Ăn dặm kiểu Nhật có tốt không và thực đơn cho bé từ 5 – 18 tháng

Tác giả: Đồng Nguyễn

Hiện nay, ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm được các mẹ quan tâm và áp dụng. Vậy cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật có tốt không, thời điểm áp dụng và nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp chính xác các vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Ăn dặm theo kiểu Nhật là gì?

“Ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm mà số lượng, thứ tự và tốc độ ăn hoàn toàn tùy thuộc vào bé. Bé không phải cố gắng ăn nhiều và có thể thoải mái chơi đùa với thức ăn của mình.”

Cách ăn dặm này giúp kích thích bé ăn ngon miệng, tiêu hóa và hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất từ thức ăn. Ngoài ra, ăn dặm theo kiểu Nhật còn giúp con tìm được niềm vui trong ăn uống, từ đó ăn ngon, ăn khỏe hơn.

Cách ăn dặm theo kiểu nhật được chia thành 4 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 1: Bé từ 5 – 6 tháng tuổi.
  • Giai đoạn 2: Bé từ 7 – 8 tháng tuổi.
  • Giai đoạn 3: Bé từ 9 – 11 tháng tuổi.
  • Giai đoạn 4: Bé từ 12 – 18 tháng tuổi.

2. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật mang đến 4 ưu điểm vượt trội như:

2.1 Bé cảm nhận được hương vị, tính chất của món ăn

Các món ăn dặm theo kiểu Nhật không dùng cối xay thức ăn khi chế biến như cách ăn dặm truyền thống. Thay vào đó, mẹ sẽ dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn. Điều này giúp bé dễ nuốt và cảm nhận đầy đủ hương vị cũng như tính chất của món ăn.

2.2 Bé học được kỹ năng nhai nuốt tốt

Ở mỗi giai đoạn ăn dặm, thức ăn sẽ được chế biến từ lỏng đến đặc, từ mịn đến thô nên giúp bé thành thạo kỹ năng nhai, nuốt tốt. Đồng thời, việc cho bé tự dùng tay bốc hoặc dùng thìa xúc thức ăn giúp rèn luyện kỹ năng cầm nắm của con.

2.3 Kích thích vị giác, ăn ngon miệng

Khi ăn dặm theo kiểu Nhật, bé sẽ thưởng thức riêng từng loại thực phẩm thay vì trộn chung theo kiểu truyền thống. Điều này giúp con yêu dễ dàng ghi nhớ và làm quen với các mùi vị thức ăn, từ đó ăn ngon miệng hơn.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng

Khi ăn dặm theo kiểu Nhật, bé sẽ thưởng thức riêng các món ăn từ đó cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn và ăn ngon miệng hơn.

2.4 Hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì

Các món ăn dặm theo kiểu Nhật, thay vì dùng xương, thịt để nấu nước dùng thì người Nhật dùng cá khô bào và rong biển. Đây là những thực phẩm giàu canxi và ít chất béo. Nhờ đó, trẻ ăn ngon ăn khỏe mà không bị thừa cân, béo phì.

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, phương pháp ăn dặm cũng tồn tại một số nhược điểm cụ thể như:

  • Mẹ mất nhiều thời gian và công sức từ khâu lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu cho đến chế biến món ăn.
  • Để thuận tiện cho việc chuẩn bị bữa ăn cho bé, mẹ cần tốn chi phí đầu tư bộ dụng cụ chế biến món ăn dặm theo kiểu Nhật.
  • Trong giai đoạn đầu bé chưa thích nghi nên sẽ không ăn được nhiều.

>> Tìm hiểu: Kinh nghiệm chọn mua dụng cụ ăn dặm cho bé mà mẹ cần biết

3. Các nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé theo kiểu Nhật, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

3.1 Thời gian tốt nhất để bắt đầu là từ 6 tháng tuổi

Thời điểm tốt nhất cho bé bắt đầu ăn dặm theo kiểu Nhật là khi con được 6 tháng tuổi trở lên. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã tiếp nhận được thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Không nên cho con ăn dặm quá sớm hay quá trễ vì đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

3.2 Xây dựng thực đơn đầy đủ 3 nhóm thực phẩm

Thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật của bé cần có đầy đủ 3 nhóm thực phẩm sau:

thực đơn ăn dặm kiêu nhật

Thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật phải có đầy đủ 3 nhóm thực phẩm, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.

