Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tác giả: Đồng Nguyễn
Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều là tình trạng không khí bị tắc nghẽn ở các nếp gấp trong đường ruột hoặc bất cứ vị trí nào trong hệ tiêu hóa. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
1. Dấu hiệu trẻ bị sôi bụng và xì hơi nhiều
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Bụng trẻ có tiếng sôi lộp bộp.
- Bụng căng tròn hơn mức bình thường.
- Xì hơi thường xuyên.
- Bị tiêu chảy hoặc đi phân hơi loãng.
- Trẻ bị đầy hơi, chứng bụng và có thể ợ hơi.
- Nôn trớ hoặc ọc sữa liên tục.
- Trẻ có thể bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc liên tục vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh về đường tiêu hóa, vì thế mẹ nên lưu ý.
>> Tin liên quan: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều và cách xử lý
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh sôi bụng, xì hơi nhiều
Dưới đây là các nguyên nhân có thể khiến bé bị sôi bụng xì hơi nhiều, cụ thể là:
2.1. Mẹ ăn thực phẩm sinh hơi nhiều
Đối với trẻ đang bú mẹ, thực phẩm mẹ hấp thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Việc mẹ ăn các thực phẩm sinh hơi như khoai lang, đậu, bắp cải,… có thể khiến trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều.
2.2. Trẻ bú không đúng tư thế
Việc trẻ bú không đúng tư thế như núm bình không vừa miệng, dòng sữa chảy quá nhanh (quá chậm), tư thế bú sai,… khiến con bị nuốt nhiều khí vào dạ dày, từ đó khiến bé sôi bụng, xì hơi nhiều. Bên cạnh đó, trẻ bú sữa công thức, nếu mẹ pha sữa không đúng tỷ lệ, hướng dẫn hay dụng cụng pha chưa được tiệt trùng thì trẻ có thể dễ bị sôi bụng.
2.3. Sữa công thức khó tiêu
Đạm sữa khó tiêu, biến tính do quá trình xử lý nhiệt nhiều lần có thể khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ khó tiêu. Từ đó con khó hấp thu các dưỡng chất, dẫn đến tình trạng sôi bụng và xì hơi liên tục. Vì thế, nếu trẻ gặp tình trạng này thường xuyên, mẹ nên xem xét đến việc đổi sữa công thức mới cho con.
Sữa công thức chứa đạm khó tiêu có thể là nguyên nhân khiến bé bị sôi bụng, xì hơi nhiều.
2.4. Trẻ bất dung nạp lactose
Lactose là loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện hệ tiêu hóa, từ đó cơ thể bé chưa thể tiết ra đủ lượng enzyme để tiêu hóa lactose. Khi loại đường này tích tụ nhiều ở ruột có thể khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều.
2.5. Sử dụng thuốc kháng sinh
Trẻ sơ sinh do một vài lý do nào đó cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh dẫn đến các tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Từ đó con có thể gặp các tình trạng như sôi bụng, táo bón, tiêu chảy,…
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa là một tình trạng khá thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Lúc này, ba mẹ nên biết cách xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do…
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa là một tình trạng khá thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Lúc này, ba mẹ nên biết cách xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do…
3. Cần làm gì để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng và xì hơi nhiều?
Khi trẻ gặp phải tình trạng này, mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để giải quyết vấn đề này như:
3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ
Hệ tiêu hóa của trẻ bú mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi khẩu phần mẹ ăn hàng ngày. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng và xì hơi nhiều, mẹ có thể loại bỏ các loại thực phẩm sinh hơi nhiều như khoai lang, các loại đậu, bắp cải, súp lơ, cà chua, cam, quýt,… Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của mẹ cần thanh đạm, có nhiều rau xanh, trái cây, chất đạm và hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
>> Gợi ý: Top 12 thực phẩm lợi sữa mẹ nên tăng cường bổ sung
3.2. Điều chỉnh tư thế khi cho trẻ bú
Việc điều chỉnh tư thế bú phù hợp cho trẻ vừa hạn chế tình trạng sôi bụng vừa giúp con thoải mái bú nhiều sữa hơn. Mẹ có thể thực hiện các tư thế cho bé bú như ôm nôi, ôm nôi chéo, nằm nghiêng, ôm bóng,…
Đối với trẻ bú bình, khi pha sữa mẹ nên tránh khuấy quá mạnh sẽ tạo ra nhiều bọt khí. Đồng thời, mẹ nên cho trẻ ngậm vừa núm bình, dốc bình sữa lên cao để sữa lấp đầy đầu núm, từ đó giúp trẻ hạn chế nuốt khí vào bụng.
