Trẻ sơ sinh mấy tháng biết bò? Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp biết bò

Tác giả: Trần Thục

Trên hành trình đồng hành cùng thiên thần nhỏ trong giai đoạn đầu đời, nhiều bố mẹ thắc mắc rằng trẻ mấy tháng biết bò và quá trình này phát triển ra sao. Hôm nay, hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu nhé!

1. Trẻ sơ sinh mấy tháng biết bò?

Hầu hết trẻ biết bò từ 6 – 12 tháng tuổi, một số trẻ sẽ bắt đầu từ tháng thứ 7. Theo đó, giai đoạn bò này sẽ kết thúc khi trẻ cảm nhận được sự độc lập của cơ thể và có thể tự đứng dậy, bước đi.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp biết bò

Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết trẻ bắt đầu biết bò:

  • Trẻ sẽ đu đưa phần cổ và lưng liên tục trong quá trình nằm sấp.
  • Lăn từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại.
  • Đang nằm sấp thì chống hai tay ngồi dậy.
  • Đứng dậy bằng tay và đầu gối một cách loạng chạng.
  • Có những hành động như kéo hoặc đẩy cơ thể về trước bằng cánh tay khi đang nằm sấp.

Vậy nên, nếu mẹ thấy trẻ có dấu hiệu như trên, hãy tạo mọi điều kiện để kích thích con tập bò nhanh hơn nhé.

3. Trẻ học bò như thế nào?

Quá trình học bò của con là một sự phát triển vô cùng thú vị, đọc tiếp mẹ nhé!

  • Từ 6 – 7 tháng: Trẻ bắt đầu tập các cơ vùng bụng và tự nâng người dậy bằng việc chống hai tay xuống đất, nhờ đó cơ tay cũng dần khỏe hơn. Trong vài ngày đầu, trẻ có thể chỉ nâng người lên và nhanh chóng nằm xuống. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, trẻ có thể dễ dàng tiến về phía trước bằng tư thế đặc công (nâng mông, đầu gối không chạm đất và dùng bàn tay để di chuyển).
  • 8 – 10 tháng: Các cơ bắp của trẻ dần cứng cáp và trẻ cũng bắt đầu thay đổi tư thế bò đặc công sang bò bằng tay, chân, đầu gối. Cũng trong thời gian này, nhiều trẻ sẽ đùa nghịch bằng cách bò ngược và điều này giúp cải thiện khả năng vận động của trẻ tốt hơn.
  • 1 tuổi: Khả năng bò của trẻ đã vô cùng thuần thục. Vì vậy, thay vì bò trên mặt phẳng, trẻ muốn thử thách bằng cách leo cầu thang hoặc vượt chướng ngại vật.

trẻ mấy tháng biết bò

Quá trình học bò của trẻ trải qua nhiều giai đoạn với sự phát triển khác nhau.

4. Khám phá các kiểu bò độc đáo của trẻ

Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề trẻ mấy tháng biết bò, bố mẹ mới phát hiện thực ra trẻ có thể bò rất nhiều tư thế thú vị, cụ thể như sau:

  • Bò cổ điển: Là kiểu bò truyền thống bằng cách kết hợp hai tay, hai chân và đầu gối.
  • Lăn: Đây cũng là một cách trẻ học bò bằng cách lăn người về phía mình muốn.
  • Trườn kiểu mông: Trẻ sẽ ngồi và dồn lực về tay để di chuyển về phía trước.
  • Trườn cua: Trẻ dồn lực vào tay và đẩy mình về phía trước trong khi đầu gối vẫn giữ cong, tựa như một con cua đang lướt trên cát.
  • Trườn quân nhân: Trẻ nằm sấp, hai chân dang ra sau và dùng tay đẩy người về phía trước.
  • Trườn sâu đo: Trẻ kéo người về trước bằng 2 tay, đồng thời nhổm người dậy và tiếp đất bằng bụng.
  • Bò kiểu gấu: Ở tư thế này, trẻ sẽ giữ chân thẳng và lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất, sau đó chống hai tay và di chuyển về phía trước. 

5. Những việc nên làm để khuyến khích trẻ tập bò

Để khuyến khích trẻ biết bò nhanh hơn, khi bắt đầu có dấu hiệu sẵn sàng, mẹ nên áp dụng các cách sau:

5.1. Cho trẻ nằm sấp nhiều hơn (Tummy Time)

Việc nằm sấp và ngọ nguậy tứ chi sẽ giúp các cơ của trẻ thêm chắc khỏe và linh hoạt. Đồng thời, khi đặt ở tư thế nằm sấp, trẻ sẽ ngẩng đầu lên, nhìn mọi phía như một phản xạ tự nhiên, giúp cơ cổ, đầu và xương sống phát triển, từ đó dễ dàng biết bò hơn.

trẻ sơ sinh mấy tháng biết bò

Khi nằm sấp, trẻ sẽ có quán tính ngọ nguậy tứ chi và nhổm người dậy, giúp các cơ chắc khỏe và dễ bò trườn hơn.

