Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng đáng lo không và cách xử lý?
Tác giả: Đồng Nguyễn
Trong quá trình thay tã cho con, nhiều phụ huynh phát hiện trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng khá lo lắng không biết có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ về tình trạng này để có cách xử trí phù hợp, giúp trẻ đi tiêu bình thường. Cùng đọc tiếp nhé!
1. Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra nước vàng
Hiện tượng trẻ đi ngoài ra nước màu vàng chủ yếu đến từ 6 nguyên nhân sau đây:
1.1. Do nhiễm khuẩn
Các loại vi khuẩn Shigella, E.coli, Campylobacter,… là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Theo đó, khi xâm nhập vào cơ thể các vi khuẩn này sẽ ủ bệnh khoảng 2 – 5 ngày và gây ra nhiều triệu chứng, không chỉ đi ngoài nước vàng mà còn đau bụng, buồn nôn, biếng ăn.
1.2. Do nhiễm Rotavirus
Virus dạng vòng Rotavirus là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đi ngoài nước vàng ở trẻ sơ sinh. Theo đó, khi xâm nhập vào cơ thể virus sẽ tấn công vào hệ tiêu hóa non nớt khiến bé đi ngoài toàn nước màu vàng, kèm theo nôn mửa, sụt cân, ho, sốt.
1.3. Do nhiễm ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước màu vàng phổ biến nhất. Cụ thể, khi Giardia lamblia vào cơ thể sẽ bám vào niêm mạc ruột gây viêm tại nơi ký sinh, từ đó gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, nôn, đi ngoài nước vàng,…
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có thể do Giardia lamblia ký sinh ở niêm mạc đường ruột gây ra.
1.4. Do sữa công thức chứa đạm khó tiêu
Trong trường hợp mẹ không đủ sữa nuôi con, việc sử dụng sữa công thức được xem là giải pháp thay thế để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tốt cho bé. Tuy nhiên, nếu sữa công thức chứa thành phần đạm khó tiêu do phân tử đạm lớn, xử lý hơn 1 lần nhiệt trở nên biến tính sẽ khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nước vàng.
1.5. Do dị ứng với thực phẩm (trẻ ăn dặm, bú mẹ)
Tình trạng trẻ đi ngoài ra nước vàng có bọt còn có thể do dị ứng với thực phẩm. Cụ thể:
- Với những trẻ bú mẹ: Nếu chế độ ăn của mẹ không hợp lý, ăn nhiều đồ cay nóng, ít chất xơ,… sẽ làm chất lượng sữa giảm – nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài nước vàng.
- Với những trẻ trong giai đoạn ăn dặm: Thức ăn dặm chưa được chế biến đúng cách, còn tái, sống hoặc dụng cụ ăn uống chưa được sát khuẩn sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng đi ngoài nước vàng.
1.6. Do dùng kháng sinh
Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các lợi khuẩn đường ruột. Điều này tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập vào cơ thể phát triển, khiến trẻ em sơ sinh đi ngoài ra nước vàng.
>> Tìm hiểu thêm: Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa do đâu và cách xử lý
2. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có nguy hiểm không?
Phân trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn sẽ có sự thay đổi về cả kết cấu và màu sắc. Nếu trẻ đi ngoài ra nước vàng nhưng vẫn ăn ngủ tốt, tăng cân đều, không quấy khóc khó chịu thì không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đi ngoài nước vàng kéo dài không giảm hoặc đi kèm các dấu hiệu như sốt, nôn mửa, có máu trong phân, có dấu hiệu mất nước,… thì nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Trẻ đi ngoài ra nước vàng là hiện tượng bình thường, nhưng mẹ không nên chủ quan.
3. Trẻ đi ngoài ra nước vàng có phải là tiêu chảy không?
Trường hợp trẻ đi ngoài ra nước vàng trên 3 lần/ngày, lượng phân lỏng nhiều thì có thể là dấu hiệu của tiêu chảy. Để xác định trẻ có bị tiêu chảy không, mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau:
Với trẻ bú mẹ:
- Trẻ đi tiêu hơn 6 lần/ngày.
- Lượng phân nhiều và kết cấu phân lỏng lẻo.
- Phân có lẫn dịch nhầy, máu hoặc có mùi hôi.
- Trẻ ăn kém, mệt mỏi hoặc sốt.
