Trẻ mấy tháng biết đi? Dấu hiệu trẻ sắp biết đi mẹ nên biết
Tác giả: Trần Thục
Biết đi là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển quan trọng của trẻ. Do đó, cha mẹ nên theo dõi thông thường trẻ mấy tháng biết đi để chắc chắn con yêu phát triển bình thường. Cụ thể, hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin hơn.
1. Em bé mấy tháng biết đi – Băn khoăn của nhiều cha mẹ
Vào giai đoạn 12 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên. Từ thời điểm này sau đó, kỹ năng đi của trẻ có nhiều thay đổi khác biệt. Cụ thể:
- Từ 14 – 15 tháng tuổi: Trẻ tự đi vững vàng không cần cha mẹ hỗ trợ.
- Từ 19 – 24 tháng tuổi: Khi tay chân đã cứng cáp, trẻ thích vừa đi vừa giữ một đồ vật nào đó trong tay, ví dụ như quả bóng, thú nhồi bông, búp bê.
- Từ 25 – 30 tháng tuổi: Lúc này, trẻ được 2 tuổi và kỹ năng đi của con đã phát triển tốt hơn. Bằng chứng là trẻ thích tham gia vào một số trò chơi như đuổi bắt, chạy, nhảy, leo, trèo. Đặc biệt, mẹ có thể nhìn thấy trẻ sử dụng gót chân để đi lại thành thạo, thay vì đi nhón gót như trước đây.
- Từ 31 – 36 tháng tuổi: Thời điểm này đôi chân của trẻ đã nhanh nhẹn và linh hoạt hơn trước. Vì vậy, trẻ có thể đi bộ, đứng, chạy, nhảy dễ dàng mà không cần sử dụng quá nhiều sức. Đặc biệt hơn là trẻ có thể nhảy lò cò (nhảy một chân) hoặc biết chạy sang trái/phải và chạy nước rút, càng cho thấy khả năng vận động của con giờ đây đã tiến bộ rất nhiều.
Mặc dù 1 tuổi là cột mốc chung để mẹ xác định trẻ mấy tháng biết đi, nhưng phụ huynh cũng phải hiểu rằng sự phát triển của mỗi trẻ là khác nhau. Có trẻ biết đi sớm (khoảng 9 tháng tuổi) nhưng cũng có trẻ biết đi muộn (17-18 tháng tuổi). Điều này là bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng. Quan trọng là hãy thường xuyên theo dõi, đưa trẻ đi khám (nếu cần thiết) và ở giai đoạn tập đi, hãy chú ý hỗ trợ, giữ an toàn tốt nhất cho trẻ.
2. Dấu hiệu cho thấy trẻ sắp biết đi
Nếu thông tin trẻ mấy tháng đi được giúp cha mẹ xác định con có phát triển đúng giai đoạn không thì việc nắm rõ các dấu hiệu trẻ sẵn sàng tập đi giúp mẹ chuẩn bị trước tinh thần “ăn mừng” những bước đi đầu đời của con.
- Tự đứng lên không cần hỗ trợ: Khi thấy con tự đứng lên mà không cần sự hỗ trợ nào từ cha mẹ hay vật dụng xung quanh thì bạn có thể yên tâm vì sắp đến lúc trẻ biết đi rồi.
- Bé bò giống cua: Khi chuẩn bị biết đi, trẻ có tư thế bò giống như con cua. Cụ thể, trẻ cố gắng dùng một tay dò hướng đi, tay còn lại làm trụ đỡ để lê mông theo tay.
- Trẻ thích leo cầu thang: Con sẽ cố gắng dùng tay tự leo lên, xuống cầu thang khi chuẩn bị biết đi nhằm giúp các cơ khỏe, linh hoạt và dẻo dai hơn.
Nhiều trẻ thích bò lên cầu thang khi đã sẵn sàng tập đi.
- Con hay bám vào đồ vật để bước đi: Dấu hiệu này thường xuất hiện khi trẻ được 9 – 11 tháng tuổi. Lúc này, con sẽ bám vào đồ vật và chập chững đi được một vài bước, sau đó tiếp tục ngồi.
3. Bật mí một số cách giúp trẻ tập đi
Sau khi nhận biết trẻ có dấu hiệu tập đi, mẹ hãy áp dụng 4 cách dưới đây để rèn luyện sự dẻo dai của cơ đua, giúp trẻ biết đi nhanh hơn:
3.1. Chuyển động cùng con
Cách này có thể kích thích sự tò mò, giúp trẻ thích thú với việc đi lại hơn. Cụ thể, mẹ có thể đứng phía sau, đặt hai chân con lên hai chân mình và cùng con chuyển động. Hoặc, trong quá trình tập cho trẻ đi, mẹ nên đi từng bước thật chậm để trẻ có thể theo kịp và dễ bắt chước cách đi hơn.
3.2. Luyện cho trẻ đứng
Mẹ hãy giữ trẻ trong tư thế đứng khi thay quần áo. Điều này giúp cơ – xương chân của con thêm chắc khỏe, từ đó hỗ trợ quá trình tập đi thuận lợi.
3.3. Hỗ trợ con tập đi
Phụ huynh nên tập cho con vịn tay vào bàn, ghế, thành giường để bắt đầu quá trình tập đi. Khi ấy, cha mẹ có thể đứng ở phía sau để kịp thời giúp đỡ trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể đưa ra một đồ vật trước mặt và đỡ tay để trẻ bước tới phía trước lấy đồ vật mình muốn.
