Bé 8 tháng biết làm gì? Các lưu ý khi chăm sóc bé mẹ cần biết
Tác giả: Huỳnh Uyên
Bước vào giai đoạn 8 tháng tuổi, bé đã có nhiều sự thay đổi về cả thể chất và trí tuệ. Lúc này, con thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và vận động cũng linh hoạt hơn trước. Vậy bé 8 tháng biết làm gì? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây bố mẹ nhé.
1. Bé 8 tháng biết làm gì?
Ở cột mốc 8 tháng tuổi, bố mẹ sẽ ngạc nhiên trước những thay đổi nhanh chóng của bé về cả thể chất, nhận thức, cảm xúc và nhiều yếu tố khác.
1.1. Phát triển thể chất
Bé trai có cân nặng trung bình là 8,6 kg và cao khoảng 70,5 cm. Còn bé gái, chiều cao trung bình là 68,5 cm và nặng khoảng 7,9 kg.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc…
Lúc này, bé có thể thực hiện được một số kỹ năng vận động như bò hoặc học cách bò, tự chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế bò và ngược lại. Bé có thể tự kéo mình lên tư thế đứng hoặc cầm nắm vào thành ghế, giường để bước đi. Tuy nhiên, bước đi của bé chưa vững nên rất dễ té ngã, bố mẹ cần chú ý quan sát để kịp thời nâng đỡ bé.
Bé 8 tháng tuổi đã có thể bước đi chập chững nhờ sự trợ giúp của bố mẹ hoặc tự nắm vịn vào thành ghế, cạnh giường.
1.2. Phát triển nhận thức
Bé 8 tháng tuổi có thể nhận biết về các sự việc diễn ra xung quanh tốt hơn. Bé có xu hướng quan sát, ghi nhớ và bắt chước theo hành động của bố mẹ hoặc người thân. Hơn nữa, bé cũng rất hiếu động và thích tìm tòi, khám phá mọi thứ từ đồ gia dụng đến đồ chơi; lắng nghe âm thanh từ giọng nói của bố mẹ và biết sử dụng ngón tay để chỉ vào những đồ vật mà con thích.
1.3. Phát triển cảm xúc
Cảm xúc của bé 8 tháng tuổi phát triển như thế nào? Đó là bé biết rõ được những người thân thuộc xung quanh và tỏ ra vui vẻ khi gặp họ. Bé cũng có thể nghe hiểu lời nói và tình cảm của người lớn, dần biết cách phân biệt tâm trạng của mọi người và phản ứng lại, như khi được khen bé sẽ cười tươi, khi thấy bố mẹ vui vẻ thì bé sẽ cười… Đặc biệt, bé sẽ bắt đầu biết sợ, lo lắng khi phải xa bố mẹ hay phải tiếp xúc với người lạ.
1.4. Phát triển thị lực
Thị lực của bé 8 tháng tuổi phát triển gần như người lớn về mức độ rõ ràng và độ sâu. Bé có thể nhìn thấy tốt các vật ở tầm gần, nhận ra đồ vật và con người ở tầm xa. Thị lực tốt kết hợp cùng kỹ năng vận động, giúp bé có thể nhìn thấy đồ chơi ở góc xa và bò về hướng đó, đáp ứng sở thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh của bé.
1.5. Ngôn ngữ
Bé 8 tháng biết làm gì? Đó là biết bập bẹ các âm tiết cơ bản như “A”, “B”, “M”, “D”. Bé cũng bắt đầu biết liên kết các từ với đồ vật, sự vật và có thể phản ứng lại khi được gọi tên.
2. Cách chăm sóc bé 8 tháng tuổi
Ngoài việc hiểu rõ bé 8 tháng biết làm gì, bố mẹ cũng cần nắm vững cách chăm sóc con để giúp bé phát triển tốt hơn:
2.1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé 8 tháng tuổi
Trong tháng thứ 8, bé vẫn đang làm quen với thức ăn dặm, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể bé. Cụ thể như sau:
- Cho bé ăn đủ bữa: Mẹ cần cho bé 8 tháng tuổi ăn từ 2 – 3 bữa ăn chính và 1 – 2 bữa ăn phụ mỗi ngày.
- Cung cấp đủ dinh dưỡng: Lúc này, mẹ nên cho bé dùng đa dạng các loại ngũ cốc, trái cây, rau và thịt.
Khẩu phần ăn của bé 8 tháng tuổi cần đa dạng thực phẩm, cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển.
