Phân trẻ sơ sinh có mùi chua: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Đồng Nguyễn

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua, kết cấu bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh lý về tiêu hóa. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và biện pháp khắc phục hiệu quả là gì, mời mẹ cùng đón đọc trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phân của trẻ sơ sinh bình thường có mùi như thế nào?

Những ngày đầu sau sinh, phân của trẻ thường không có mùi. Những ngày tiếp theo, đối với trẻ bú sữa mẹ thì phân thường không nặng mùi như mùi cháo, hơi ngọt, bỏng ngô, cỏ khô,… Mặc khác, với trẻ bú sữa công thức thì mùi sẽ nặng hơn. Nhưng nhìn chung, nếu trẻ đi tiêu đều, độ đặc và màu sắc bình thường thì có mùi cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.

phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Tùy vào giai đoạn phát triển và dưỡng chất hấp thụ, phân của trẻ sẽ có hình dạng, màu sắc và mùi khác nhau. 

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi phân có mùi chua

Để tìm ra giải pháp phù hợp cho tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng có mùi chua, trước hết mẹ nên hiểu rõ các nguyên nhân gây nên vấn đề này. Cụ thể là:

2.1 Trẻ không hấp thu hết dinh dưỡng 

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt và chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì vậy, cơ thể của trẻ chưa thể hấp thu toàn bộ dinh dưỡng và đường trong sữa. Từ đây, chất dinh dưỡng và đường dư thừa trong cơ thể trẻ là “thức ăn” cho vi sinh vật đường ruột (dạ dày) phát triển dẫn đến tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua.

Ngoài ra, với trẻ bú sữa công thức, đạm sữa khó tiêu có thể là nguyên nhân khiến con khó hấp thu dưỡng chất, từ đó gây nên tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng có mùi chua.

2.2 Hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng

Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển nhiều hơn lợi khuẩn. Từ đó dễ mắc các bệnh lý về tiêu hóa như viêm ruộtrối loạn tiêu hóa, lồng ruột, chướng bụng,… khiến trẻ sơ sinh đi phân sống có mùi chua

Bên cạnh đó, nếu trẻ đang điều trị bệnh bằng kháng sinh, đây có thể là nguyên nhân khiến phân bé sơ sinh có mùi chua. Sở dĩ có điều này là bởi, kháng sinh có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong cơ thể trẻ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gây nên tình trạng trên.

trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy

Phân trẻ sơ sinh mùi chua có thể do nguyên nhân về mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, trắng, đen có sao không?

2.3 Trẻ bị mắc bệnh Crohn

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có mùi chua có thể là dấu hiệu của bệnh Crohn – Bệnh viêm ruột mạn tính từng phần. Bệnh này sẽ gây ra viêm, loét tại bất kỳ bộ phận trong hệ tiêu hóa của trẻ (dạ dày, ruột non, ruột già,…) và hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng. Triệu chứng thường gặp của bệnh này là đau quặn bụng, tiêu chảy (có thể kèm theo máu), phân có mùi chua và suy nhược cơ thể (sụt cân).

2.4 Trẻ bị mắc bệnh xơ nang 

Bệnh xơ nang là bệnh lý di truyền có thể làm cho dịch và chất nhầy trở nên đặc và dính từ đó có thể làm tắc nghẽn phổi và đường tiêu hóa. Theo đó, các dịch nhầy tiêu hóa do xơ nang có thể tắt nghẽn hệ thống tiêu hóa, ngăn không cho enzym tuyến tụy vào đường ruột để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó gây ra các vấn đề đường tiêu hóa, bao gồm cả tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có  nhầy và mùi chua.

2.5 Trẻ đang mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, bên cạnh những dấu hiệu như khóc dai, sốt (cảm nhẹ), ngứa lợi, ngậm đồ chơi hoặc tay thì các vấn đề tiêu hóa của trẻ mẹ cũng cần quan tâm, đặc biệt là việc trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng có mùi chua.

trẻ sơ sinh đi phân có mùi chua

Trẻ mọc răng có thể gây nên các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có đi ngoài phân lỏng và mùi chua. 

>> Tìm hiểu thêm: Trẻ đi tướt mọc răng là gì? Bao lâu thì khỏi?

