Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời

Tác giả: Huỳnh Uyên

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu là kiến thức mà bố mẹ phải nắm vững. Bởi, điều này giúp phụ huynh theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe và có phương pháp chăm sóc phù hợp để hỗ trợ con khôn lớn khỏe mạnh. Như vậy, trẻ sơ sinh phát triển như thế nào trong năm đầu tiên? Cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên

Dưới đây là các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi, bố mẹ hãy tham khảo để kịp thời hỗ trợ con khi cần thiết:

1.1. Giai đoạn trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Lúc này, cân nặng của con tăng lên 140 – 250g mỗi tuần và chiều cao tăng khoảng 10cm. Trẻ 1 tháng tuổi đã bắt đầu hoàn thiện tối ưu các giác quan (khứu giác, thị giác, thính giác). Đồng thời, con cũng bắt đầu quan sát mọi sự vật ở khoảng cách gần (25 – 30cm). Ở cuối tháng đầu tiên, ngoài khóc thì trẻ đã biết dùng dây thanh quản để phát ra âm thanh “ahh” với bố mẹ.

quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đã phát triển hoàn thiện về giác quan, cũng như có thể quan sát những vật ở gần.

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu là kiến thức mà bố mẹ phải nắm vững. Bởi, điều này giúp phụ huynh theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe và có phương pháp chăm sóc phù hợp để hỗ trợ con khôn lớn khỏe…

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0 – 10 tuổi chuẩn WHO”]

1.2. Giai đoạn trẻ được 2 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thiên về khía cạnh thể chất. Cụ thể là trẻ tăng thêm 150 – 200g mỗi tuần, đồng thời thị giác nhạy bén, giúp trẻ nhận biết và theo dõi các chuyển động xung quanh. Ở giai đoạn này, trẻ cũng chuyển động tay chân mượt mà, có mục đích hơn. Đặc biệt, vào tháng thứ 2 con đã biết cười và nâng đầu khoảng 45 độ.

1.3. Giai đoạn trẻ sơ sinh được 3 tháng tuổi

Khi bước vào giai đoạn 3 tháng tuổi, cân nặng của trẻ tăng thêm từ 600g đến 1 kg. Lúc này, các giác quan phát triển hơn, đặc biệt là con đã biết cử động ngón tay. Ngoài ra, bố mẹ có thể cảm nhận sự phát triển của con thông qua việc trẻ biết chăm chú nghe và cười với mọi người xung quanh, biết “ê”, “a” để bắt chước âm thanh.

1.4. Giai đoạn trẻ được 4 tháng tuổi

Ở cột mốc 4 tháng tuổi, trẻ phát triển nhanh hơn về chiều cao và cân nặng. Đối với bé trai thì chiều cao là 63,8 cm và cân nặng là 7 kg, trong khi bé gái là 62 cm và 6,4 kg. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng biết cách phối hợp tay với mắt linh hoạt ở giai đoạn này. Cha mẹ có thể nhìn thấy thông qua việc trẻ dễ bị thu hút với đồ vật có màu sắc rực rỡ và giơ tay để nắm lấy.

1.5. Giai đoạn trẻ sơ sinh bước qua 5 tháng tuổi

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi là một cột mốc tuyệt vời với bố mẹ. Bởi, lúc này trẻ đã có thể lật người, chống khủy tay và nâng người. Đồng thời, giai đoạn này trẻ cũng biết cách phân biệt cảm xúc của bố mẹ qua giọng điệu và phát triển khả năng giao tiếp tối ưu, bằng cách phản ứng khi nghe tên mình hoặc mấp máy môi trả lời khi có người trò chuyện.

quá trình phát triển trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi đã có thể lật người để nằm sấp dễ dàng mà không cần hỗ trợ của bố mẹ.

1.6. Giai đoạn trẻ được 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi tiếp tục tăng trưởng thể chất tốt hơn. Cụ thể là bé trai cao 70,6 cm và nặng 8,6 kg, trong khi đó bé gái cao 68,7 cm và nặng 7,9 kg. Ở tháng này, trẻ đã nhận biết được màu sắc cũng như có thể dùng tay nắm lấy đồ vật chắc chắn. Ngoài ra, con cũng hình thành sở thích giao tiếp với bố mẹ và tỏ thái độ sợ hãi khi tiếp xúc người lạ.

1.7. Giai đoạn trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi tập trung chủ yếu vào hoàn thiện não bộ, cảm xúc và khả năng vận động. Điều này thể hiện qua việc con đã có thể ngồi vững, với hỗ trợ của bố mẹ, biết cách bốc và cho thức ăn vào miệng. Đồng thời, con cũng bắt đầu ghi nhớ được nhiều giọng nói khác nhau, nhận ra tên khi được gọi.

1.8. Giai đoạn trẻ được 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, thể chất của trẻ sơ sinh phát triển rõ hơn. Bằng chứng là bé trai nặng 8,6 kg và cao 70,5 cm, còn bé gái nặng 7,7 kg và cao 68,58 cm. 

