Tuần khủng hoảng của trẻ: Các mốc, dấu hiệu và giải pháp

Tác giả: Đồng Nguyễn

Nếu mẹ nhận thấy con yêu bỗng nhiên cáu gắt, khó chịu hơn bình thường mà không rõ nguyên do thì có thể trẻ đang bước vào tuần khủng hoảng (Wonder Week). Đây là giai đoạn bé có nhiều thay đổi rõ rệt về tâm lý lẫn sinh lý nên cha mẹ hãy tham khảo những thông tin hữu ích sau đây để giúp con phát triển tốt nhất.

1. Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh (Wonder Week) là gì?

Tuần khủng hoảng (hay Wonder Week) là khái niệm của Tiến sĩ Frans Plooij và vợ ông – Tiến sĩ Hetty Van De Rijt sử dụng để chỉ khoảng thời gian trẻ có sự phát triển và thay đổi vượt bậc về tâm lý và sinh lý. Trải qua thời điểm này, trẻ sẽ học thêm được nhiều kỹ năng mới và ăn ngủ ngon hơn.

Các tuần khủng hoảng của bé sơ sinh gồm:

  • Giai đoạn 5 tuần tuổi.
  • Giai đoạn 8 tuần tuổi.
  • Giai đoạn 11 – 12 tuần tuổi.
  • Giai đoạn 14 – 19 tuần tuổi.
  • Giai đoạn 22 – 26 tuần tuổi.
  • Giai đoạn 33 – 37 tuần tuổi.
  • Giai đoạn 41 – 46 tuần tuổi.
  • Giai đoạn 51 – 54 tuần tuổi.
  • Giai đoạn 59 – 61 tuần tuổi.
  • Giai đoạn 70 – 76 tuần tuổi.

2. Dấu hiệu tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Bước vào tuần Wonder Week, mẹ thấy bé yêu xuất hiện những biểu hiện sau:

3. Sự thay đổi của trẻ sơ sinh trong các tuần Wonder Week của trẻ

Mỗi tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh sẽ có những điều thay đổi khác nhau. Cụ thể:

3.1 Wonder Week ở 5 tuần tuổi (Wonder Week 1)

Giác quan của trẻ 5 tuần tuổi dần nhạy bén hơn nên mẹ thường xuyên thấy con chăm chú nhìn mọi thứ xung quanh mình, thích thú khi chạm vào các đồ vật mới lạ và nhạy bén hơn với mùi hương. Đồng thời, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra mạnh mẽ nên đây là thời điểm trẻ tăng cân nhanh chóng.

>> Xem thêm: Bé 1 tháng tuổi biết làm gì? Mốc phát triển và cách chăm sóc

3.2 Wonder Week ở 8 tuần tuổi (Wonder Week 2)

Ở tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi, bé yêu có thể phân biệt các hình thù đơn giản như hình vuông, hình tròn, hình tam giác… và nhận ra người quen – người lạ. Thêm nữa, trẻ biết cách giữ đầu ổn định, quay đầu ngay sang hướng có âm thanh và yêu thích khám phá những bộ phận của cơ thể như tay, chân.

tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Ở tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh thứ 2, trẻ biết phân biệt các hình đơn giản.

3.3 Wonder Week giữa tuần 11 đến giữa tuần 12 (Wonder Week 3)

Đây là thời điểm trẻ phát triển vượt bậc về cả thể chất lẫn trí não. Cụ thể, bé biết cách tự lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, xoay người… theo nhiều hướng khác nhau mà không cần cha mẹ trợ giúp quá nhiều. Ngoài ra, con còn phân biệt được sự khác nhau của âm thanh, màu sắc, chuyển động… quanh mình.

3.4 Wonder Week giữa tuần 14 đến giữa tuần 19 (Wonder Week 4)

Tuần wonder week của bé 4 – 5 tháng tuổi (tương đương tuần thứ 14 đến tuần thứ 19) xuất hiện vô vàn hành động đáng yêu. Đó là con biết cầm nắm đồ vật trong tầm tay một cách chắc chắn và bi bô mỗi khi thấy cha mẹ hoặc người quen. Không chỉ vậy, trẻ còn thích đưa mọi thứ vào miệng để tự khám phá và tự biết ngừng bú khi no bụng.

3.5 Wonder Week giữa tuần 22 đến giữa tuần 26 (Wonder Week 5)

Trong khoảng thời gian này, khả năng vận động của bé yêu được cải thiện rõ rệt như nằm úp bụng xoay tròn, nhổm mông đòi đi, bò, ngồi dậy… Đặc biệt, trẻ đôi khi cảm thấy tủi thân, lo lắng khi rời xa vòng tay cha mẹ và thể hiện bằng cách quấy khóc, đòi bế liên tục.

Trẻ ở tuần Wonder Week thứ 5 có sự phát triển khả năng vận động mạnh mẽ.