3. Phân trẻ sơ sinh có mùi chua có sao không? Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và bọt là tình trạng khá phổ biến và bình thường. Trong trường hợp phân của trẻ có mùi chua nhẹ, độ đặc và màu sắc bình thường, đồng thời không kèm theo dấu hiệu bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt và “mỏng manh” nên chưa thể hấp thu hết các dưỡng chất trong sữa mẹ (sữa công thức).

Tuy nhiên, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường như đi tiêu phân lỏng, sủi bọt trong 24 giờ, đi ngoài nhiều lần, phân có lẫn máu, sốt, đau bụng, quấy khóc, xanh xao, mệt mỏi,… thì mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

4. Cần làm gì khi phân bé sơ sinh có mùi chua?

Dưới đây là các biện pháp mà mẹ có thể áp dụng khi phát hiện phân trẻ sơ sinh có mùi chua. Cụ thể là:

  • Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ: Đối với trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, mẹ nên hạn chế các món cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất béo, thay vào đó nên bổ sung rau của quả, sữa chua, đồ ăn giàu đạm,… vào thực đơn của bản thân.

>> Mách mẹ: Ăn gì để sữa mẹ đặc, mát, tốt cho con?

  • Thay tã và vệ sinh vùng kín thường xuyên cho bé: Điều này giúp vùng kín của trẻ được khô thoáng, hạn chế vi khuẩn phát triển và ngăn ngừa hăm da, viêm nhiễm, nấm da, tích tụ chất nhầy vùng kín,…
  • Thay sữa công thức phù hợp: Trong thời gian đầu bú sữa công thức ( khoảng 1 tuần), trẻ sơ sinh đi ngoài mùi chua là dấu hiệu bình thường, bởi con đang tập quen với sữa mới. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên không cải thiện, mẹ cần đổi sữa mới cho trẻ.
  • Giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống: Giúp cả mẹ và bé phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
  • Dùng men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ: Nếu trẻ sơ sinh đi phân nhầy có mùi chua do nguyên nhân mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho bé. Tuy nhiên, việc sử dụng men vi sinh cho trẻ cần đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để sản phẩm phát huy tác dụng tốt nhất.

5. Cách hạn chế tình trạng phân của trẻ sơ sinh có mùi chua

Để có thể hạn chế tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua và nhầy (sủi bọt), mẹ nên cho trẻ bú đủ sữa mẹ. Bởi trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, lợi khuẩn và chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ về tiêu hóa, đề kháng và trí não. Trong trường hợp, bé sơ sinh đi phân có mùi chua, mẹ nên tăng số cữ bú trong ngày, đồng thời đảm bảo bé bú đủ sữa giúp con hấp thu đủ dưỡng chất và khỏe mạnh.

Trường hợp, mẹ không đủ sữa, tắc sữa,… trẻ dùng sữa công thức thay thế, mẹ nên ưu tiên chọn những loại sữa giúp bé tiêu hóa dễ dàng và hấp thu tốt dưỡng chất, từ đó ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa của trẻ. Friso Gold, sản phẩm sữa được nhiều phụ huynh tin dùng mà mẹ có thể tham khảo trong việc cải thiện tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua.

Theo đó, Friso Gold hỗ trợ trẻ tiêu hóa dễ, hấp thu nhanh chóng các dưỡng chất, đi tiêu đều với khuôn phân đẹp đồng thời ngăn ngừa vấn đề như khó tiêu, tiêu chảy, phân có mùi chua… nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn đến 90% đạm sữa dễ tiêu, ít biến tính. Cùng với đó, chính nhờ vào cấu trúc đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên mà khi dùng sữa, trẻ cảm thấy êm bụng, sâu giấc và ngủ ngon hơn nhờ đó mẹ yên tâm. Trẻ dễ dàng hợp vị sữa, uống ngon miệng hơn là bởi thành phần sữa không chứa đường sucrose, hương vị thanh nhạt, tự nhiên.

phân bé sơ sinh có mùi chua

Bên cạnh đạm sữa mềm, dễ tiêu hóa, sữa Friso Gold còn chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề phân trẻ sơ sinh có mùi chua mà mẹ không nên bỏ qua. Khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi và nhầy, mẹ đừng quá lo lắng, thay vào đó nên bình tĩnh, theo dõi tình trạng phân của trẻ trong những ngày tiếp theo, tìm hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện những biện pháp phù hợp.

Xem thêm