Thể chất phát phát triển giúp con thực hiện được các hoạt động  như phối hợp cơ bắp để bò, trường, chống tay và đầu gối. Cùng với đó, con cũng học được cách điều khiển các ngón tay để nhặt và giữ đồ vật theo thế “gọng kìm”.

quá trình phát triển của bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi đã có thể dùng các ngón tay để nắm giữ đồ vật một cách chắc chắn.

1.9. Giai đoạn 9 tháng tuổi

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh về mặt giao tiếp được thể hiện rõ rệt nhất trong giai đoạn 9 tháng tuổi. Bằng chứng là con có thể bập bẹ được những từ đơn như “mama, baba”, hiểu các từ chỉ đồ vật như “quả bóng”, “cái bàn”. Bên cạnh đó, con cũng phát triển trí não tốt hơn qua việc ghi nhớ màu sắc, vị trí của đồ vật. Đặc biệt là trẻ 9 tháng còn có thể tự bốc thức ăn bằng tay và đưa vào miệng.

1.10. Giai đoạn trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi

Ở cột mốc 10 tháng tuổi, con yêu dần phát triển toàn diện về khả năng nhận thức. Cụ thể, trẻ bắt đầu hình thành sở thích cụ thể với âm nhạc, món ăn, đồ chơi với kết cấu, hình dáng khác nhau. Đồng thời, trẻ còn hiếu động và tò mò về mọi thứ xung quanh hơn giai đoạn trước đó.

1.11. Giai đoạn trẻ 11 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn 11 tháng tuổi, cơ bắp của trẻ đã săn lại và cử động tay, chân được phối hợp trơn tru, nhịp nhàng hơn. Đặc biệt là trẻ cũng bắt đầu tập đi trong tháng này, đồng thời trẻ 11 tháng tuổi đã biết cách lắng nghe, làm theo những gì bố mẹ nói, cũng như thể hiện sự giận hờn, buồn bã  khi không hài lòng.

1.12. Giai đoạn trẻ 12 tháng tuổi

Chắc chắn bố mẹ sẽ bất ngờ về sự phát triển của trẻ sơ sinh khi tròn 1 tuổi. Bởi, lúc này, cân nặng – chiều cao của trẻ phát triển vượt bậc hơn trước. Cụ thể là bé trai nặng 9,6 kg và cao 73,3 cm, trong khi bé gái nặng 8,9 kg và cao 74 cm. Bên cạnh đó, não bộ của con dần phát triển hoàn thiện và trẻ đã có thể bước đi, lắc đầu, vươn tay một cách thành thạo.

quy trình phát triển của trẻ sơ sinh

Đến giai đoạn thôi nôi (12 tháng tuổi) con đã biết tự đi một mình và ngồi xuống khi thấy mệt.

2. Một số cách giúp trẻ sơ sinh phát triển tối ưu vào năm đầu tiên

Ngoài nắm rõ sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng, bố mẹ cũng phải tìm hiểu bí quyết chăm sóc và nuôi dưỡng con phù hợp để hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu. Sau đây là một số cách hữu ích được nhiều chuyên gia chia sẻ:  

2.1. Nuôi con bằng sữa mẹ 

Một trong những cách hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phát triển của trẻ sơ sinh là nuôi con bằng sữa mẹ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Bởi, sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng “vàng” giúp trẻ có hệ miễn dịch vượt trội, tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển hệ thần kinh – trí não tối ưu.

Trong trường hợp mẹ không đủ sữa cho con bú thì hãy sử dụng sữa công thức. Trong đó, sữa phải có đạm mềm, nhỏ, tự nhiên nhằm giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh dưỡng chất. 

Sữa công thức giàu dinh dưỡng giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, giảm tình trạng táo bón; cung cấp chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cho trẻ hấp thụ nhanh dưỡng chất trong sữa, đồng thời hạn chế nôn trớ khó chịu.

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị ốm vặt nên mẹ có thể cân nhắc lựa chọn sữa có chứa HMO để tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe cho con.Nhiều mẹ bổ sung HMO (dưỡng chất quý trong sữa mẹ) giúp nâng cao đề kháng vững vàng, tạo “tấm lá chắn” vững chắc bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây hại xung quanh.