5.2. Thu hút trẻ bằng đồ chơi

Trẻ ở giai đoạn này thường bị kích thích bởi những món đồ chơi nhiều màu sắc và luôn muốn tìm cách để với lấy. Vì vậy, để khuyến khích trẻ bò, bố mẹ nên để đồ chơi ở khoảng cách tối thiểu mà trẻ không thể với tới, đồng thời khích lệ con di chuyển về trước.

Giai đoạn biết bò cũng là lúc cơ thể bé có nhiều nhu cầu hấp thu đa dạng dưỡng chất, giúp hệ xương phát triển và cứng cáp hơn. Vì vậy, ngoài khuyến khích con tập bò và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa công thức cho con. Trong đó, mẹ nên ưu tiên sữa có đạm mềm, dễ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu nhanh, tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng để khỏe mạnh và thoải mái học bò.

Những bài tập thể dục tăng sức đề kháng cho bé đơn giản nhất

Để bé phát triển thể chất và khôn lớn khỏe mạnh thì ngoài bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bố mẹ phải tập cho bé thói quen vận động thể thao mỗi ngày. Cụ thể, trong bài viết dưới đây gợi ý các bài tập thể dục tăng sức đề…

Sữa công thức giúp bé dễ dàng tiêu hóa, tránh táo bón. Cùng với đó, chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides bảo vệ sức khỏe đường ruột, cho trẻ hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất, từ đó cơ thể có đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh, cứng cáp và nhanh chóng biết bò hơn.

Ngoài ra, nhiều dòng sữa công thức nổi bật với hàm lượng chất xơ PureGOS dồi dào, giúp tăng cường lợi khuẩn, tiêu hóa dễ dàng và hấp thu nhanh, cho trẻ “chiếc bụng khỏe” để mạnh mẽ lớn khôn. Chưa kể, sữa còn chứa dưỡng chất quý HMO giúp tăng cường đề kháng, hạn chế các mầm bệnh bám dính, từ đó trẻ ít ốm vặt và khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, sữa còn được nhập khẩu nguyên lon, giúp đáp ứng tốt các tiêu chí chất lượng khắt khe nhất tại đây nên bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho con dùng sữa mỗi ngày.

[Review] 9 loại sữa cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

Để bé phát triển toàn diện ngay từ giai đoạn sơ sinh, việc chọn đúng sữa công thức vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây sẽ gợi ý 9 loại sữa cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện được các mẹ tin dùng hiện nay. 1. Cách lựa…

6. Làm thế nào để bảo vệ trẻ trong giai đoạn tập bò?

Để bảo vệ cho sự an toàn của con yêu, bố mẹ hay người chăm sóc cần lưu ý:

  • Luôn vệ sinh sàn và các vật dụng trong nhà vì đôi tay của trẻ có thể bị lấm bẩn trong quá trình bò, nếu đưa vào miệng sẽ rất dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn, hô hấp…
  • Cần bo góc tất cả góc nhọn trong nhà như góc bàn, ghế, giường. Tốt nhất là nên ưu tiên những nội thất có góc bo tròn nếu gia đình có con nhỏ.
  • Bịt chặt tất cả các ổ điện hoặc sử dụng ổ cắm có nắp để tránh trẻ chạm vào. Để an toàn hơn, bạn nên ngắt các thiết bị điện xung quanh trẻ nếu để trẻ tự chơi một mình.
  • Tất cả các ngăn tủ đều phải đóng và có chốt an toàn, đặc biệt là tủ chứa thuốc, dao, bật lửa, vật dụng tẩy rửa…
  • Không gian di chuyển của trẻ cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, không có dốc cao, bậc thềm, bụi bẩn hay đồ vật sắc nhọn…

Hy vọng đến đây, bố mẹ đã có lời giải đáp cho thắc mắc trẻ mấy tháng biết bò, cũng như quá trình học bò của trẻ ra sao. Có thể thấy, dù chỉ là sự phát triển đơn thuần, nhưng quá trình trẻ học bò lại ẩn chứa nhiều điều thú vị. Vì vậy, để con thoải mái phát huy hết khả năng của mình, bố mẹ hãy tạo cho trẻ một môi trường an toàn và đừng quên bổ sung thêm sữa để con có sức khỏe tốt, học bò hăng say hơn nhé!

Xem thêm