3.3 Không sử dụng thêm gia vị

Khi chế biến món ăn, mẹ tuyệt đối không nên nêm nếm các gia vị như muối, đường,… vào món ăn. Điều này không chỉ giúp giữ nguyên các hương vị tự nhiên có sẵn của món ăn, mà còn hạn chế trẻ gặp phải các vấn đề như sỏi thận, mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành, sâu răng,…

3.4 Khuyến khích con tự sử dụng thìa xúc thức ăn

Khi cho con ăn dặm theo kiểu Nhật, mẹ nên đặt con ngồi trên ghế và hướng dẫn bé cách cầm thìa để tự xúc thức ăn. Điều này không chỉ giúp bé phát triển cầm nắm mà còn cho phép con lựa chọn món ăn mình thích.

Mách mẹ 4 nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Trẻ bắt đầu ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển khả năng ăn uống cho sau này. Tuy vậy, vẫn có một số mẹ chưa biết cho bé ăn dặm đúng cách. Vậy làm thế nào để cho con ăn dặm thật tốt?…

Trẻ bắt đầu ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển khả năng ăn uống cho sau này. Tuy vậy, vẫn có một số mẹ chưa biết cho bé ăn dặm đúng cách. Vậy làm thế nào để cho con ăn dặm thật tốt?…

4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5 – 18 tháng tuổi

Dưới đây là cách xây dựng thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật tương ứng với từng giai đoạn cụ thể:

4.1 Thực đơn ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng kiểu Nhật

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm, nên mẹ hãy chế biến những thức ăn lỏng, mịn và cho bé ăn 1 bữa/ngày. Điều này sẽ giúp con làm quen với thức ăn khác ngoài sữa, đồng thời tập phản xạ nuốt thức ăn tốt hơn.

Cách chế biến thức ăn:

  • Mẹ nên nấu cháo loãng theo tỉ lệ 1:10 (gạo:nước) rồi rây qua lưới cho nhuyễn.
  • Với các loại rau củ như bí đỏ, bông cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang, cải ngọt, đậu Hà Lan, cải bó xôi… thì mẹ hấp/luộc chín, giã nhuyễn, rây mịn.
  • Mẹ có thể cho bé ăn thêm đậu phụ trắng, thịt gà, lòng đỏ trứng gà (luộc chín kỹ), cá thịt trắng (cá lóc, cá điêu hồng, cá rô đồng,…).
  • Các loại trái cây bơ, chuối, xoài, dưa hấu, đu đủ, lê, táo,… thì mẹ nạo nhuyễn để cho bé ăn tráng miệng.

Để lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng, mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:

Món ăn Nguyên liệu Cách chế biến
Cháo bí đỏ – Cháo 5 – 6g

– Bí đỏ hấp chín: 5g

– Nước dashi: 5 – 10g

Bí đỏ rây mịn pha với nước dashi cho hỗn hợp loãng, mịn rồi cho bé ăn.
Súp khoai tây – Khoai tây hấp chín: 5g

– Nước dashi: 5 – 10g

– Khoai tây nghiền nhuyễn lược qua rây cho mịn.

– Trộn hỗn hợp cùng nước dashi thành hỗn hợp loãng, mịn.

Cháo cà rốt – Cháo trắng: 5 – 10g

– Cà rốt luộc chín giã nhuyễn: 5g

– Pha cà rốt với nước dashi thành hỗn hợp loãng, mịn.
Cháo cá – Cháo: 5 – 10g

– Cá: 5 – 10g

– Rau cải: 10 – 15g

– Cá hấp chín, lọc da và xương rồi giã mịn.

– Trộn cá với nước dashi.

– Rau cải luộc, giã nhỏ, lược qua rây.

– Trộn cháo, rau cải và cá với nhau.

Cá sốt đậu Hà Lan – Cá: 5 – 10g

– Đậu Hà Lan: 10 -15g

– Nước dashi: 10g

– Cá hấp chín, lọc da và xương rồi giã nhỏ.

– Đậu Hà Lan hấp chín, nghiền nhuyễn, rây mịn.

– Trộn cá, đậu Hà Lan vào nước dashi.