[Review] Top 15 loại sữa tăng sức đề kháng cho trẻ hay ốm vặt

Bổ sung sữa tăng sức đề kháng cho trẻ là việc làm cần thiết trong những năm đầu đời, nhằm cung cấp đầy đủ kháng thể cho cơ thể bé khỏe mạnh. Nhờ đó có thể chống chọi với các tác nhân gây bệnh và phát triển toàn diện. Để…

2.2. Cho trẻ bú sữa đúng cách

Để trẻ không bị sặc hay nôn trớ khi bú, mẹ nên chú ý tư thế cho con bú đúng cách, cụ thể: 

Đối với trẻ bú sữa mẹ:

  • Mẹ nên bế trẻ bằng 2 tay, đồng thời ngồi xuống để tạo điểm tựa vững chắc cho con.
  • Để trẻ nằm thẳng sao cho bụng của mẹ và con áp sát vào nhau, vị trí của trẻ đối diện với núm vú.
  • Khi trẻ có vị trí ổn định thì mẹ mới bắt đầu cho con bú.
  • Khi bú xong, mẹ hãy giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng, ngực của mẹ và con áp vào nhau, mặt con kề vào hõm vai mẹ và vỗ nhẹ lưng trẻ để giúp con ợ hơi.

Đối với trẻ bú bình:

  • Khi cho trẻ bú, mẹ nên đặt trẻ sao cho phần đầu cao hơn phần thân.
  • Khi bú xong, mẹ hãy giữ con ở tư thế thẳng đứng, ngực con áp vào một bên ngực mẹ, mặt kề lên hõm vai và mẹ vỗ nhẹ lưng hỗ trợ con ợ hơi.
  • Sau đó, mẹ tiếp tục bế trẻ thêm một lúc thì đặt con nằm xuống.

2.3. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh

Giữ ấm cho con là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nên biết. Theo đó, mẹ có thể cho trẻ mặc quần áo đầy đủ, mang thêm bao tay, bao chân, đội mũ và đắp chăn mỏng để trẻ không phải tiếp xúc với không khí lạnh. 

Bên cạnh đó, trong phòng máy lạnh mẹ chỉ nên duy trì mức nhiệt độ ở 26 – 28 độ C và hãy theo dõi trẻ thường xuyên để kịp thời xử lý những dấu hiệu bất thường. 

2.4. Cho trẻ tiêm phòng vắc – xin đầy đủ

Giai đoạn 0 – 12 tháng tuổi, hệ miễn dịch của con chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắc – xin định kỳ, để tăng cường đề kháng và phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm. Sau đây là các loại vắc – xin và thời gian tiêm phù hợp cho trẻ sơ sinh: 

  • Tiêm vắc – xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cho trẻ 6 tuần tuổi.
  • Tiêm phòng vắc – xin tiêu chảy do nhiễm Rotatus. Lưu ý, dùng loại Rotarix cho trẻ từ 6 – 24 tuần tuổi, loại Rotavin cho trẻ 6 tuần đến 6 tháng tuổi và loại Rotateq cho trẻ 7,5 đến 32 tuần tuổi.
  • Tiêm vắc – xin phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

2.5. Đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ

Cách tiếp theo để hỗ trợ tối đa quá trình phát triển của trẻ sơ sinh là giúp trẻ được ngủ ngon, sâu giấc. Theo đó, mẹ hãy tập cho trẻ ngủ sớm, giữ phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp, không quá lạnh cũng không quá nóng. Ngoài ra, mẹ có thể trang trí thêm nhiều đồ chơi xinh xắn để giúp con thích thú hơn với việc ngủ.

quá trình phát triển của em bé sơ sinh

Tạo một không gian yên tĩnh, xinh xắn giúp con yêu thích thú với việc ngủ đúng giờ hơn.

2.6. Tương tác với trẻ nhiều hơn

Để hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu khả năng giao tiếp, bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con. Hoặc, đọc sách và hát cho con nghe để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với ngôn ngữ. Ngoài ra, tương tác với trẻ còn kết nối tình cảm giữa con với bố mẹ, từ đó nuôi dưỡng cảm xúc và phát triển tinh thần của trẻ một cách tốt nhất.  

3. Khi nào mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi khám với bác sĩ?

Dựa vào thông tin hữu ích về sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng, bố mẹ dễ dàng nhận ra dấu hiệu bất thường nếu con yêu gặp phải. Qua đó, kịp thời đưa con đi gặp bác sĩ để khám và điều trị đúng cách. Sau đây là các biểu hiện cho thấy trẻ phải được đi khám sớm:  

  • Trẻ không có phản ứng với âm thanh lớn.
  • Con không dõi mắt theo những vật đang chuyển động.
  • Trẻ không nắm và giữ được đồ vật.
  • Con không cười hay phản ứng lại giọng nói của bố mẹ.
  • Bắt đầu bập bẹ nhưng không cố gắng bắt chước âm thanh.
  • Con không đặt chân xuống khi bố mẹ đặt chân con trên bề mặt vững chắc.
  • Trẻ gặp trở ngại khi cho đồ vật hay bất cứ thứ gì vào miệng.
  • Con không bò hay đứng với sự hỗ trợ của bố mẹ.

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào đã được bài viết giải đáp chi tiết. Hy vọng bố mẹ có thể nắm rõ sự phát triển trong từng tháng, từ đó áp dụng cách chăm sóc con phù hợp, giúp trẻ khôn lớn khỏe mạnh, thông minh.

Xem thêm