Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả, trẻ phát triển tốt

Tác giả: Hồng Thủy

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khuyến cáo rằng nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, kéo dài đến khi 2 tuổi hoặc tùy vào nhu cầu của mẹ và trẻ. Tuy nhiên không phải mẹ bỉm nào cũng biết nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách. Trong bài viết dưới đây sẽ gợi ý 5 kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Phân biệt các loại sữa mẹ và nhu cầu năng lượng từ sữa mẹ

Sữa mẹ được chia ra thành 4 loại như sữa non, sữa trưởng thành, sữa đầu và sữa cuối. Cụ thể:

  • Sữa non: Là phần sữa được tiết ra trong 3 ngày đầu sau sinh, sữa có kết cấu sánh đặc, màu vàng nhạt và rất giàu dưỡng chất. Đặc biệt là sữa có hàm lượng protein gấp 5 lần sữa trưởng thành.
  • Sữa trưởng thành: Sau khoảng 3 – 4 ngày, sữa non sẽ chuyển sang sữa trưởng thành. Số lượng sữa sẽ tập trung nhiều hơn ở 2 đầu vú.
  • Sữa đầu: Là lượng sữa được tiết ra đầu bữa bú của trẻ. Phần sữa này có màu trắng trong, nhiều đạm, đường, nước và chất dinh dưỡng khác.
  • Sữa cuối: Sữa được tiết ra cuối bữa bú của trẻ có màu trắng đục. Phần sữa này cung cấp nhiều năng lượng giúp trẻ lớn nhanh hơn.

Sữa mẹ đáp ứng nhu cầu năng lượng của con như sau:

  • 6 tháng đầu: Sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và nước.
  • 6 – 12 tháng: Sữa mẹ đáp ứng 70% nhu cầu năng lượng.
  • 1 – 2 tuổi: Sữa mẹ đáp ứng 30 – 40% nhu cầu năng lượng.

2. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

Một số lợi ích của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể kể đến như:

2.1. Lợi ích cho trẻ

Việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như:

  • Cung cấp gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
  • Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn gây bệnh.
  • Trẻ bú sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như viêm tai giữa, đường hô hấp, cảm lạnh, nhiễm tụ cầu, rối loạn đường ruột,… đặc biệt là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Sữa mẹ giàu DHA, giúp trẻ phát triển trí não tối ưu.
  • Trẻ bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ dị ứng, sâu răng, giúp phát triển xương, răng tốt hơn.
  • Việc bú sữa mẹ sẽ giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và trẻ, mang đến cảm giác an toàn hơn cho con.

2.2. Lợi ích cho mẹ

Ngoài giúp trẻ phát triển toàn diện, nuôi trẻ bằng sữa mẹ còn mang đến nhiều lợi ích cho mẹ như:

  • Việc cho con bú sẽ sẽ đốt cháy nhiều calo, từ đó giúp mẹ giảm cân nhanh hơn.
  • Khi cho con bú, lượng hormone oxytocin tăng cao, giúp tử cung co lại, giảm chảy máu. Nhờ đó tử cung của mẹ có thể nhanh chóng trở lại kích thước như trước khi mang thai.
  • Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh cho mẹ.
  • Giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư buồng trứng, huyết áp cao, viêm khớp, mỡ máu cao, tim mạch và tiểu đường tuýp 2.
  • Mẹ có thể tránh được nguy cơ loãng xương hay gãy xương chậu sau mãn kinh.

nuôi con bằng sữa mẹ-1

Nuôi trẻ bằng sữa mẹ không chỉ giúp con phát triển tốt, mà còn hỗ trợ mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

3. Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ

Mẹ hãy “bỏ túi” những kinh nghiệm dưới đây để quá trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đạt được kết quả tốt nhất:

3.1. Cho trẻ bú đủ lượng sữa

Để con phát triển thế chất ổn định, đúng giai đoạn mẹ cần cho con bú đủ lượng sữa. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu khác nhau về lượng sữa. Do đó, để xác định chính xác lượng sữa nên cho con bú, mẹ hãy dựa vào độ tuổi và cân nặng của trẻ, xem chi tiết tại bảng ml sữa chuẩn theo từng tháng.

3.2. Cho trẻ bú đúng tư thế

Khi cho con bú, mẹ cần chú ý tư thế để tránh tình trạng trẻ bị sặc, trớ và bú được nhiều hơn. Không chỉ vậy, bú đúng tư thế còn giúp trẻ không bị mỏi cổ, khó chịu, quấy khóc. Theo đó, tư thế cho con bú đúng như sau:

  • Cách bế khi cho trẻ bú: Mẹ bế con sao cho đầu và người của con nằm trên một đường thẳng, mặt hướng vào bầu vú, mũi đối diện núm vú, phần bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ. Mẹ dùng tay đỡ mông, mặt nhìn xuống con và trò chuyện.
  • Cách nâng đầu vú khi cho con bú: Mẹ đặt ngón tay cái trên đầu vú, các ngón tay còn lại đỡ lấy bầu ngực phía dưới, trong khi ngón tay trỏ nâng đầu vú.
Gợi ý cho mẹ 11 tư thế cho bé bú đúng cách, bú nhiều không sặc