3.3. Lựa chọn sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa
Nếu trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều do sữa công thức thì mẹ nên đổi sang một loại sữa mới cho trẻ. Mẹ nên ưu tiên chọn những công thức có thành phần đạm sữa êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ. Friso Gold là lựa chọn phù hợp mà mẹ có thể lựa chọn giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng “thân thiện” với hệ tiêu hóa.
Sử dụng Friso Gold hỗ trợ trẻ tiêu hóa khỏe, đi ngoài đều đặn, khuôn phân đẹp, mềm xốp, từ đó hạn chế tình trạng bé bị sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi, táo bón,… nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần duy nhất giúp bảo toàn đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên. Không những thế, khi uống sữa Friso Gold, trẻ cảm thấy êm bụng, êm giấc và ngủ sâu hơn, hạn chế tình trạng quấy khóc chính nhờ vào cấu trúc đạm sữa mềm, không bị biến tính. Đặc biệt, vị sữa thanh nhạt, thơm ngon tự nhiên, dễ uống nên rất hợp khẩu vị bé, sở dĩ Friso Gold làm được điều này là bởi thành phần dinh dưỡng của sữa không chứa đường sucrose cùng nguồn sữa chất lượng.
Hãy đặt hàng sữa Friso Gold chính hãng ngay mẹ nhé!
Hạn chế việc trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều cùng sữa Friso Gold có đạm sữa mềm, dễ tiêu.
3.4. Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều kéo dài, mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong trường hợp, bác sĩ cho trẻ bổ sung men vi sinh, mẹ nên tuân thủ theo đúng chỉ định và liều lượng giúp chế phẩm phát huy được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng men vi sinh vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
3.5. Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú
Trẻ bú xong, mẹ bế con ở tư thế thẳng đứng, đầu trẻ áp ở ngực hoặc vai, sau đó chụm tay lại vỗ nhẹ vào lưng của bé giúp con ợ hơi ra ngoài. Điều này giúp trẻ hạn chế được tình trạng nôn trớ, ọc sữa, sôi bụng và xì hơi nhiều.
3.6. Pha sữa đúng cách
Trước khi pha sữa, mẹ nên rửa sạch và tiệt trùng bình sữa, núm bình, muỗng khuấy đầy đủ nhằm đảm bảo sức khỏe tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên pha sữa trước khi cho trẻ bú từ 5 – 10 phút, để bình sữa đứng để đủ thời gian cho bọt khí phân hủy. Cùng với đó, khi pha sữa, mẹ nên khuấy sữa nhẹ nhàng để hạn chế tạo ra nhiều bọt khí.
Khi pha sữa cho trẻ, mẹ cần tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn của hãng sữa.
>> Tìm hiểu: Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh giữ trọn dưỡng chất cho bé
4. Trẻ sôi bụng, xì hơi nhiều có sao không? Khi nào nên thăm khám?
Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều là hiện tượng bình thường. Trong trường hợp trẻ vẫn bú tốt, tăng cân đều, không quấy khóc, phân không lẫn máu, đi tiêu ít hơn 10 lần/ngày,… thì mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu bé bị sôi bụng xì hơi nhiều kéo dài, không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp (như điều chỉnh tư thế, vỗ ợ hơi, thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ,…), mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh sôi bụng, xì hơi nhiều là tình trạng phổ biến và thường gặp vào những năm tháng đầu đời của bé. Vì vậy, qua bài viết này mong rằng mẹ không còn phải lo lắng và băn khoăn khi trẻ gặp phải tình trạng này nữa. Đồng thời, mẹ có thể tìm ra được cách giải quyết phù hợp dựa trên các biện pháp gợi ý ở trên.