[Hỏi – đáp] Trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại không?

Tác giả: Đồng Nguyễn

Trẻ sơ sinh vừa bú xong hoặc vặn người thường dễ gặp tình trạng ọc sữa – Nghĩa là sữa trào ngược từ dạ dày lên thực quản và ra ngoài miệng. Nguyên nhân trẻ gặp tình trạng này thường do bé bú quá nhanh, quá no, tư thế bú không đúng, thiếu canxi, bé sinh non, dị tật đường tiêu hóa,… Vậy khi trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại không? Mời mẹ cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.

1. Giải đáp: Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại không?

Khi trẻ bị ọc sữa, nhiều mẹ thường muốn cho con bú lại ngay vì sợ bé bị thiếu hụt dưỡng chất. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại ngay không? Câu trả lời là không nên, đặc biệt là với trẻ ọc sữa phun như vòi rồng. Vì sau khi ọc sữa, trẻ có cảm giác mệt mỏi và không thể dung nạp được sữa ngay được. Do vậy, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi và chỉ cho con bú lại khi đã thấy khỏe hơn, thông thường là khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi ọc sữa.

Tuy nhiên, đối với những trẻ ọc sữa ở thể nhẹ hơn, mẹ có thể thử cho bé bú ngay sau khi ọc sữa. Nếu trẻ đói và bú thì mẹ nên tiếp tục cho con bú. Mẹ nên lưu ý rằng thử bắt đầu cho trẻ bú lại với một lượng sữa nhỏ trước để kiểm tra xem con còn ọc sữa nữa không.

trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại

Bé ọc sữa có nên cho bú lại ngay không? Không, bởi trẻ cần thời gian để nghỉ ngơi và dung nạp lại sữa sau khi nôn. 

2. Mẹ cần làm gì khi trẻ bị ọc sữa?

Khi trẻ bị ọc sữa, mẹ nên thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Mẹ cần đặt trẻ nằm nghiêng sang bên trái. Lưu ý: khi trẻ ọc sữa, mẹ không nên bế bé lên ngay ở tư thế nằm ngửa.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng nâng trẻ lên và bế trẻ trên tay.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm lau sạch chất nôn trong miệng, mũi, mặt,… của trẻ.
  • Bước 4: Rửa sạch khoang mũi và miệng của con với nước muối sinh lý nhằm loại bỏ toàn bộ sữa còn lại.

>> Kiến thức hay: Gợi ý các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà

3. Cách ngăn ngừa tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Sau khi tìm được lời giải đáp cho câu hỏi trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại không, mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả. Cụ thể là:

3.1. Không cho trẻ bú quá no

Nhiều mẹ thường có tâm lý trẻ bú càng nhiều thì sẽ giúp con hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, việc trẻ bú quá no có thể làm con bị ọc sữa và cơ thể chưa hấp thụ toàn bộ các dưỡng chất. Vì vậy, mẹ cần cho trẻ bú từ từ, đúng lượng sữa (theo độ tuổi) và nhu cầu giúp con hạn chế tình trạng ọc sữa.

trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại

Mẹ nên cho trẻ bú sữa vừa đủ và đúng với nhu cầu của con giúp hạn chế tình trạng ọc sữa. 

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bú ít, lười bú mẹ cần làm gì để khắc phục?

3.2. Cho trẻ bú đúng tư thế

Trẻ bú đúng tư thế vừa hạn chế tình trạng ọc sữa vừa giúp con cảm thấy thoải mái và uống được nhiều sữa hơn. Bế bé ở tư thế nâng đầu và ngực sao cho đầu vai cao hơn dạ dày, sau đó cho núm ti hoặc bình sữa vừa với miệng của trẻ giúp con không phải gắng sức khi bú. Ngoài ra, đối với trẻ bú bình, mẹ nên chọn núm bình có lỗ chảy chậm, mềm mại giúp con bú dễ dàng. Lưu ý rằng, nếu trẻ bú bình thì không nên cho bình sữa nằm ngang và không để sữa ngập núm bình.

