[Giải đáp] Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất mà mẹ nên biết

Tác giả: Trần Thục

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của mỗi bé là khác nhau. Không ít phụ huynh băn khoăn bé ăn dặm sớm có được không? Hoặc liệu ăn dặm trễ có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này cùng những thông tin dưới đây.

1. Bé mấy tháng tuổi thì có thể ăn dặm được?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, 6 tháng đầu đời của trẻ nên được nuôi bằng sữa mẹ. Đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất

Vào 6 tháng tuổi, bé đã có thể tiêu hoá được một số thức ăn

Do đó, thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất là khi bé lớn hơn 6 tháng tuổi, Khi này, nhu cầu dinh dưỡng của bé bắt đầu tăng lên, mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm để bổ sung nguồn dinh dưỡng bên ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé trong giai đoạn này. Việc ăn dặm chủ yếu để bé quen dần với mùi vị thực phẩm.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh và khỏe mạnh

Rất nhiều mẹ “bỉm sữa” cảm thấy lo lắng khi thấy bé nhà mình ở giai đoạn 6 tháng tuổi bị chậm tăng cân, còi cọc hơn những bạn cùng trang lứa. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và làm thế nào để cân nặng của bé…

2. Thời điểm cho bé ăn dặm thức ăn vị mặn

Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé sử dụng những loại bột ăn dặm vị ngọt. Mẹ không nên cho bé ăn bột mặn quá sớm. Bởi lẽ, ruột của trẻ sẽ khó tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là chất đạm. Chính vì vậy, việc ăn bột mặn sớm có thể khiến trẻ bị chướng bụng đầy hơi.

Để không gặp những vấn đề tiêu hoá nói trên, trẻ chỉ nên ăn bột mặn ít nhất là khi được 7 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, mẹ nên chuyển dần từ bột ngọt sang bột mặn để trẻ có thể làm quen với những mùi vị mới. Khi được 8 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể xen kẽ 2 loại bột mặn – ngọt cho bé.

thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm

Mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn dặm vị mặn quá sớm để tránh trường hợp đầy hơi cho bé

Vậy làm thế nào để mẹ có thể xen kẽ những bữa ăn mà trẻ vẫn thích nghi tốt? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn một bữa bột ngọt. Nếu trẻ chưa thể thích ứng với bột mặn ngay, mẹ chỉ nên cho trẻ nhấm nháp để làm quen. Khi con đã dần quen thì mẹ mới từ từ tăng số lượng lên. Đặc biệt, khi bé lớn hơn 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa một ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên duy trì việc bú sữa để đảm bảo bé được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

3. Dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm

Khi bé đạt 6 tháng tuổi, bé sẽ có những biểu hiện thế nào để cho thấy mình đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm?

thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm

Bé có thể ăn dặm sẽ có những biểu hiện như thế nào?

  • Bé muốn bú mẹ hoặc bú sữa công thức thường xuyên.
  • Trọng lượng của bé tăng gấp đôi sau khi sinh.
  • Bé thích thú với những thức ăn đặc mà bạn ăn, há miệng khi thấy người khác ăn.
  • Bé ngậm tay hay đồ chơi của mình.
  • Bé có thể ngồi mà không cần giúp đỡ.
  • Bé có thể giữ đầu thẳng đứng, vững vàng. Điều này cho thấy cơ nuốt của bé rất khoẻ.

4. Bé ăn dặm quá sớm có tốt không?

Việc cho bé ăn dặm sớm sẽ không giúp trẻ tăng cân mà còn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể:

4.1. Tăng nguy cơ béo phì

Các chuyên gia dinh dưỡng đã tiến hành một số nghiên cứu cho thấy sự tương quan giữa trẻ ăn dặm với trẻ béo phì. Theo đó, bé ăn dặm sớm có nguy cơ béo phì cao gấp 3 lần.