3.6 Wonder Week giữa tuần 33 đến giữa tuần 37 (Wonder Week 6)

Mẹ dễ dàng nhận ra lịch Wonder Week của bé 8 tháng (tuần thứ 33 – 37) đã đến khi trẻ hiểu ý nghĩa của một số từ đơn mẹ thường nói. Thêm nữa, con thích thú nhìn ngắm bản thân trong gương nên rất thích chơi ú òa hoặc bắt chước theo hành động của người lớn, cũng như bắt đầu tập bò.

Bé 8 tháng biết làm gì? Các lưu ý khi chăm sóc bé mẹ cần biết

Bước vào giai đoạn 8 tháng tuổi, bé đã có nhiều sự thay đổi về cả thể chất và trí tuệ. Lúc này, con thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và vận động cũng linh hoạt hơn trước. Vậy bé 8 tháng biết làm gì? Cùng tìm…

Bước vào giai đoạn 8 tháng tuổi, bé đã có nhiều sự thay đổi về cả thể chất và trí tuệ. Lúc này, con thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và vận động cũng linh hoạt hơn trước. Vậy bé 8 tháng biết làm gì? Cùng tìm…

3.7 Wonder Week giữa tuần 41 đến giữa tuần 46 (Wonder Week 7)

Giữa tuần 41 đến giữa tuần 46 là thời điểm trẻ có thể trả lời những câu hỏi đơn giản của cha mẹ, chẳng hạn như “con đói chưa”, “con vui không”, “con thích không”… Bên cạnh đó, bé cũng thích bắt chước hành động của người thân, muốn tự mang quần áo và nói chuyện qua điện thoại.

>> Mách bạn: 9 cách dạy bé tập nói đơn giản, hiệu quả

3.8 Wonder Week giữa tuần 51 đến giữa tuần 54 (Wonder Week 8)

Một trong các mốc Wonder Week quan trọng tiếp theo là 13 tháng tuổi trở đi (tương đương từ tuần thứ 51). Lúc này, trẻ bắt đầu thể hiện sở thích riêng của bản thân trong việc chọn lựa đồ chơi, món ăn hay quần áo yêu thích. Đồng thời, bé cũng biết thực hiện lại chính xác từng bước một của hoạt động nào đó mà cha mẹ đã hướng dẫn.

tuần khủng hoảng của trẻ

Trong tuần Wonder Week thứ 8, trẻ rất mong muốn thể hiện “cái tôi cá nhân”.

3.9 Wonder Week giữa tuần 59 đến giữa tuần 61 (Wonder Week 9)

Đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu tập đi và học cách sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc. Đặc biệt, bé còn thích pha trò, chọc cười người thân và làm nũng để mọi người chú ý đến mình nhiều hơn.

3.10 Wonder Week giữa tuần 70 đến giữa tuần 76 (Wonder Week 10)

Tuần khủng hoảng cuối cùng của trẻ sẽ bắt đầu khi con được 20 tháng tuổi. Ở thời điểm này, trẻ hiểu rõ những gì cha mẹ nói và có thể tự sửa đổi hành vi theo lời phụ huynh dặn dò. Hơn thế nữa, con biết cách san sẻ, đồng cảm với câu chuyện của mọi người xung quanh.

4. Các tuần khủng hoảng của bé kéo dài bao lâu?

Mỗi Wonder Week thường kéo dài trong khoảng 1 – 4 tuần và biểu hiện các tuần Wonder Week rõ ràng nhất là trẻ dễ khó chịu, bức bối và quấy khóc rất nhiều. Tuy nhiên, nếu cha mẹ đồng hành đúng cách cùng con, bé sẽ trở nên dễ chịu, ngủ ngon và bú tốt trở lại, sau đó bước vào tuần “đầy nắng” (Sunny Week) – thời điểm trẻ vượt qua Wonder Week và sẵn sàng “chào đón” những mốc phát triển tiếp theo.

5. Mẹ nên làm gì trong những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh?

Để con yêu cảm thấy dễ chịu hơn trong Wonder Week, cha mẹ hãy lưu lại các kinh nghiệm hữu ích sau:

5.1 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho bé

Ở những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều đầu tiên mà phụ huynh nên làm là thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học. Vì đó là giai đoạn trẻ tập trung phát triển thể chất lẫn trí não mạnh mẽ, nhưng lại khá biếng ăn nên về lâu dài có thể dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất.

Theo đó, sữa là một trong những nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy, với trẻ đang uống sữa mẹ, mẹ nên bảo đảm chế độ ăn uống lành mạnh, nhất là tăng cường chất xơ và lợi khuẩn nhằm mang lại nguồn sữa chất lượng để hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng tránh rối loạn tiêu hóa. Còn với trẻ đang uống sữa công thức, mẹ ưu tiên sản phẩm có đạm mềm nhỏ, tự nhiên giúp bé dễ dàng hấp thu, ít bị chướng bụng để ngủ ngon hơn và tăng trưởng tốt nhất.

