Trẻ sơ sinh khóc đêm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Trẻ sơ sinh khóc đêm là nỗi ám ảnh kinh hoàng ở những gia đình có con nhỏ. Vậy tình trạng bé khóc đêm là phản ứng bình thường hay bất thường? Bố mẹ cần phải làm gì khi con khóc đêm thường xuyên? Mời bạn xem qua bài viết dưới đây.
1. Trẻ sơ sinh khóc đêm có bình thường không?
Bật khóc là phản ứng rất bình thường ở mỗi em bé. Đặc biệt, đối với những bé dưới 2 tháng tuổi, tình trạng quấy khóc hay khóc đêm sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Hành động khóc ở thời gian này được xem như sự thích nghi của bé với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Bên cạnh đó, tiếng khóc còn được xem như một cách để bé giao tiếp với mọi người. Vì thế, bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều.
Trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng bình thường hay bất thường
Bắt đầu từ 4 tháng tuổi trở lên, tình trạng bé hay quấy khóc buổi tối sẽ giảm dần rồi ngừng hẳn. Lý do là vì bé đã làm quen được với môi trường bên ngoài, đồng thời bố mẹ cũng đã có cách chăm sóc bé tốt hơn do nắm được thói quen của con.
Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ sơ sinh khóc đêm cũng bình thường. Nếu tình trạng khóc đêm diễn ra thường xuyên, dai dẳng có thể là những biểu hiện bất thường của sức khỏe bé. Do đó, bố mẹ cần phải đưa bé đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>> Tìm hiểu: Các loại sữa mát cho bé 2 tuổi dễ hấp thu và tăng cân
2. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm
Tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm khiến chất lượng giấc ngủ của bé bị giảm và làm cho bố mẹ mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé hay khóc đêm. Cụ thể:
2.1. Bé khóc vì chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ
Sự khác biệt giữa môi trường bên ngoài và bên trong bụng mẹ là một trong những nguyên nhân khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó ngủ. Sự thay đổi đột ngột sau khi lọt lòng khiến bé không kịp thích nghi nên sinh ra những cảm giác khó chịu. Ngoài ra, nếu nhiệt độ phòng không phù hợp với thể trạng của bé như quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm trẻ sơ sinh bật khóc.
Một trong những nguyên nhân bé khóc là do chưa quen với môi trường ngoài bụng mẹ
2.2. Hệ thần kinh trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện
Hệ thần kinh của em bé có khả năng ức chế thấp vì vẫn đang phát triển và chưa hoàn thiện. Nếu ban ngày bé hoạt động quá sức như cười giỡn hay tiếp xúc quá nhiều người sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và não bộ vẫn còn ở trạng thái hưng phấn. Do đó, ban đêm ngủ bé có thể giật mình tỉnh giấc, la hét và quấy khóc. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài cũng có thể là biểu hiện bất thường của chức năng và cấu trúc của não bộ. Lúc này bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
2.3. Bé bị dị ứng với Protein
Nếu con bạn bị dị ứng với Protein trong sữa bò cũng sẽ khóc đêm thường xuyên hơn. Hãy theo dõi xem bé có khóc hơn 3 tiếng mỗi ngày, hơn 3 ngày mỗi tuần và kéo dài trên 3 tuần hay không. Khi nhận thấy biểu hiện này, bố mẹ hãy cho con đến bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm và chẩn đoán xem có phải bé dị ứng Protein sữa bò không.
Dị ứng đạm sữa bò là một trong những tình trạng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất đối với trẻ em ngày nay, bao gồm trẻ sơ sinh. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường rất đa dạng và có thể nhầm lẫn với các bệnh khác (như…
2.4. Bé đau bụng sinh lý
Đau bụng sinh lý ở trẻ em sẽ có những dấu hiệu như bé khóc không rõ nguyên nhân, đầu gối gập vào bụng mỗi khi khóc. Bé thường gặp cơn đau khi trời chập tối, đau trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng và tự nín. Thông thường thì tình trạng này kéo dài từ 3 đến 4 tháng và tự hết.
2.5. Trẻ bị thiếu canxi, còi xương
Em bé bị thiếu canxi, còi xương cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khóc đêm này. Cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu, khó ngủ trong thời gian dài nếu bị còi xương. Bố mẹ nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu kèm theo như rụng tóc vành khăn, răng mọc chậm, ra mồ hôi trộm thì có thể kết luận rằng bé thiếu canxi. Lúc này, bạn cần xây dựng lại chế độ dinh dưỡng cho bé, bổ sung canxi, vitamin D và cho bé tắm nắng.
Canxi là một khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe, nhất là với những trẻ em đang phát triển thế chất. Nếu không đủ canxi, cơ thể bé sẽ chậm phát triển hơn bạn bè cùng lứa, làm tăng nguy cơ còi xương, thấp bé, thậm chí là yếu…
2.6. Trẻ em bị lồng ruột
Trẻ em bị lồng ruột là vấn đề nghiêm trọng khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn. Những dấu hiệu của trẻ bị lồng ruột bao gồm: nôn, bỏ bú, ưỡn người, khóc thét, đi tiểu ra máu. Bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đi cấp cứu kịp thời.
