Trẻ sơ sinh khó ngủ – Bố mẹ cần phải làm gì để cải thiện hiệu quả?

Tác giả: Huỳnh Uyên

Trẻ sơ sinh khó ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhưng nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, cảm xúc và tinh thần của bé sau này. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bé khó ngủ và làm thế nào để tăng chất lượng giấc ngủ cho bé? Mời quý phụ huynh xem qua bài viết dưới đây.

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào?

Thời gian ngủ trong ngày của bé sẽ có sự thay đổi tùy theo độ tuổi và thể chất. Trung bình, em bé sơ sinh sẽ ngủ khoảng 18 đến 20 tiếng mỗi ngày, có thể dao động từ 15 đến 21 tiếng.

Em bé dưới 1 tháng tuổi sẽ ngủ suốt ngày đêm. Thông thường, bé sẽ ngủ khoảng 8-9 tiếng vào ban ngày và 8 tiếng vào ban đêm. Bởi vì chưa phân biệt được ngày đêm nên có thể ban đêm bé sẽ thức giấc nhiều hơn. Cứ khoảng 2-3 giờ, bé sẽ dậy để bú mẹ.

Trẻ sơ sinh sẽ ngủ liên tục từ 6-8 tiếng mà không thức giấc khi trên 3 tháng tuổi hoặc đạt 6kg. Nhưng bạn cần lưu ý không nên để con ngủ quá 3 giờ mà không cho bú.

Trên 6 tháng, giấc ngủ của bé đã đi vào giờ giấc và bé đã có thể ngủ theo nhịp sinh học. Ở giai đoạn này, tổng thời gian ngủ trong ngày của bé vào khoảng 14 tiếng.

trẻ sơ sinh khó ngủ

Thời gian ngủ của bé có sự thay đổi theo từng độ tuổi.

Tổng hợp 7 cách chọn sữa cho trẻ sơ sinh tăng trưởng khỏe mạnh

Sữa công thức là nguồn dinh dưỡng thay thế tối ưu cho trẻ trong trường hợp mẹ bị mất sữa hay ít sữa. Tuy nhiên, hiện nay nhiều mẹ thường lựa chọn sữa theo cảm tính, khả năng tài chính mà chưa phù hợp, đúng với nhu cầu của con…

2. Vai trò của giấc ngủ với sự phát triển của bé

Ngoài phát triển thể chất, giấc ngủ còn có vai trò quan trọng đối với trí não của bé. Ở 3 năm đầu đời, chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ của bé có liên quan đến sự phát triển tế bào não. Trong thời gian bé ngủ, não bộ sẽ tiến hành xử lý những thông tin mà trẻ tiếp nhận trong ngày. Đặc biệt đối với 30 ngày đầu đời, cơ thể trẻ em sẽ tạo ra thêm khoảng 80% tế bào não.

Khi trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không ngon giấc… sẽ khiến cơ thể tiết ra những chất hóa học như Progesterone, Cortisol… khiến cơ thể bị mất cân bằng. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ làm cho bé thiếu tập trung, cáu gắt, mệt mỏi và bé phát triển trí não chậm hơn những em bé cùng độ tuổi.

Vì thế, khi nhận thấy bé có những biểu hiện khó ngủ, bố mẹ không được chủ quan mà cần phải quan tâm nhiều hơn nhằm nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Có  nhiều nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, như:

3.1. Nguyên nhân sinh lý

Giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ em cũng được chia thành 2 loại là REM và Non-REM. Non-REM là giấc ngủ cử động mắt chậm, chiếm 75% thời gian ngủ của người trưởng thành. Đối với trẻ em, 50% thời gian ngủ là REM – giấc ngủ cử động mắt nhanh. Ở giai đoạn REM, não bộ và các cơ quan hô hấp tăng cường hoạt động khiến nhịp tim, hơi thở của bé tăng nhanh. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, hay giật mình, tỉnh giấc mỗi khi có tác động từ bên ngoài như tiếng bước chân, tiếng đóng – mở cửa, tiếng nói chuyện…

Đôi khi ăn chưa đủ no hoặc quá no cũng khiến bé khó ngủ. Ngoài ra, bé đến giai đoạn tập bò, tập đi, vận động nhiều vào ban ngày hoặc mọc răng cũng làm cho trẻ khó đi vào giấc ngủ.

trẻ sơ sinh khó ngủ

Bụng quá đói hoặc quá no cũng khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, quấy khóc

>> Tìm hiểu: Các loại sữa mát cho bé 2 tuổi dễ hấp thu và tăng cân

3.2. Nguyên nhân bệnh lý

Có nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình trạng khó ngủ của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp mà bố mẹ có thể tham khảo, cụ thể:

  • Thiếu canxi, còi xương chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bé khó ngủ. Vậy nên, khi thấy con khó ngủ, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con đi thăm khám bác sĩ xem có thiếu canxi hay không. Ngoài việc chữa trị chứng khó ngủ còn phòng ngừa những di chứng do thiếu canxi như chân cong, đầu bẹp, trán dô, chiều cao thấp… của bé sau này.
TOP 8 loại sữa giàu canxi cho bé được ưa chuộng nhất hiện nay

Canxi là một khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe, nhất là với những trẻ em đang phát triển thế chất. Nếu không đủ canxi, cơ thể bé sẽ chậm phát triển hơn bạn bè cùng lứa, làm tăng nguy cơ còi xương, thấp bé, thậm chí là yếu…

  • Hội chứng chân không yên do thiếu sắt khiến bé mệt mỏi, hay ngủ ngày và khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh thiếu vi chất như kẽm, magie cũng dễ gặp chứng rối loạn giấc ngủ.
  • Bé bị viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm phổi, viêm phế quản… thường hay khó thở. Bé phải chuyển sang thở bằng miệng hoặc ngủ ngáy làm giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Trẻ em béo phì gặp khó khăn khi thở hoặc nuốt bởi nhóm cơ đường thở bị phì đại. Bé thở bằng miệng nên rất khó đi vào giấc ngủ.

>> Tìm hiểu thêm: Bé 1 tuổi uống sữa nào tốt nhất?

3.3. Nguyên nhân liên quan đến sinh hoạt và môi trường sống

Một số nguyên nhân bắt nguồn từ cách sinh hoạt và môi trường sống khiến trẻ sơ sinh khó ngủ như:

  • Khu vực ngủ của bé bị đóng kín cửa khiến không khí không đủ, hoặc nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng, xung quanh ồn ào, đèn sáng sẽ làm cho bé giật mình, làm bé ngủ không sâu giấc.
  • Bé bị phụ thuộc vào võng, nôi điện hoặc cách bế bồng của bố mẹ. Khi thiếu chúng, bé nhất định không chịu ngủ.
  • Bé ngủ sâu giấc vào ban ngày khiến ban đêm khó ngủ. Điều này làm cho bé không thể dậy sớm và có xu hướng ngủ bù ban ngày.
  • Điều kiện vệ sinh kém, cụ thể như: tã ướt, quần áo bẩn, giường chiếu bẩn khiến con bạn không thoải mái, ngứa ngáy khó ngủ.

4. Trẻ sơ sinh khó ngủ: Bố mẹ cần làm gì để cải thiện hiệu quả?

Khi bé bị khó ngủ, phụ huynh không được chủ quan mà cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời. Có rất nhiều cách mà phụ huynh có thể áp dụng để cải thiện tình trạng này như:

  • Ban ngày, phụ huynh nên đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ và nói chuyện với con nhiều hơn, cũng không cần phải loại bỏ tiếng ồn. Khi thấy con thiu thiu ngủ, bạn hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy. Ban đêm, bố mẹ hãy đảm bảo sự yên tĩnh, phòng tối để bé dễ đi vào giấc ngủ.
  • Vào khoảng 2 tháng tuổi, bố mẹ có thể tập cho bé thói quen tự ngủ. Bạn hãy đặt bé xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Dỗ trẻ ngủ trong 2 tháng tuổi đầu rất quan trọng, phụ huynh không nên bế con ngủ trên tay rồi đặt xuống giường vì sẽ hình thành thói quen cho trẻ. Bố mẹ có thể cho bé nghe nhạc, gãi đầu, vỗ mông…
Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có nguy hiểm không và cách khắc phục?

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ là tư thế ngủ thường thấy của trẻ. Tuy nhiên, tư thế này có tốt cho bé không? Phụ huynh có nên chỉ để đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về việc bé…

  • Bố mẹ hãy cho bé ăn no trước khi đi ngủ để tránh việc bụng đói khiến bé khó ngủ.
  • Bạn hãy đảm bảokhông gian ngủ của con yên tĩnh, thoáng mát, tránh ánh sáng quá chói để giấc ngủ của bé ổn định.
  • Chỗ ngủ, quần áo, mền gối sạch sẽ cũng giúp hạn chế những nguyên nhân khiến bé bị ngứa, khó chịu, khó ngủ.

trẻ sơ sinh khó ngủ

Mẹ có thể vỗ mông nhẹ nhàng để giúp bé đi vào giấc ngủ

Ngoài chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ cũng có vai trò quan trọng với sức khỏe bé. Việc phát hiện sớm nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ giúp bố mẹ nhanh chóng tìm ra biện pháp thích hợp để giải quyết tình trạng này. Đồng thời, khi bé ngủ ngon còn giúp bố mẹ thoải mái hơn, tránh căng thẳng, lo lắng, đảm bảo sức khỏe để chăm sóc con mình.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/nguyen-nhan-lam-tre-so-sinh-kho-ngu-va-cach-khac-phuc

Xem thêm