>> Tư vấn dinh dưỡng: Bé 8 tháng ăn được gì?
- Hạn chế thực phẩm nhiều calo: Hệ tiêu hóa của bé 8 tháng tuổi vẫn còn non nớt, nếu dùng thực phẩm nhiều calo ở độ tuổi này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé.
- Cho bé dùng thêm sữa: Trong giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể bé. Do đó, bố mẹ cần lưu ý duy trì cho con uống sữa mẹ hoặc sữa công thức theo đúng nhu cầu. Nếu cho bé dùng sữa công thức, phụ huynh nên chọn các dòng sữa cho bé sơ sinh có đạm nhỏ, mềm, tự nhiên và nhiều chất xơ.
Sữa công thức chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, bé hấp thu dưỡng chất nhanh và tăng cân đều đặn.
Ngoài ra sữa công thức gây ấn tượng với công thức dinh dưỡng chứa bộ đôi dưỡng chất quý HMO và chất xơ PureGOS, giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn và tăng sức đề kháng. Nhờ đó mà bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe và khỏe mạnh từ bên trong.
>> Tham khảo thêm: Sữa cho trẻ 8 tháng tuổi tăng cân tốt
2.2. Giấc ngủ
Thời gian ngủ của bé 8 tháng tuổi là khoảng 12 – 16 giờ mỗi ngày với 1 – 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và 1 giấc ngủ dài vào ban đêm.
Để bé đảm bảo ngủ sâu và đủ giấc trong giai đoạn này, mẹ cần cho bé bú sữa no bụng trước khi ngủ và mặc đồ thoải mái cho con khi ngủ. Ngoài ra, mẹ có thể hát ru khe khẽ và ôm bé để giúp con thư giãn, thoải mái và ngủ sâu hơn.
Trẻ sơ sinh khó ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhưng nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, cảm xúc và tinh thần của bé sau này. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bé khó ngủ và…
2.3. Hoạt động
Để con phát triển toàn diện, bố mẹ hãy dành thời gian chơi đùa cùng bé bằng cách áp dụng một số mẹo sau nhằm kích thích sự tăng trưởng ở nhiều kỹ năng như:
- Chọn đồ chơi thích hợp: Cho bé chơi với các món đồ chơi nhiều màu sắc và kích thước sẽ giúp bé phát triển cơ bắp, thị giác cùng khả năng nhận biết.
- Thường xuyên giao tiếp với bé: Bố mẹ hãy lắng nghe, thấu hiểu và đáp lời bé để kích thích khả năng giao tiếp của con.
- Khuyến khích bé tự bốc, xúc thức ăn: Điều này sẽ giúp thị giác và kỹ năng vận động của bé phối hợp nhịp nhàng với nhau hơn. Mẹ có thể chuẩn bị các món rau luộc, trái cây, cơm viên để bé thực hành kỹ năng này.
Khuyến khích bé tự bốc và xúc thức ăn để phát triển tốt kỹ năng vận động cũng như thị giác.
- Giữ an toàn cho bé: Trong giai đoạn 8 tháng tuổi, bé rất hiếu động nên dễ bị té ngã. Để con không bị thương khi di chuyển, bố mẹ nên ở gần con để kịp thời nâng đỡ khi bé mất thăng bằng hoặc té ngã.
3. Khi nào cần đưa bé 8 tháng tuổi đến gặp bác sĩ?
Nếu thấy bé 8 tháng tuổi có các dấu hiệu bất thường dưới đây, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời:
- Bé không thể tự ngồi ngay cả khi được bố mẹ trợ giúp hoặc ngồi với tư thế khác thường, dễ bị ngã trong lúc ngồi.
- Tay chân bé vẫn nắm chặt hoặc co lại theo kiểu cuộn tròn, không chạm mặt đất khi con đứng.
- Bé không tạo ra tiếng động, âm thanh hoặc hiếm khi phát ra các âm thanh đơn giản.
- Bé không nhận diện được khuôn mặt của bố mẹ hay những người thân quen.
- Bé gặp khó khăn trong việc tập trung tìm kiếm nơi phát ra âm thanh hay không thể theo dõi kịp các vật thể di chuyển chậm.
Hy vọng qua bài viết trên, các bậc bố mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc “bé 8 tháng biết làm gì?”. Nhìn chung, 8 tháng tuổi là cột mốc có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức và giao tiếp của bé. Vì thế, bố mẹ nên dành nhiều thời gian vui chơi cùng con, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp bé khôn lớn khỏe mạnh và thông minh nhé.