ lỏng đến đặc

Các mẹ nên cho con ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt, có thể là bột loãng từ 2-3 ngày sau đó tăng độ đặc, thô của thức ăn lên như cháo rây, cháo nguyên hạt hay cơm,..để bé có thể nhanh chóng ăn được thức ăn của người lớn.

2.3. Từ vị ngọt đến vị mặn

Trước giờ bé chỉ uống sữa mẹ nên sẽ khó thích nghi với loại thức ăn mới. Các mẹ nên cho trẻ ăn bột ăn dặm có vị ngọt trước, vì vị ngọt dễ ăn với các bé hơn, rồi mới chuyển dần sang các loại bột có vị mặn.

Đánh giá TOP 10 bột ăn dặm tốt nhất cho bé 6 tháng tuổi

Đến cột mốc 6 tháng tuổi, thiên thần nhỏ của mẹ đã bắt đầu tập ăn dặm. Vậy đâu là loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất hiện nay? Mời mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây để có thêm kiến thức nuôi con khỏe…

2.4. Chế độ ăn dặm đủ dinh dưỡng và vệ sinh

Lúc mới đầu thì chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo. Nhưng từ tháng 9-11, trẻ cần được cung cấp đủ 4 nhóm thức ăn theo tỉ lệ hợp lý:

  • Nhóm chất đạm: Đạm cung cấp các axit amin thúc đẩy sự tăng trưởng và hồi phục tế bào. Mẹ có thể cho bé ăn cả đạm động vật và thực vật, sự kết hợp cả 2 loại đạm này giúp bé khỏe mạnh hơn.
  • Nhóm chất béo: Chất béo không những cung cấp năng lượng mà còn giúp các loại Vitamin hòa tan hấp thụ vào cơ thể tốt hơn.
  • Nhóm tinh bột: Các loại tinh bột như gạo, yến mạch,… giàu đạm, chất xơ tự nhiên và hàm lượng dinh dưỡng cao giúp bổ sung năng lượng cho bé.
  • Nhóm Vitamin và khoáng chất: 2 loại chất này có trong trái cây và rau củ là chủ yếu, hỗ trợ hệ tiêu hóa trơn tru và tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, thức ăn cho bé cần phải đảm bảo vệ sinh tốt và an toàn, vì hệ tiêu hóa còn non và dễ bị vi khuẩn tấn công.

nguyên tắc ăn dặm cho bé

Các mẹ không nên ép bé ăn. Vì như vậy có thể gây tác dụng ngược như nôn ọe, cáu gắt… lâu dần sẽ hình thành ác cảm cho trẻ, khiến con cảm thấy sợ hãi và không hứng thú khi ăn

3. Ảnh hưởng của việc cho bé ăn dặm không đúng cách

Việc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Nếu bé ăn dặm quá sớm (từ 3-4 tháng tuổi):

  • Nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì bé còn nhỏ và hệ tiêu hóa yếu
  • Trẻ sẽ bú mẹ ít lại dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất giúp tăng sức đề kháng
  • Thức ăn không phù hợp khiến bé bị táo bón, khó tiêu, tiêu chảy
  • Trẻ bú ít khiến mẹ có khả năng mang thai sớm

Nếu bé ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng): Bé sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển và có khả năng bị còi xương, suy dinh dưỡng,..

Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn khó khăn với nhiều mẹ, tuy nhiên vượt qua được thời điểm này thì trẻ sẽ lớn và khỏe mạnh hơn. Hy vọng qua những chia sẻ trên thì các mẹ đã hiểu rõ những lưu ý cho bé ăn dặm đúng cách để giúp con phát triển một cách toàn diện.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/nhung-luu-y-khi-cho-tre-an-dam-de-tre-an-de-dang-tieu-hoa-tot

Xem thêm