Nếu chưa chọn được loại sữa công thức nào tốt nhất cho bé yêu, cha mẹ có thể tham khảo “bộ đôi” Friso Gold và Friso Gold Pro đến từ thương hiệu FrieslandCampina với hơn 150 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất sữa.

Với Friso Gold, trẻ sẽ tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh và ít gặp phải các vấn đề tiêu hóa nên giảm bớt cảm giác khó chịu trong tuần khủng hoảng nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên. Hơn nữa, bé cũng êm bụng, êm giấc, ngủ ngon chính nhờ đạm sữa mềm, dễ tiêu đó. Đặc biệt, trẻ dễ dàng làm quen, uống sữa ngon miệng vì vị sữa thanh nhạt, không thêm đường sucrose.

>> Cha mẹ đặt mua Friso Gold chính hãng tại đây nhé!

tuần wonder week

Nhờ có thành phần đạm sữa mềm nhỏ trong Friso Gold, trẻ sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất hiệu quả nên mẹ bớt lo con bị thiếu hụt dinh dưỡng trong Wonder Weeks.

Còn riêng Friso Gold Pro, bên cạnh thừa hưởng những đặc tính tuyệt vời của Friso Gold, sản phẩm còn bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh. Nhờ đó, bé yêu không chỉ êm bụng mà còn được tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên.

> Cha mẹ có thể đặt mua Friso Gold Pro nhanh chóng tại đây

Friso Gold Pro cho bé yêu nền tảng đề kháng đường ruột tự nhiên để phòng ngừa ốm vặt hiệu quả và bước qua Wonder Weeks nhẹ nhàng.

5.2 Xoa dịu con bằng những cử chỉ âu yếm (bằng cách ôm ấp, vỗ về…)

Để các tuần khủng hoảng của con trôi qua nhẹ nhàng, mỗi khi bé quấy khóc, cha mẹ hãy dành chút thời gian xoa dịu và trấn an bằng cách xoa lưng hoặc vỗ lưng nhẹ nhàng, ôm ấp, lắng nghe tâm sự… Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên chiều con mọi lúc vì về lâu dài, trẻ có thể hình thành tâm lý phụ thuộc.

5.3 Duy trì các thói quen trước khi ngủ

Cha mẹ nên xây dựng và duy trì thói quen đi ngủ đều đặn mỗi ngày, giúp con chìm vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ sâu giấc hơn, chẳng hạn đọc sách, nghe nhạc nhẹ, massage cơ thể, tắm nước ấm… Ngoài ra, phụ huynh có thể áp dụng những phương pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả cho bé như giảm ánh sáng phòng từ từ, chuẩn bị không gian phòng ngủ yên tĩnh, bảo đảm nhiệt độ phòng ở mức vừa phải, không để đồ chơi xung quanh khu vực ngủ…

>> Gợi ý: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm, trọn giấc

5.4 Không ép trẻ ăn khi không muốn

Sự bướng bỉnh của trẻ trong tuần khủng hoảng là không thể tránh khỏi. Thay vì thúc ép con làm theo ý mình, nhất là trong việc ăn uống, cha mẹ hãy cho con cơ hội lựa chọn món ăn yêu thích, chỉ ăn khi muốn và ăn một lượng vừa sức. Đồng thời, để kích thích cảm giác thèm ăn ở bé, mẹ có thể đề xuất cho con cùng đi mua nguyên liệu và chuẩn bị bữa ăn.

6. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là giải đáp cho một vài thắc mắc khác về Wonder Weeks của trẻ:

6.1 Lịch Wonder Week của bé diễn ra như thế nào?

Trẻ sơ sinh bước vào tuần khủng hoảng sau khi được khoảng 1 tháng tuổi và kết thúc lúc 20 tháng. Mỗi giai đoạn sẽ có những điểm khác biệt nổi bật nhất định về cả thể chất lẫn trí não, nhưng nhìn chung, khi kết thúc khoảng thời gian này, trẻ học được rất nhiều bài học và kiến thức mới, bổ trợ cho hành trình phát triển về sau.

6.2 Làm thế nào để tính các tuần Wonder Week của trẻ sinh non?

Tuần khủng hoảng Wonder Week ở cả trẻ sinh non lẫn trẻ sinh đúng tháng đều được tính toán theo ngày dự sinh mà bác sĩ thông báo thay vì ngày sinh thực tế. Ví dụ, nếu bé được dự sinh vào ngày 10/10 nhưng ngày thực sinh là 10/9 thì mẹ vẫn bắt đầu tính Wonder Week từ ngày 10/10.

Trên đây là “tất tần tật” thông tin cơ bản nhất về các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong suốt hai năm đầu đời. Cha mẹ nên tham khảo để hiểu rõ và sẵn sàng đón nhận những thay đổi tích cực của con, đồng thời biết cách hỗ trợ và chăm sóc phù hợp nhất để trẻ phát triển toàn diện.

Xem thêm