Lựa chọn tư thế cho bé bú đúng cách giúp con bú mẹ dễ dàng, cũng như hạn chế tình trạng sặc, nôn trớ. Bài viết sau đây gợi ý 11 tư thế bế bé bú đúng cách, mẹ cùng tham khảo để có thêm kiến thức nuôi con bổ…

3.3. Chú ý cho trẻ ngậm bắt vú đúng cách

Ngậm bắt vú đúng giúp trẻ mút được nhiều sữa hơn, hạn chế nuốt nhiều khí vào bụng. Theo đó, mẹ đưa núm vú vào miệng trẻ sao cho môi trên và dưới hở ít nhất 120 độ; môi dưới hướng ra ngoài; cằm chạm vào vú, mũi phải gần vú; hai má đầy đặn; lưỡi phải kéo dài qua môi dưới và giữ bên dưới quầng vú trong khi bú.

3.4. Vỗ ợ hơi cho trẻ

Trong quá trình bú, trẻ có thể nuốt phải nhiều không khí gây ra tình trạng đầy hơi, khó chịu, thậm chí là đau bụng. Vì vậy, sau khi bú mẹ hãy vỗ ợ để đẩy hết lượng bọt khí thừa này ra ngoài để con thoải mái hơn. Để vỗ ợ hơi cho trẻ, mẹ làm theo hướng dẫn sau:

  • Mẹ bế con thẳng đứng, cằm đặt thoải mái lên vai mẹ và dùng một tay nâng đỡ phần đầu, cổ con.
  • Lúc này, mẹ chụm tay còn lại, nhẹ nhàng xoa và vỗ vào lưng theo chiều từ dưới lên.

nuôi con bằng sữa mẹ-2

Vỗ ợ hơi sau khi bú là một phần quan trọng trong quá trình trẻ bú mẹ.

3.5. Biết cách vắt sữa

Trong những trường hợp như căng tức sữa, tác ống dẫn sữa, núm vú tụt vào trong thì mẹ cần vắt sữa cho trẻ ăn. Mẹ có thể tham khảo các cách vắt sữa dưới đây:

Kỹ thuật vắt sữa bằng tay

  • Mẹ rửa tay sạch, ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái. Đồng thời, giữ một cốc rỗng ở dưới vú.
  • Đặt ngón tay cái ở phía trên, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới quầng vú.
  • Ấn hai ngón tay nhẹ nhàng về phía trong và thành ngực rồi bỏ ra.
  • Lặp lại động tác nhiều lần ở tất cả các vùng trên quầng vú.
  • Vắt mỗi bên vú tối thiểu 3 – 5 phút đến khi dòng sữa chảy chậm lại.

Kỹ thuật vắt sữa bằng máy hút sữa:

  • Trước khi bắt đầu, mẹ hãy rửa tay thật sạch và kiểm tra máy hút nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường, được tiệt trùng sạch sẽ.
  • Chọn một tư thế ngồi/nằm thoải mái.
  • Đặt phễu hút vào sao cho phễu bao trọn quầng vú, đồng thời núm vú nằm ở phễu.
  • Mẹ đặt máy ở áp lực hút thấp, tăng dần cho đến khi đạt áp lực hút cao nhất mà bạn cảm thấy thoải mái.
  • Hút sữa cho mỗi bên vú từ 15 – 20 phút.

3.6. Nhận biết được dấu hiệu trẻ bú đủ và chưa bú đủ

Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ quan trọng tiếp theo mẹ nên biết chính là nhận biết dấu hiệu trẻ bú đủ và chưa đủ. Theo đó, nếu con bú đủ sữa mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Ngực mẹ mềm: Nếu trẻ bú đủ sữa, mẹ sẽ cảm nhận được ngực mềm mại, không bị căng cứng khó chịu.
  • Con tăng cân ổn định: Khi bú đủ sữa thì cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của bé tăng liên tục.
  • Tã ướt: Nếu bé mỗi ngày thay 2 – 4 cái tã (trong 2 ngày đầu sau sinh) và khoảng 6 – 8 cái (từ ngày thứ 5), đồng thời nước tiểu nhạt màu, không có mùi thì có thể trẻ đã bú đủ sữa.
  • Đi ngoài: Trẻ bú đủ sữa thì trong 1 – 2 ngày đầu tiên con thường đi phân su (dày, dính, có màu đen hoặc xanh đậm). Trong khoảng vài tuần tiếp theo, phân con thay đổi đột ngột, khoảng 2 – 3 ngày mới đi ngoài một lần.
  • Các cữ động của con: Những lúc bú no, tay con dần dần buông lỏng và xòe cả bàn tay ra. Đồng thời, cơ thể trẻ thư giãn, thả lỏng một cách tự nhiên.
  • Giấc ngủ liền mạch: Khi con bú no cũng là lúc bé sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon (trên 45-60 phút mỗi giấc).