2.7. Tã, quần áo, gối mền bẩn
Làn da của em bé sơ sinh vô cùng mỏng manh, dễ tổn thương và nhạy cảm. Tã, quần áo, mền gối bẩn hay không thông thoáng khiến bé bị ngứa, khó chịu. Bố mẹ hãy đảm bảo vệ sinh và kiểm tra những món đồ này ngay sau khi bé khóc nhé.
Bố mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho mền gối của bé
3. Bố mẹ cần làm gì khi con quấy khóc ban đêm?
Trẻ sơ sinh khóc đêm thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé, khiến thể chất và tinh thần trẻ chậm phát triển. Để hạn chế tình trạng trẻ em khóc đêm, bạn có thể tham khảo 3 cách sau đây:
3.1. Dạy cho bé cách phân biệt ngày và đêm
Ánh sáng của ngày và đêm cũng quyết định đến giấc ngủ của bé. Khi bé thức, bố mẹ hãy sắp xếp không gian sáng sủa, có thể bật nhạc và tương tác với bé. Vào ban đêm, bạn hãy tắt đèn và điều chỉnh ánh sáng vừa đủ để pha sữa, trông con. Ngoài ra, buổi tối bố mẹ hãy đảm bảo tắt hết các thiết bị âm thanh để tránh làm cho bé giật mình.
Thực hiện phương pháp này thường xuyên sẽ giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của bé. Dần dần, bé sẽ hình thành thói quen ngủ đúng giờ.
3.2. Tránh để bé vận động quá sức
Em bé thường được cưng nựng và phải tiếp xúc với nhiều người vào ban ngày. Điều này vô tình khiến bé trở nên mệt mỏi và khóc đêm. Do đó, bố mẹ cần hạn chế cho bé đùa giỡn, hoạt động tay chân hay gặp gỡ quá nhiều người. Ngoài ra, việc la mắng, quát nạt cũng khiến bé ngủ giật mình, bật khóc.
Ban ngày bố mẹ nên hạn chế cho bé vận động, đùa giỡn quá nhiều
3.3. Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái
Khi trẻ sơ sinh ngủ, bất kỳ tiếng ồn nào cũng có khả năng làm bé thức giấc. Có thể bé còn bị hốt hoảng và khóc thét lên. Đồng thời, bố mẹ hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, tránh làm bé quá lạnh hay quá nóng sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc.
Ngoài ra, bạn hãy cho bé ăn trước khi ngủ khoảng 1 tiếng để bé không bị đói hoặc quá no bụng lúc nửa đêm nhé.
Bên cạnh 3 bí quyết trên thì có một số phương pháp bạn có thể áp dụng nếu con bạn đột ngột tỉnh giấc, khóc đêm dưới đây như:
- Nếu em bé đột ngột giật mình và bắt đầu cất tiếng khóc, bạn hãy quan sát, chờ đợi xem bé có ngủ tiếp không. Nếu bé không ngủ tiếp và bật khóc to thì lúc này bố mẹ hẳn dỗ dành và cho bé bú.
- Em bé trong bụng mẹ đã quen với việc có thứ gì đó quấn quanh mình. Vì vậy bạn hãy dùng tấm chăn quấn bé lại để bé ngủ sâu giấchơn.
- Khi nhiệt độ lạnh hoặc nóng, bố mẹ cần có biện pháp điều chỉnh nhiệt độ hoặc giữ ấm cho bé kịp thời.
- Phụ huynh có thể dùng núm vú giả vì nhiều em bé có sở thích ngậm ti mẹ. Các chuyên gia đã khẳng định rằng việc ngậm ti giả không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nên bố mẹ không cần phải băn khoăn hay lo lắng về điều này.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm. Nếu bố mẹ đã áp dụng tất cả các phương pháp nhưng không hiệu quả hoặc bé khóc đêm kèm theo những dấu hiệu như biếng ăn, vã mồ hôi thì hãy nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ. Đặc biệt là phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan về vấn đề khóc đêm ở trẻ nhỏ.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về trẻ quấy khóc đêm mà mẹ có thể tham khảo để xử lý tốt hơn:
1. Trẻ sơ sinh bao lâu thì hết khóc đêm?
2. Làm thế nào để trẻ ngủ ngon, bớt khóc đêm?
3. Bé quấy khóc đêm khi nào nên đi khám?
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/nguyen-nhan-lam-tre-so-sinh-kho-ngu-va-cach-khac-phuc
Nguồn tham khảo
- Catherine Crider. Why Is My Baby Fussy at Night? 30 04 2020. https://www.healthline.com/health/baby/fussy-baby-at-night (đã truy cập 07 12 2023).
- Nehal Aggarwal. How to Deal With Baby’s Witching Hour. 20 11 2023. https://www.thebump.com/a/baby-fussy-at-night (đã truy cập 07 12 2023).
- Healthy Children. How to Calm a Fussy Baby: Tips for Parents & Caregivers. 21 03 2022. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/crying-colic/Pages/Calming-A-Fussy-Baby.aspx (đã truy cập 07 12 2023).