Nguyên nhân phân trẻ sơ sinh có nhầy và cách chăm sóc

Tác giả: Đồng Nguyễn

Theo dõi tình trạng phân hàng ngày của con giúp biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của bé. Với một số trường hợp, mẹ theo dõi phân và nhận thấy chất thải có lẫn nhầy nên rất lo lắng không biết phân trẻ sơ sinh có nhầy có vấn đề gì không. Ngay bây giờ, mời mẹ tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí thích hợp trong bài viết sau.

1. Tìm hiểu hiện tượng đi phân nhầy ở trẻ sơ sinh

Chất nhầy là một phần tự nhiên của cơ thể, mang lại nhiều công dụng quan trọng. Trong đó, đối với đường ruột, chất nhầy có vai trò hỗ trợ hoạt động co bóp thức ăn của hệ tiêu hóa và bài tiết phân dễ dàng. Do vậy, phân của trẻ sơ sinh thường sẽ lẫn một ít chất nhầy.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chất nhầy trong phân quá nhiều, kèm những biểu hiện bất thường như trẻ đi ngoài liên tục, lười búchậm tăng cânđau bụng,… thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy

Có rất nhiều nguyên do làm cho trẻ sơ sinh đi phân có nhầy như:

2.1. Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của mẹ

Trong trường hợp chế độ dinh dưỡng của mẹ chứa quá nhiều chất béo, nhất là chất béo xấu từ đồ chiên rán, thức ăn nhanh,… thì trẻ uống sữa mẹ khó tiêu hóa hết được. Từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị đi ngoài có nhầy mùi chua, đau bụng, đầy hơi,…

>> Xem thêm: Top 12 thực phẩm lợi sữa mẹ nên tăng cường bổ sung

2.2. Sữa công thức chứa đạm khó tiêu

Nếu trẻ sử dụng sữa công thức trải qua quá trình xử lý nhiệt nhiều lần khiến đạm sữa vón cục, biến tính thì sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Một số biểu hiện nổi bật trong đó là trẻ sơ sinh đi phân lỏng có nhầy hoặc táo bón, chướng bụng, nôn trớ,…

trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy

Sữa bột công thức có đạm khó tiêu dễ khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy.

2.3. Không dung nạp đường Lactose

Khi cơ thể thiếu hụt men Lactose, trẻ không thể tiêu hóa và hấp thu hết đường Lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, dẫn đến bất dung nạp Lactose. Do đó, trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy có thể là dấu hiệu cảnh báo bé yêu đang gặp phải tình trạng này.

2.4. Táo bón

Tình trạng táo bón kéo dài khiến bé đi tiêu khó khăn vì khuôn phân khô cứng, phải rặn nhiều, gây nứt hậu môn. Điều này kéo theo hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu.

trẻ sơ sinh đi phân nhầy

Táo bón có thể là một trong những nguyên do làm cho trẻ đi ngoài có nhầy.

2.5. Trẻ bị nhiễm khuẩn

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nhầy có thể đang cảnh báo cơ thể con bị nhiễm khuẩn nếu mẹ nhận thấy các biểu hiện đi kèm như lười bú, chướng bụng, nôn ói, vàng da… Những chủng vi khuẩn phổ biến là Streptococcus nhóm B (GBS) – gây nhiễm trùng sơ sinh, Escherichia coli – gây tiêu chảy cấp, Haemophilus influenzae – gây viêm phổi, viêm hô hấp cấp, viêm màng não… hay Listeria monocytogenes – gây ngộ độc thực phẩm.

2.6. Các vấn đề sức khỏe khác

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy, mùi phân chua kéo dài, kèm theo việc chậm hoặc không tăng cân, quấy khóc, mỏi mệt… thì có khả năng trẻ đang gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Chẳng hạn như tắc nghẽn ống mật, tắc nghẽn dạ dày, mất cân bằng vi sinh đường ruột

3. Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh đi phân nhầy

Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách khi xuất hiện dấu hiệu đi ngoài phân lẫn nhầy cho mẹ tham khảo:

3.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ

Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, cân đối 4 nhóm chất (gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin – khoáng chất). Đặc biệt, đừng quên ăn nhiều rau xanh, trái cây… để cải thiện hoạt động tiêu hóa cho cả mẹ và mẹ song song hạn chế tiêu thụ đồ ăn dầu mỡ, cay nóng… nhằm phòng ngừa trẻ khó tiêu, đầy bụng.

trẻ sơ sinh đi phân có nhầy

Chế độ ăn uống của mẹ cho con bú cần cân đối dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm.

