Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc: Nguyên nhân và cách xử lý

Tác giả: Đồng Nguyễn

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đầu đời của con. Vì thế, nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con yêu khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Vậy trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc do đâu và cách xử lý như thế nào? Mời mẹ cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

1. Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Giấc ngủ được xem là nền tảng quan trọng giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất. Vì khi chìm vào giấc ngủ, tuyến tiền yên trong não tiết ra hormone tăng trưởng hỗ trợ cơ thể trẻ phát triển. Do đó, trẻ cần được ngủ đủ 16 giờ mỗi ngày hoặc nhiều hơn để đảm bảo quá trình khôn lớn khỏe mạnh.

trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Giấc ngủ ngon đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

2. Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình?

Sau đây là một số nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc:

2.1 Bé bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng cơ vòng co thắt bất thường khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra khó khăn. Lúc này, trẻ gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêuđầy hơitáo bóntiêu chảy,…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể do các nguyên nhân như: hệ tiêu hóa của con còn nhạy cảm, thực đơn ăn dặm không hợp lý, trẻ uống thuốc kháng sinh, ảnh hưởng từ một số bệnh lý,… Ngoài ra, với trẻ uống sữa công thức, nếu mẹ lựa chọn loại sữa có đạm sữa biến tính thì cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu, chưa đủ khả năng tiêu hóa thành phần đạm sữa biến tính do quá trình xử lý nhiệt nhiều lần.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Từ đó, trẻ không hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Đồng thời, trẻ có thể bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như vitamin Domega-3, selen, vitamin C, vitamin B6,… dẫn đến tình trạng trẻ khó ngủthường quấy khóc về đêm.

2.2 Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Với người trưởng thành, 75% tổng thời gian giấc ngủ sẽ trải qua giai đoạn non – REM và 25% còn lại là giai đoạn REM. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, tỷ lệ thời gian của hai giai đoạn này tương đối bằng nhau. Ngoài ra, trong giai đoạn REM, nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh, nên trẻ dễ thức giấc khi có cử động hoặc tác động nhẹ. Không chỉ vậy, chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh khoảng 50 phút – ngắn hơn so với người lớn (90 – 100 phút). Do đó, đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh là dễ bị thức giấc hơn.

2.3 Trẻ đói bụng

Đói bụng cũng là nguyên nhân khiến bé khó ngủ ngủ không sâu giấc. Vì dạ dày của trẻ thường có kích thước nhỏ, không thể chứa nhiều lượng thức ăn, nên con thường nhanh đói, đặc biệt là khoảng thời gian về đêm. Do đó, khi ngủ với chiếc bụng đói, con sẽ cảm thấy khó chịu và thức giấc để đòi ăn.

trẻ ngủ không sâu giấc

Trẻ ngủ không ngon, thức giấc có thể do con khó chịu vì cảm thấy đói bụng.

>> Tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ cần lưu ý

2.4 Môi trường xung quanh không phù hợp

Khi ngủ, trẻ sơ sinh thường nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh,… Nếu không gian ngủ có nhiều tiếng ồn, nóng nực, ánh sáng mạnh,… trẻ thường khó ngủ và khi ngủ cũng không sâu giấc.

2.5 Nguyên nhân khác

Ngoài ra, nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc cũng có thể do: Con chưa muốn ngủ, ngủ ngày quá nhiều, mắc bệnh nội khoa (viêm tai giữa, trào ngược dạ dày thực quản,…), bé bị béo phìcòi xương,…

3. Làm sao để cải thiện tình trạng bé sơ sinh ngủ không sâu giấc?

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc, mẹ có thể áp dụng các giải pháp gợi ý sau đây:

3.1 Chọn sữa dễ hấp thu cho trẻ

Trong thời gian sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn thiện nhất đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Vì thế, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời. Trong trường hợp trẻ dùng sữa công thức, mẹ chọn sản phẩm dễ tiêu hóa giúp con dễ hấp thu, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của con. Điển hình là sữa Friso® Gold – lựa chọn hàng đầu được nhiều mẹ bỉm sữa tin chọn hiện nay.

