Trẻ sơ sinh bú ít, lười bú: Mẹ cần làm gì để khắc phục?
Tác giả: Hồng Thủy
Việc trẻ đột nhiên lười bú, bú ít làm cho các mẹ cảm thấy lo lắng về sức khỏe của con yêu. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ xác định nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú ít và cách khắc phục phù hợp. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Trẻ sơ sinh lười bú, bú ít – nguyên nhân do đâu?
Tình trạng trẻ bú ít, lười bú có thể do các nguyên nhân sau:
1.1. Sữa mẹ về không đều hoặc có vị lạ
Tình trạng sữa mẹ không đều, quá ít hoặc quá nhiều có thể khiến trẻ sơ sinh biếng bú. Cụ thể, nếu sữa quá ít trẻ bú không đủ no, con sẽ cáu gắt và khó chịu. Còn nếu sữa tiết ra quá nhiều lại dễ làm con bị sặc và ngợp khi bú. Bên cạnh đó, việc mẹ dùng thức ăn nặng mùi, nhiều gia vị, đồ cay nóng, đồ chua khiến sữa có vị lạ cũng có thể làm .
1.2. Trẻ có nhiều tưa lưỡi trong miệng
Tưa lưỡi là một căn bệnh do nấm Candida Albicans gây ra. Khi gặp tình trạng này, lưỡi trẻ xuất hiện những vết loét nhỏ dưới lớp màng trắng, khiến con bị đau rát, mất vị giác, từ đó dẫn đến lười bú, thậm chí là bỏ bú.
Các đốm trắng xuất hiện trên bề mặt lưỡi sẽ gây ra khó chịu khiến trẻ sơ sinh lười bú.
1.3. Mẹ ít cho trẻ bú sữa
Trong một số trường hợp, mẹ không có thời gian cho bé bú. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ dần mất đi thói quen bú mẹ, khi gặp ti mẹ dễ lạ lẫm, cáu gắt, quấy khóc, lười bú. Điều này có thể làm cho bé mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức bởi không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
1.4. Trẻ bị xao nhãng khi bú
Nếu trong lúc bú, trẻ bị thu hút bởi những người khác hoặc sự vật, sự việc xung quanh sẽ khiến con không tập trung bú sữa và bú ít hơn bình thường.
1.5. Mẹ cho trẻ bú sai tư thế
Cho trẻ bú sai tư thế có thể khiến con ngậm vú không chuẩn, dễ bị sặc sữa, khó nuốt sữa, từ đó bé lười bú và bú ít hơn. Không chỉ vậy, tư thế cho bú sai còn làm cho mẹ mỏi lưng, mỏi cơ và đầu ngực bị nứt gây đau khó chịu.
Tư thế bú không đúng là một nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh lười bú.
1.6. Trẻ dùng thuốc kháng sinh
Việc dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị bệnh quá nhiều hoặc không theo chỉ định của bác sĩ cũng có thể gây ra các tác dụng phụ, khiến con khó chịu hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa. Điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ bú ít, lười bú sữa.
1.7. Trẻ có vấn đề sức khỏe
Tình trạng sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bú ít hơn bình thường. Theo đó, nếu trẻ mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đau bụng), hệ hô hấp (ho, nghẹt mũi, viêm họng) hoặc có vết trầy xước trong miệng thì sẽ khiến con mệt mỏi, bú sữa không thoải mái và lười bú hơn.
2. Trẻ sơ sinh biếng bú có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Tình trạng bé lười bú có thể biểu hiện qua các dấu hiệu sau:
- Trẻ đột nhiên bú ít, không chủ động đòi bú và thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường.
- Trẻ không tăng cân và sụt cân một cách bất thường.
- Con quấy khóc, tránh hoặc ngậm ti mẹ lâu trong miệng.
Trẻ lười bú có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Theo đó, nếu trẻ lười bú do biếng ăn sinh lý thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần trẻ sẽ bú sữa lại như bình thường. Còn nếu trẻ lười bú kèm theo các biểu hiện bất thường như nôn ói, quấy khóc, đau bụng,… thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
3. Mẹ nên làm gì khi trẻ lười bú?
Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bú ít, mẹ hãy tham khảo 5 cách sau đây:
3.1. Chia nhỏ cữ bú
Việc cho trẻ bú sữa thường xuyên bằng cách chia nhỏ cữ bú mỗi 3 giờ/lần giúp tuyến sữa được kích thích, tiết ra nhiều và đều hơn. Nhờ vậy, trẻ có thể bú sữa no, cảm thấy dễ chịu và thích bú sữa hơn.
Chia nhỏ cữ bú giúp trẻ chăm bú sữa hơn.
3.2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ
Để tránh nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú do sữa mẹ có vị lạ, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học, cân đối 4 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Song song đó, mẹ cũng nên ưu tiên bổ sung rau xanh, trái cây cho bữa ăn, hạn chế bia rượu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt hay quá mặn để tăng chất lượng sữa.
3.3. Cho trẻ bú đúng tư thế
Để trẻ cảm thấy thoải mái khi bú, mẹ có thể áp dụng 2 tư thế cho bé bú sau:
- Tư thế bú nằm: Mẹ chú ý đặt đầu trẻ cao hơn so với phần thân để tránh tình trạng trào ngược sữa.
- Tư thế bú ngồi: Mẹ nên để phần đầu – lưng – mông của con nằm trên một đường thẳng, bụng trẻ chạm vào bụng mẹ, mặt con chạm ngực mẹ. Tuyệt đối không để trẻ ở tư thế nằm ngửa.
3.4. Chọn sữa công thức dễ tiêu hóa và hấp thu
Trường hợp trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên chọn sữa công thức có đạm mềm, nhỏ, tự nhiên êm dịu với hệ tiêu hóa của con. Lựa chọn sữa Friso Gold mẹ có thể hoàn toàn yên tâm trẻ dễ tiêu hóa, hạn chế các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng,… nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ tự nhiên. Đồng thời, trẻ còn êm bụng, ngon giấc với thành phần đạm dễ tiêu. Cùng với đó, trẻ còn uống ngon, uống khỏe nhờ vị sữa thanh nhạt, dễ làm quen nhờ không chứa đường sucrose.
Friso Gold mang đến nguồn sữa dịu nhẹ với hệ tiêu hóa, cùng hương vị thanh nhạt hợp khẩu vị của trẻ.
Friso Gold Pro cũng là một lựa chọn tốt mẹ không nên bỏ qua. Bởi Friso Gold Pro không chỉ kế thừa đặc tính dễ tiêu hóa cùng vị sữa thanh nhạt quen thuộc từ Friso Gold, mà còn hỗ trợ con tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên cho trẻ nhờ sở hữu hệ dưỡng chất BioPro+ gồm HMO, Probiotics và GOS, giúp tăng số lượng lợi khuẩn, nâng cao sức khỏe đường ruột, cho trẻ khỏe mạnh từ bên trong. Đồng thời, sữa được nhập khẩu 100% nguyên đai, nguyên kiện từ Hà Lan mẹ có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng với công nghệ Track Easy tích hợp dưới đáy sản phẩm.
Friso Gold Pro có chứa BioPro+, giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ.
3.5. Điều trị các bệnh lý trẻ mắc phải
Với trường hợp trẻ biếng bú do các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa hay nấm lưỡi, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Từ đó, trẻ sẽ sớm hồi phục sức khỏe và bú sữa bình thường trở lại.
Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bú ít, lười bú. Qua đó, mẹ có thể xác định đúng nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp, giúp con chăm bú sữa hơn. Nếu trẻ sơ sinh biếng bú trong thời gian dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra nhé!