>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh và khỏe mạnh

4.2 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng kiểu Nhật

Ở giai đoạn 7 – 8 tháng, nhiều bé đã bắt đầu có thể nuốt thức ăn thành thục và ăn được thức ăn thô. Do đó, mẹ nên cho bé ăn 2 bữa/ngày gồm sáng và chiều. Đồng thời, mẹ hãy nấu mềm thức ăn, nghiền sơ để bé tập kỹ năng nghiền nát thức ăn vằng lưỡi và nướu.

Cách chế biến thức ăn:

  • Mẹ có thể nấu cháo cho bé theo tỉ lệ là 1:7 (gạo:nước) và không cần rây mịn mà chỉ cần nghiền nát.
  • Ngoài các loại rau củ như trong thức đơn bé 5 – 6 tháng, mẹ có thể thêm nấm, cà chua, bắp cải, cải bó xôi, rau dền, mồng tơi,… thái nhuyễn vào thực đơn của bé 7 – 8 tháng.
  • Mẹ có thể luộc hoặc hấp chín thịt heo, thịt bò, cá hồi, cá lóc,… và dùng nĩa nghiền nát hoặc thái hạt lựu nhỏ rồi cho bé ăn.
  • Đối với trái cây, mẹ nên cắt thành các thanh dài để bé tập cầm, tự cắn ăn.

Để lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng, mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:

Món ăn Nguyên liệu Cách chế biến
Bánh mì Sandwich cá hồi – Cháo bánh mì: 40g

– Cá hồi: 10g

– Cháo bánh mì sandwich nấu chín nhừ.

– Cá hồi hấp chín, bỏ da, xương, dùng thìa dằm nhuyễn.

– Trộn cháo với cá.

Bí đỏ trộn táo – Bí đỏ: 25g.

– Táo: 15 – 20g

– Bí đỏ luộc chín, nghiền nhuyễn, mịn.

Táo dùng thìa nạo nhuyễn, lược lấy nước.

– Trộn bí đỏ cùng nước táo.

Cháo trứng – Cháo trắng: 40g

– Trứng: ½ lòng đỏ trứng gà

– Nước dashi: 50g

– Cho nước dashi vào nồi đun sôi, cho cháo đã nấu vào khuấy đều.

– Đánh tan lòng đỏ trứng gà rồi cho vào cháo. Khuấy đều đến khi trứng chín.

Cháo rau cải thịt gà – Cháo: 40 – 50g

– Rau cải: 15 – 20g

– Thịt gà: 10 – 15g

– Nước luộc gà: 30g

– Rau cải lấy phần lá, rửa sạch, luộc chín, thái nhuyễn.

– Thịt gà luộc chín, giã mịn.

– Cho thịt gà cùng rau cải vào nồi xào cho thơm rồi cho cháo đã nấu vào khuấy đều cho sôi.

Lòng đỏ trứng trộn khoai tây – Khoai tây: 20 – 25g

– Trứng: 1 quả.

– Nước dashi: 10g

– Khoai tây luộc chín, nghiền nhuyễn.

– Luộc trứng gà lấy ⅓ lòng đỏ, nghiền nhuyễn.

– Trộn khoai tây, lòng đỏ trứng với nước dashi.

>> Tham khảo thêm: Trẻ 7 tháng ăn được những gì? Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé

4.3 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 9 – 11 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, nhiều bé đã biết cắn, nhai bằng nướu và dùng lưỡi đè nát thức ăn. Mẹ nên cho bé ăn 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều), đồng thời hầm mềm rồi thái nhỏ thức ăn để bé nhai, nuốt dễ dàng hơn.

Cách chế biến thức ăn:

  • Mẹ đã có thể nấu cháo cho con đặc hơn với tỉ lệ 1:5 (gạo:nước) và cháo đặc nguyên hạt 1:3 (gạo:nước) khi trẻ được 11 tháng tuổi.
  • Với rau củ, mẹ hấp/luộc chín, thái thanh dài hoặc nghiền sơ cho bé tập nhai.
  • Thịt heo, thịt bò, thịt gà, tôm, cua,… thì mẹ hấp chín, xe sợi, giã nhỏ. Với các loại cá thì mẹ hấp và dằm nát để cho bé thưởng thức. Ngoài ra, mẹ có thể nấu chung thịt và cá cùng cháo cho bé.
  • Các loại trái cây mẹ nên thái thanh dài cho bé tự cầm ăn. Riêng nhỏ bóc vỏ chẻ đôi theo chiều dọc; cam, quýt, bưởi thì bóc vỏ, bỏ hạt, tách ra từng miếng nhỏ.