Với trẻ bú sữa công thức:
- Trẻ đi tiêu từ 3 lần trở lên/ ngày.
- Lượng phân tăng đột ngột hoặc lỏng lẻo.
- Phân có nước, lẫn chất nhầy, máu hoặc có mùi hôi khó chịu.
- Trẻ ăn kém, mệt mỏi hoặc sốt.
4. Nên làm gì khi trẻ đi ngoài ra nước màu vàng?
Khi nhận thấy trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng, mẹ hãy bình tĩnh xử lý theo các cách dưới đây:
4.1. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giúp trẻ tiêu hóa khỏe và nâng cao đề kháng. Vậy nên, khi trẻ gặp tình trạng đi tiêu nước vàng, mẹ nên tiếp tục cho con bú sữa theo đúng nhu cầu.
4.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ
Với những bé đi ngoài ra nước vàng do chất lượng sữa mẹ giảm, mẹ nên chú ý xây dựng chế độ ăn phù hợp. Theo đó, mẹ nên hạn chế ăn đồ chiên, rán, cay, nóng hoặc thức ăn nhanh khiến chất lượng sữa giảm. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, trái cây, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc,… để mang đến nguồn sữa chất lượng, thơm ngon giúp bé bú mẹ không còn đi ngoài nước vàng nữa.
>> Mách mẹ: Ăn gì để sữa mẹ đặc, mát, con tăng cân an toàn?
4.3. Đổi sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa
Với những trẻ uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có hệ dưỡng chất ưu việt, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, đồng thời “nâng niu” sức khỏe non nớt của bé. Gợi ý đến mẹ sữa Friso Gold – dòng sữa đang được các mẹ tin chọn bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.
Khi uống Friso Gold, trẻ đi ngoài phân mềm xốp, hạn chế tiêu chảy, chướng bụng,… nhờ quy trình Chỉ Xử Lý Nhiệt 1 Lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Bên cạnh đó, mẹ cũng yên tâm trẻ có thể êm bụng, êm giấc nhờ cấu trúc đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên. Không chỉ vậy, trẻ cũng uống sữa ngon miệng hơn nhờ hương vị sữa thanh nhạt tự nhiên, hợp khẩu vị trẻ do thành phần không chứa đường sucrose.
Friso Gold bảo toàn hơn 90% phân từ đạm mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ quá trình xử lý nhiệt 1 lần, cho bé hệ tiêu hóa khỏe, lớn khôn khỏe mạnh.
>> Mẹ tham khảo và đặt mua ngay Friso Gold chính hãng TẠI ĐÂY!
4.4. Cho trẻ ăn dặm đủ chất
Đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, khi lên thực đơn ăn dặm cho con mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như rau có màu xanh lá, trái cây (chuối, táo), sữa chua, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,… Những thực phẩm này rất giàu pectin và chất xơ hòa tan, có thể hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu chứng đi ngoài ra nước vàng, cải thiện sức khỏe đường ruột.
4.5. Bổ sung đủ nước
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra nhiều nước vàng, mẹ hãy cho con uống nhiều nước hoặc uống oresol để bù nước và điện giải. Lưu ý, khi pha oresol mẹ cần tuân theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng trong vòng 24 giờ. Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho con uống nước súp, nước cơm, nước hoa quả không đường hoặc nước dừa để bổ sung nước.
>> Thông tin cần biết: Trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước và lưu ý nên biết
4.6. Thay tã thường xuyên
Bé sơ sinh đi ngoài ra nước vàng cần được thay tã thường xuyên khoảng 3 giờ/lần. Điều này giúp tránh ý đọng phân và nước tiểu tiếp xúc với da, từ đó hạn chế tình trạng hăm tã hiệu quả. Lưu ý, trước khi thay tã, mẹ cần la da thật khô và sạch. Trong khi thay, mẹ tránh để băng keo dính vào da làm tổn thương và kích ứng da trẻ.
Mẹ nên thay tã thường xuyên, đặc biệt khi trẻ bị đi ngoài nước vàng để hạn chế tình trạng hăm tã khiến trẻ khó chịu.
Vậy là bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có đáng lo không và cách xử lý hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này, mẹ đã hiểu và bình tĩnh hơn khi trẻ gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ đừng quên rửa tay sạch sẽ để phòng tránh các vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập, gây hại cho sức khỏe của con yêu.