3.3. Chọn sữa dễ tiêu hóa và êm bụng

Đối với trẻ dùng sữa công thức, sữa hiện tại chứa đạm khó tiêu có thể là nguyên nhân khiến bé bị ọc sữa. Do vậy, mẹ nên chọn cho bé những loại sữa có chứa đạm mềm nhỏ, dễ tiêu hóa và hấp thu giúp con hạn chế tình trạng ọc sữa. Gợi ý đến mẹ sữa Friso Gold là sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Khi sử dụng sữa Friso Gold, trẻ tiêu hóa dễ, hấp thu nhanh dưỡng chất, nhờ đó hạn chế được tình trạng ọc sữa và các vấn đề về tiêu hóa khác như táo bónđầy hơi, chướng bụng,… nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, dễ tiêu. Cùng với đó, dùng Friso Gold giúp trẻ êm bụng, ngủ ngon và sâu giấc hơn, giảm tình trạng quấy khóc nhờ vào cấu trúc đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên. Đặc biệt, vị sữa thanh nhạt, thơm ngon hợp với khẩu vị trẻ nhờ thành phần dinh dưỡng không chứa đường sucrose.

Mẹ có thể đặt ngay sữa Friso Gold chính hãng cho bé TẠI ĐÂY!

bé ọc sữa có nên cho bú lại

Đạm sữa mềm nhỏ của Friso Gold giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, hạn chế tình trạng ọc sữa hiệu quả.  

3.4. Không để trẻ nằm ngay sau khi bú

Sau khi bú xong, mẹ không nên đặt trẻ nằm xuống ngay mà thay vào đó nên bế con ở tư thế thẳng đứng, đầu trẻ có thể đặt lên vai hoặc áp vào ngực mẹ. Sau đó, mẹ chụm tay lại và vỗ nhẹ vào lưng của bé để con ợ hơi giúp tránh được việc ọc sữa và nôn trớ. Cùng với đó, mẹ không nên cho trẻ hoạt động và chơi quá nhiều sau khi bú.

3.5. Để trẻ mặc quần áo rộng rãi thoải mái

Trước khi cho trẻ bú, mẹ nên kiểm tra thử trẻ mặc quần áo có thoải mái không, bởi nếu không con sẽ cảm thấy khó chịu, vặn người liên tục có thể gây ọc sữa. Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo tã của trẻ không quá chặt bởi có thể đè ép lên dạ dày của trẻ gây khó chịu cho con.

trẻ mới ọc sữa có nên cho bú lại

Trẻ mặc quần áo và bỉm rộng rãi, thoải mái sẽ giúp con cử động dễ dàng và bú được nhiều sữa hơn. 

4. Trẻ ọc sữa thường xuyên có nguy hiểm không? 

Ọc sữa là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ ọc sữa thường xuyên nhưng vẫn bú tốt, tăng cân bình thường, không quấy khóc thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ nôn ra nhiều sữa và rặn khá mạnh thì đó có thể là nôn trớ.

Nhiều mẹ thường nhầm lẫn giữa nôn trớ và ọc sữa, tuy nhiên hai tình trạng này có sự khác nhau. Được biết, nôn trớ là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, sau đó trào ra ngoài miệng của con. Nếu trẻ nôn trớ quá nhiều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, tắc ruột, lồng ruột, hẹp đại phì môn vị,…

Trẻ sơ sinh bao nhiêu tháng thì hết ọc sữa?

Khi trẻ sơ sinh 8 – 9 tháng tuổi, tình trạng ọc sữa sẽ có dấu hiệu giảm dần. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đang dần phát triển hoàn thiện, các cơ vòng tâm vị giữa dạ dày và thực quản đã hoạt động tốt hơn. Do vậy, trẻ giảm dần và hết tình trạng ọc sữa.

5. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu trẻ ọc sữa đi kèm các dấu hiệu bất thường như có máu (mật xanh) lẫn trong chất nôn, phát ban da, mất nước, nôn mửa thường xuyên, không tăng cân, khô miệng, khóc không có nước mắt,… thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại không. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp đến mẹ những nội dung từ giải pháp đến cách ngăn ngừa tình trạng này. Mong rằng bài viết giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích từ đó giúp trẻ cải thiện tình trạng ọc sữa hiệu quả.

Xem thêm