Để lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng, mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:

Món ăn  Nguyên liệu Cách chế biến
Cháo bông cải nấu cá – Cháo đặc: 50g

– Bông cải:25g

– Cá: 20g

– Nước dashi: 200g

– Bông cải tước xơ, luộc chín, thái nhỏ.

– Cá hấp chín, bỏ da và xương dùng thì dầm nát thịt.

– Đun sôi nước dashi rồi cho các nguyên liệu vào nấu đến khi nước hơi cạn.

Cháo thịt gà sốt cà chua – Cháo đặc: 50g

– Thịt gà: 15 – 20g

– Cà chua: 25g

– Dầu ăn: 5g

– Thịt gà lọc bỏ da và gân, băm nhỏ.

– Cà chua bỏ vỏ, hạt rồi thái nhỏ.

– Xào chín gà và cà chua.

– Cho bé ăn kèm thịt gà sốt cà chua cùng cháo đặc.

Bún thịt bò rau cải – Bún khô: 25g

– Rau cải: 25g

– Thịt bò: 20g

– Cà rốt: 10g

– Nước dashi: 200g

– Bún luộc chín, cắt nhỏ.

– Rau cải, cà rốt luộc chín, thái nhuyễn.

– Thịt bò thái nhỏ, xào chín.

– Đun sôi nước dashi rồi cho các nguyên liệu vào đun sôi lại.

Cháo canh bí xanh nấu thịt – Cháo đặc: 60g

– Bí xanh: 25 – 30g

– Thịt nạc băm: 20g

– Hành lá

– Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột, thái miếng vuông nhỏ.

– Thịt băm nạn thành từng viên nhỏ.

– Đun sôi nước cho các nguyên liệu vào nấu mềm.

Cháo bí đỏ xào thịt gà – Cháo đặc: 50 – 60g

– Bí đỏ: 15g

– Thịt gà: 10 – 15g

– Nước dashi: 50g

– Bí đỏ gọt vỏ hấp chín, dùng thìa nghiền nát.

– Thịt gà luộc chín giã nhỏ.

– Cho thịt gà, bí đỏ và nước dashi vào nồi nấu sôi.

4.4 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 12 – 18 tháng tuổi

Khi bước vào giai đoạn 12 – 18 tháng, bé có nhiều răng hơn nên có thể nhai, nuốt thức ăn dễ dàng. Lúc này, mẹ cho bé ăn dặm 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều) cùng 2 bữa phụ và không cần nấu thức ăn mềm như trước.

Cách chế biến thức ăn:

  • Mẹ nấu cơm nát theo tỷ lệ 1:1 (gạo:nước) hoặc 1:1 (cơm:nước).
  • Đối với các rau củ quả như cà rốt, đậu que, ngô non,… mẹ hãy luộc/hấp rồi cắt khúc cho bé ăn.
  • Các loại thịt như thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, sò… thì thái miếng mỏng theo thớ ngang rồi chế biến các món ăn cho bé thưởng thức.
  • Với trái cây, mẹ có thể thái thành thanh dài hay miếng nhỏ cho bé tự cầm ăn.

Để lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng, mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:

Món ăn Nguyên liệu Cách chế biến
Cơm nát

Trứng chiên nấm rơm

– Trứng: 1 quả

– Nấm rơm: 25 – 30g

– Dầu ăn: 1 thìa canh

– Xì dầu: 1 thìa cà phê

– Nước dashi: 10g

– Ngò rí: 1 ít

– Nấm rơm cạo chân, rửa sạch, trụng nước sôi, xả qua nước lạnh, vắt ráo, thái nhỏ.

– Trứng đánh tan cho nấm, xì dầu, ngò rí, nước dashi vào.

– Đun nóng dầu rồi cho trứng vào chiên. Khi trứng chín thì nhẹ nhàng cuộn tròn trứng và cắt thành từng khúc nhỏ.

Cơm nát

Canh rau củ thịt gà

– Thịt gà: 20g

– Khoai tây, cà rốt, bông cải: 10g.

– Nước dashi: 150g.

– Muối, dầu ăn

– Thịt gà thái miếng mỏng.

– Khoai tây, cà rốt, bông cải rửa sạch rồi thái hạt lựu.