Sữa Friso® Gold đồng hành cùng bé yêu có giấc ngủ ngon, sâu giấc, êm bụng nhờ nguồn đạm mềm, dễ tiêu hóa. Đồng thời, trẻ tiêu hóa dễ dàng, hấp thu tốt, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có vị nhạt, dễ hạp vị bé nhờ công thức không chứa đường sucrose.

bé ngủ không sâu giấc

Sữa Friso® Gold được nhiều mẹ tin chọn nhờ nguồn sữa mát chứa đạm mềm, tự nhiên giúp trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt và có giấc ngủ ngon mỗi đêm.

>> Mẹ có thể dễ dàng mua sữa Friso Gold chính hãng TẠI ĐÂY cho bé yêu nhé!

3.2 Cho trẻ bú no trước khi ngủ

Mẹ nên sắp xếp khung giờ cho trẻ bú khoa học, tránh để trẻ quá đói khi ngủ. Cụ thể, mẹ nên cho bé bú trước khi ngủ để con không bị đói, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

>> Tin liên quan: Gợi ý cho mẹ cách giãn cữ bú đêm cho trẻ sơ sinh

3.3 Đảm bảo phòng ngủ của trẻ có ánh sáng và nhiệt độ phù hợp

Nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ của con, mẹ nên tạo không gian ngủ dễ chịu, thoải mái cho trẻ. Theo đó, mẹ lưu ý nhiệt độ phòng duy trì ở mức vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, phòng ngủ nên có ánh sáng vừa đủ, không để con nằm ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

3.4 Một số cách khác

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng một số cách giúp con có giấc ngủ sâu như:

  • Điều chỉnh tư thế phù hợp giúp con cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi ngủ.
  • Thay tã cho trẻ để tránh tình trạng tã ướt khiến con khó chịu, quấy khóc.
  • Hạn chế cho con vận động nhiều trước khi ngủ.
  • Rèn luyện cho con thói quen ngủ vào khung giờ cố định.
Gợi ý 6 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm, trọn giấc

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ giật mình, quấy khóc không chỉ khiến cả trẻ và mẹ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Vậy làm cách nào cho bé ngủ xuyên đêm? Mời các bậc phụ huynh tham khảo 6 cách giúp…

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ giật mình, quấy khóc không chỉ khiến cả trẻ và mẹ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Vậy làm cách nào cho bé ngủ xuyên đêm? Mời các bậc phụ huynh tham khảo 6 cách giúp…

4. Một số câu hỏi thường gặp

Với các thắc mắc thường gặp về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, sau đây là lời giải đáp phù hợp:

4.1 Vì sao bé ngủ không sâu giấc vào ban đêm?

Trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm có thể do con ngủ quá nhiều vào ban ngày. Nếu ban ngày con ngủ ít nhưng về đêm vẫn khó ngủ thì mẹ nên kiểm tra các yếu tố môi trường xung quanh như nhiệt độ phòng, ánh sáng, tiếng ồn, tã,… Đồng thời, mẹ nên tránh để những vật dụng khiến trẻ giật mình, sợ hãi trong phòng ngủ.

bé sơ sinh ngủ không sâu giấc

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban đêm là do con ngủ quá nhiều vào ban ngày.

4.2 Lý do trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc, hay lăn lộn?

Trẻ 1 tuổi ngủ không thẳng giấc, thường lăn lộn có thể do các nguyên nhân như: thiếu chất, tác động vật lý (đùa giỡn quá mức, bị hù dọa,…), nhu cầu sinh lý (đói, muốn đi vệ sinh, tã bị ướt,..) hoặc do bệnh lý (hosốt,…).

>> Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có sao không? Làm sao cải thiện?

4.3 Trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc có phải do thiếu chất không?

Câu trả lời là Có thể. Trẻ khó ngủ sâu giấc có thể do thiếu các loại dưỡng chất như vitamin D, omega-3, selen, vitamin C,… Tuy nhiên tốt nhất ba mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra.

Bài viết trên đây cung cấp các thông tin chi tiết về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Hy vọng có thể giúp mẹ tìm được giải pháp phù hợp giúp con ăn khỏe – ngủ ngon – phát triển tốt nhé!

Xem thêm