4.2. Dễ bị sặc, nghẹn

Khi còn nhỏ, hoạt động của các cơ hàm – lưỡi – hầu – họng của bé vẫn chưa phát triển tối ưu và phối hợp nhuần nhuyễn. Không những vậy, phản xạ nuốt vẫn chưa được hình thành hoàn thiện. Chính vì vậy, trẻ dưới 4 tháng tuổi khi ăn dặm có nguy cơ bị sặc, nghẹn thức ăn vì lưỡi không thể đẩy thực phẩm vào đúng đường tiêu hoá.

cho bé ăn dặm vào thời điểm nào trong ngày

Dù là các thức ăn dặm được nghiền kỹ như thế nào cũng không nên cho trẻ ăn khi chưa đúng giai đoạn phát triển của bé

4.3. Gặp một số vấn đề về tiêu hoá

Trẻ dưới 4 tháng tuổi có hệ tiêu hoá còn non yếu, chưa đủ sức để tiêu hóa protein, lipid từ thực phẩm. Khi này, thận của bé sẽ phải chịu một áp lực lớn để có thể tiêu hoá hết nguồn dinh dưỡng này. Chính vì vậy, bé có thể gặp một số bệnh lý tiêu hoá như tiêu chảy, đi phân ngoài sống.

5. Những ảnh hưởng khi cho bé ăn dặm trễ

Trẻ trên 6 tháng tuổi có nhu cầu năng lượng cao hơn do sự tăng cường vận động thể chất một cách đột ngột. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm nguồn dự trữ sắt từ lúc mới sinh bắt đầu cạn kiệt. Chính vì vậy, nếu mẹ cho bé ăn dặm trễ, bé có thể bị thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết, giảm tốc độ tăng trưởng hay thậm chí là bị suy dinh dưỡng.

6. Những quy tắc cho bé ăn dặm đúng cách

6.1. Cho trẻ ăn bột ăn dặm đúng trình tự

Đầu tiên, phụ huynh nên cho bé ăn dặm với những ngũ cốc làm từ gạo. Sau đó mới dần dần chuyển sang các loại rau củ xay nhuyễn, chẳng hạn như cà rốt hoặc khoai lang. Tiếp theo là những loại trái cây nhạt như chuối và táo xay để đảm bảo không có hiện tượng vón cục. Cuối cùng, bạn có thể cho trẻ sử dụng bột ăn dặm mặn với những loại thịt đã nấu chín kỹ như thịt bò, gà và cá.

khi nào cho trẻ ăn dặm

Khi cho bé ăn dặm, mẹ nên chuyển từ bột ngọt sang bột mặn để bé có thể làm quen với hương vị mới

6.2. Không trộn các hương vị với nhau

Việc trộn lẫn các hương vị trong giai đoạn này có thể làm vị giác của trẻ bị rối loạn. Trẻ có nguy cơ không học được từng hương vị riêng lẻ. Bạn có thể sử dụng những loại rau xay nhuyễn cho bé ăn trong vài tháng đầu ăn dặm. Sau khi bé đủ lớn, hãy cắt thức ăn thành từng miếng mềm để bé có thể tự cầm.

6.3. Cân đối các nhóm thực phẩm

Không nên chỉ cho bé ăn một số loại thực phẩm nhất định, đây là điều mẹ cần lưu ý. Duy trì bữa ăn của bé thông qua chế độ ăn cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và nhóm vitamin khoáng chất. Điều này sẽ giúp bé luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của mình.

Điểm danh thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ

Nhiều chuyên gia cho biết, khi kết hợp nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin D, vitamin E… từ các nguồn thực phẩm khác nhau lại sẽ giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng thể chất và não bộ tối ưu. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý đến…

6.4. Không nên tập cho bé ăn quá nhiều

Các mẹ nên cho trẻ ăn với tỷ lệ đều đặn và tránh ăn quá nhiều ngay từ đầu. Ngay cả khi bé ăn ngon miệng, mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, nếu bé ăn quá nhiều có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa non nớt của bé. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều sẽ giúp hệ tiêu hóa dần “thích nghi” với số lượng và loại thức ăn của bé.

6.5. Để bé làm quen với thực phẩm mới trong vòng 3 – 5 ngày

Đầu tiên, khoảng thời gian 3-5 ngày sẽ giúp mẹ phát hiện nếu bé không may bị dị ứng thức ăn. Ngoài ra, nếu thức ăn phù hợp với bé, việc đổi sang thức ăn khác sau thời gian trên sẽ không khiến bé ngán thức ăn cũ và luôn hào hứng khi đến giờ ăn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp phụ huynh hiểu rõ về thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất cũng như những ảnh hưởng có thể xảy ra nếu cho bé ăn dặm không đúng. Chúc bé yêu của bạn sẽ phát triển một cách toàn diện nhất.

Xem thêm