– Cho nước dashi cùng khoai tây, cà rốt vào nồi đun cho chín.

– Cho bông cải vào nấu cho rau củ chín mềm.

Cơm nắm bông cải – Cơm: 1 chén nhỏ

– Cá: 20 – 25g

– Bông cải: 25 – 30g

– muối mè.

– Cá hấp chín xé nhỏ.

– Bông cải luộc chín, thái nhỏ.

– Cho cá, bông cải, cơm vào tô, trộn đều.

– Nắm cơm thành từng nắm nhỏ vừa ăn.

Nui xoắn sốt thịt bò băm cà chua – Nui xoắn: 20g

– Thịt bò băm: 20g

– Cà chua: ½ quả to

– Dầu ăn, muối

– Nui xoắn ngâm nở rồi luộc chín mềm.

– Cà chua bổ đôi, bỏ hạt, thái hạt lựu.

– Làm nóng chả, cho dầu ăn vào nồi cho thịt bò băm vào xào.

– Khi thịt bò và cà chua chín mềm, cho nui xoắn vào đảo đều tay khoảng 2 phút.

Bánh mì sandwich chiên trứng – Bánh mì sandwich: 2 lát

– Lòng đỏ trứng gà: 1 cái

– Dầu ăn, muối

– Sữa: 1 khẩu phần

– Bánh mì sandwich cắt thành những hình dạng vui mắt.

– Lòng đỏ trứng gà đánh tan, nêm chút muối.

– Nhúng bánh mì vào lòng đỏ trứng, chiên chín vàng 2 mặt.

– Cho bé ăn bánh mì chiên trứng cùng sữa tươi.

5. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần biết

Nếu mẹ đang áp dụng thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật cho bé thì hãy lưu ý một số điều sau:

  • Với phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật, mẹ không nên ép bé ăn thêm khi con đã no.
  • Song song ăn dặm, mẹ cần cho con bú sữa đủ cử để bé tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo đà tăng trưởng ổn định. Bởi ở giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ.
  • Với những trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên chọn sản phẩm thanh nhạt, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, hạn chế táo bón.

Gợi ý đến mẹ sữa Friso Gold và Friso Gold Pro – hai dòng sữa công thức được nhiều mẹ bỉm sữa Việt tin dùng hiện nay.

Với Friso Gold, bé tiêu hóa dễ, hấp thu nhanh, hạn chế các vấn đề tiêu hóa nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Không chỉ vậy, mẹ còn yên tâm con êm bụng, ngủ ngon, ít quấy khóc nhờ đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, không bị biến tính. Hơn nữa, bé cũng uống ngon miệng hơn nhờ vị sữa thanh nhạt tự nhiên, dễ làm quen bởi công thức không chứa đường sucrose.

thực đơn an dặm cho be 5 tháng kiểu nhật

Friso Gold bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ tự nhiên nhờ quy trình xử lý 1 lần nhiệt cho bé hấp thu và tiêu hóa dễ dàng.

Còn với Friso Gold Pro mới, sữa không chỉ kế thừa đặc tính dễ tiêu hóa và vị sữa thanh nhạt của Friso Gold, sữa còn hỗ trợ tăng đề kháng đường ruột tự nhiên nhờ bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+. Hệ dưỡng chất này gồm có HMOProbiotics và GOS giúp gia tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh. Từ đó giúp bé khỏe mạnh từ bên trong và ít bị ốm vặt hơn. Thêm nữa, Friso Gold Pro cũng được nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ Hà Lan, đạt các tiêu chuẩn khắt khe, mẹ an tâm tin chọn để đồng hành cùng bé yêu.

thực đơn an dặm cho be 8 tháng kiểu nhật

Friso Gold Pro mới chứa BioPro+, giúp tăng cường nền tảng đề kháng tự nhiên cho bé thoải mái khám phá thế giới xung quanh.

>> Mẹ hãy đặt mua ngay Friso Gold và Friso Gold Pro chính hãng cho bé nhé!

Bài viết trên đây đã hướng dẫn mẹ cách xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5 đến 18 tháng tuổi. Các mẹ hãy tham khảo và áp dụng vào quá trình chăm sóc để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên pha sữa cho bé uống mỗi ngày để bổ sung hệ dưỡng chất cân đối, giúp bé khỏe mạnh từ bên trong để thỏa sức khám phá thế giới bên ngoài.

Xem thêm