3.2. Thay đổi sữa công thức dễ tiêu hóa

Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi nhầy đến từ sữa công thức hiện đang dùng chưa phù hợp, mẹ cân nhắc thay đổi sang sản phẩm chứa thành phần đạm sữa mềm, nhỏ, không xử lý nhiệt nhiều lần. Điều này giúp “chiếc bụng nhạy cảm” của bé yêu tiêu hóa dễ dàng, hấp thu dưỡng chất trọn vẹn.

Giới thiệu đến mẹ Friso Gold, nổi bật không chỉ bởi đạm mềm, dễ tiêu mà còn có hương vị thơm ngon, gần gũi với bé.

Khi uống sữa Friso Gold, mẹ nhận thấy trẻ đi ngoài đều đặn với khuôn phân mềm, màu sắc đẹp; đồng thời êm giấc, ngủ ngon nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bé làm quen sữa mới dễ dàng, uống ngon miệng vì sản phẩm có hương vị thanh nhạt, thơm ngon nhờ không thêm đường sucrose.

> Mẹ dễ dàng đặt mua Friso Gold TẠI ĐÂY!

sữa friso gold

Trẻ uống sữa Friso Gold ít gặp phải rối loạn tiêu hóa, đi ngoài đều đặn nhờ thành phần đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên.

3.3. Cho trẻ ăn dặm đủ chất

Mẹ hãy tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ ăn dặm cân đối cho bé, với đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản và cân nhắc thay đổi thực phẩm thường xuyên. Qua đó bảo đảm bé được cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và phát triển khỏe mạnh.

>> Mách mẹ 4 nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

3.4. Bổ sung đủ nước cho trẻ

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ, mẹ nên tiếp tục cho con uống sữa như bình thường (có thể cân nhắc chia nhỏ cữ bú hoặc tăng số lượng bữa bú theo nhu cầu của con) nhằm hạn chế tình trạng mất nước vì trẻ đi ngoài liên tục và tiếp thêm nhiều vi khoáng cần thiết để nhanh hồi phục sức khỏe. Còn nếu trẻ trên 6 tháng vừa uống sữa vừa ăn dặm, mẹ duy trì cho bé uống thêm một chút nước (khoảng 1 – 2 thìa cà phê) sau cữ bú hoặc bữa dặm và tăng dần lên 200ml (với trẻ 9 tháng tuổi).

>> Tìm hiểu: Trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước và lưu ý nên biết

3.5. Thường xuyên thay tã cho con

Để tránh vi khuẩn có hại trong chất thải xâm nhập vào cơ thể, ngay khi trẻ đi ngoài xong, mẹ nên thực hiện vệ sinh sạch sẽ vùng kín, vùng mông và thay tã mới ngay. Đồng thời, tã bẩn cần được xử lý cẩn trọng, bỏ đúng nơi quy định.

> Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh chi tiết cha mẹ cần biết.

trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi nhầy

Khi tã đầy hoặc trẻ đi ngoài xong, mẹ nên vệ sinh cho bé và thay tã mới ngay.

4. Khi nào nên đưa trẻ đi ngoài có nhầy đến gặp bác sĩ?

Mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để chẩn đoán và điều trị nếu có nhiều dịch nhầy trong phân của trẻ, kèm các dấu hiệu bất thường như phân lẫn máu, bỏ bú, nóng sốt, tiêu chảy, đau nhức… Vì đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo con đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Mong rằng qua chia sẻ trong bài viết, mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng phân trẻ sơ sinh có nhầy. Từ đó, mẹ có thể biết được nguyên nhân để có hướng xử trí, chăm sóc con yêu thích hợp nhất, không ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ phát triển bình thường của con.

Xem thêm