3.4. Dạy con bắt chước
Trẻ ở giai đoạn tập đi rất thích bắt chước hành động của mọi người. Tận dụng điều này, mẹ hãy cho con nhìn anh (chị) hay bất cứ ai đi lại, chạy nhảy để bé phấn khởi và muốn bắt chước theo.
4. Một số lưu ý khi dạy con tập đi mà phụ huynh cần biết
Trẻ mấy tháng biết đi là sự quan tâm của hầu hết bậc phụ huynh. Mặc dù vậy, cha mẹ vẫn nên tuân thủ một số lưu ý sau khi con bước vào giai đoạn biết đi:
4.1. Nắn tay chân cho trẻ
Mẹ hãy thường xuyên nắn tay chân để thúc đẩy máu tuần hoàn đến các cơ, tăng khả năng phản xạ của gân – xương, từ đó có lợi cho sự vận động của trẻ.
4.2. Hạn chế bế trẻ
Khi con bước vào giai đoạn tập đi, bố mẹ chỉ nên bế con khi cần thiết để không hình thành thói quen ỷ lại, khiến con ngại tập đi.
4.3. Đảm bảo môi trường an toàn khi trẻ tập đi
Phụ huynh hãy tạo ra không gian rộng rãi và an toàn để trẻ thỏa thích di chuyển như ý muốn. Ngoài ra, hãy bày trí thêm đồ vật cố định nhằm giúp trẻ đi lại thuận lợi, dễ dàng.
4.4. Không nên cho trẻ dùng xe tập đi
Di chuyển bằng xe hoặc ghế không chỉ khiến con lười tập đi mà còn giảm khả năng giữ thăng bằng, cũng như giảm độ vững chắc của cơ – xương. Vì vậy, mẹ nên tập cho con tự đi một cách tự nhiên thay vì sử dụng các dụng cụ hỗ trợ.
4.5. Cho trẻ đi chân trần trong quá trình tập đi
Điều này không chỉ giúp con phát triển cơ ở bàn chân, mắt cá, vòm chân, đồng thời học được cách giữ thăng bằng.
Đi chân trần giúp con phát triển cơ bàn chân, từ đó nhanh biết đi hơn.
4.6. Khích lệ, động viên trẻ
Khi con tập đi, phụ huynh hãy thường xuyên động viên bằng cách khen ngợi và ôm ấp. Điều này vừa kích thích tinh thần học tập của trẻ, vừa giúp con cảm nhận được sự yêu thương từ cha mẹ.
5. Trẻ tập đi: Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm biết đi sau đây thì hãy đưa con đi gặp bác sĩ sớm để có giải pháp hỗ trợ kịp thời: :
- Trẻ biết lẫy, bò, ngồi chậm hơn so với sự phát triển vận động bình thường.
- Tròn 4 tháng tuổi mà trẻ vẫn không thể nâng đầu 45 độ so với mặt giường thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy con chậm biết đi.
- Trẻ được 6 tháng tuổi mà không biết với tay ra phía trước lấy đồ vật.
- Khi được 12 tháng tuổi mà con vẫn không thể tự đứng chững một mình.
Khám phá những cột mốc phát triển mới sau khi trẻ biết đi
Sau những bước đi đầu đời, bé yêu bắt đầu chuyển qua các mốc phát triển khả năng vận động mới, cụ thể như:
Để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng ổn định, theo đúng tiến trình tự nhiên trên đây, cha mẹ nên chú ý về chế độ dinh dưỡng của con. Bắt đầu từ việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, với hàm lượng phù hợp theo khuyến nghị, tập thói quen cho trẻ uống nước và đừng quên bổ sung thêm sữa trong bữa ăn hàng ngày. Sữa với nguồn dinh dưỡng cân đối giúp trẻ được phát triển thể chất, chiều cao và trí tuệ tốt, đồng thời tăng cường sức khỏe để con có thể thoải mái vui chơi, chạy nhảy theo ý thích. Khi lựa chọn sữa cho trẻ, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có đạm mềm, nhỏ, tự nhiên để hỗ trợ con hấp thu nhanh và dễ dàng tiêu hóa. Hiện nay, nhiều dòng sữa công thức cho trẻ được nhiều mẹ ưa chuộng vì hệ dưỡng chất đầy đủ, trong đó sữa có chứa Canxi, Vitamin D hỗ trợ trẻ phát triển hệ xương vững vàng; sữa cung cấp thêm chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ trẻ hấp thu dưỡng chất trong sữa nhanh chóng, từ đó tạo nền tảng cho con phát triển tối ưu về thể chất, sức khỏe và trí tuệ. Khi trẻ biết đi cũng là lúc con tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh. Điều này tuy mở rộng kiến thức mới lạ cho trẻ nhưng cũng đồng thời, tiềm ẩn các mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Sữa còn cung cấp dưỡng chất quý HMO, giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng và bệnh ốm vặt thường gặp ở trẻ. Ngoài ra, sữa còn bổ sung thêm hàm lượng Canxi, Vitamin D3 dồi dào giúp củng cố hệ xương chắc, khỏe. Qua đó, giúp con có được những bước đi đầu đời nhanh nhẹn, vững chắc nhất. |
Qua thông tin trên đây, hi vọng cha mẹ đã nắm rõ trẻ mấy tháng biết đi và cách hỗ trợ con tập đi hiệu quả nhất. Ngoài quan sát và đồng hành cùng con trong những bước đi đầu đời, cha mẹ cũng phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để trẻ có sức khỏe tốt và phát triển tối ưu về mọi mặt. Trong trường hợp phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm biết đi, hãy nhanh chóng đưa con đi khám với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp, kịp thời.