Với trường hợp bú không đủ, mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Thời gian bú quá ngắn hoặc quá dài: Nếu thấy con bú trong thời gian ngắn (dưới 5 phút) hoặc quá dài (hơn 1 giờ) thì có thể lượng sữa của mẹ cung cấp không đủ.
  • Chậm tăng cân: Khi trẻ bị sụt cân quá nhiều (không do bệnh lý) hoặc chậm tăng cân thì có thể con bú không đủ sữa.
  • Sữa tiết ra không tăng sau nhiều ngày: Nếu mẹ thấy lượng sữa tiết ra không tăng lên sau nhiều ngày thì đây có thể lý do khiến trẻ không bú đủ sữa.
  • Ngực mẹ bị xẹp: Ngực mẹ bị xẹp xuống, không còn căng tức nữa là biểu hiện lượng sữa mẹ đang giảm hay mất sữa. Lúc này, con sẽ không thể bú đủ sữa nữa.
  • Núm vú bị đau khi con bú: Việc núm vú bị đau khi con bú có thể do trẻ ngậm bắt núm vú không đúng cách. Điều này khiến con bú không được nhiều, bú chậm và không đủ sữa.

3.7. Bổ sung đủ dưỡng chất cho mẹ

Khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm chất, chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín. Đồng thời, mẹ cho con bú nên kiêng các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành, tỏi), cá biển chứa nhiều thủy ngân (cá ngói, cá thu,…), thực phẩm chế biến sẵn, rượu và cà phê.

>> Xem thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn gì nhiều sữa cho trẻ bú, mẹ lợi sức?

4. Nên cho trẻ bú sữa đến khi nào?

Mẹ nên cho trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn, bắt đầu ăn dặm xen kẽ bú mẹ khi được 6 – 12 tháng tuổi. Trên 1 tuổi, mẹ vẫn có thể cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ cho đến thời điểm mà cả mẹ và trẻ đều muốn.

nuôi con bằng sữa mẹ-3

Các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đến ít nhất 6 tháng tuổi.

5. Những vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ

Trong quá trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, đôi khi mẹ sẽ gặp các vấn đề khó khăn như:

  • Không đủ sữa hoặc mất sữa đột ngột: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi đó, mẹ hãy cho bú thường xuyên và đúng cách để kích thích phản xạ tiết sữa.
  • Cương tức sữa: Sau khi sinh khoảng 2 – 5 ngày, rất nhiều chị em có cảm giác căng tức ngực, đau nhẹ hoặc nóng. Để khắc phục, mẹ nên massage hai bầu ngực, chườm ấm cho ngực để giúp ngực mềm ra, tuyến sữa tăng lưu thông, tránh tắc tia sữa, giảm căng tức.
  • Tắc tia sữa: Tình trạng tắc tia sữa dẫn đến việc lưu thông sữa kém hoặc không đủ sữa để nuôi con. Để cải thiện, mẹ hãy chườm ấm lên vùng vú khoảng 10 phút, massage nhẹ nhàng chỗ tắc nghẽn.
  • Đau và nứt núm vú: Khi trẻ bú sai tư thế hoặc sử dụng máy hút sữa không đúng cách có thể khiến núm vú bị đau và nứt. Khi phát hiện dấu hiệu nứt đầu ti, mẹ nên ngừng cho con bú đến khi đầu ti lành lại.
  • Viêm vú: Viêm vú là do tình trạng cương tức tuyến vú hoặc tắc tia sữa không được điều trị kịp thời gây ra. Để cải thiện, mẹ nên nghỉ ngơi, chườm ấm lên vùng vú. Sau 24 giờ, nếu tình trạng này không giảm thì mẹ nên gặp bác sĩ để điều trị.
  • Áp xe vú: Khi vú bị viêm sẽ có mủ bên trong, lâu dần gây ra tình trạng áp xe vú. Để khắc phục, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Với trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc mất sữa đột ngột có thể chuyển sang dùng sữa công thức để bổ sung đủ dưỡng chất cho con hoặc kết hợp song song sữa mẹ và sữa công thức. Theo đó, mẹ nên ưu tiên loại sữa công thức dễ tiêu hóa và hấp thu, êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Friso Gold và Friso Gold Pro là hai loại sữa công thức được nhiều mẹ tin chọn hiện nay. Với Friso Gold, sữa giúp trẻ dễ đi tiêu, đi phân mềm xốp, khuôn phân đẹp, hạn chế táo bón, chướng bụng,… nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Đồng thời, trẻ cũng êm bụng, ngon giấc hơn với thành phần đạm mềm nhỏ tự nhiên. Chưa kể, trẻ còn uống sữa ngon miệng nhờ vị sữa thanh nhạt, không chứa đường sucrose, thơm ngon và hợp vị bé.

nuôi con bằng sữa mẹ-4

Friso Gold áp dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần bảo toàn đến 90% đạm mềm, nhỏ tự nhiên nên rất dễ tiêu hoá, phù hợp với chiếc bụng non nớt của trẻ.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Song song đó, sữa Friso Gold Pro cũng là một gợi ý mà mẹ không nên bỏ qua. Sản phẩm không chỉ giúp trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, dễ uống tương tự Friso Gold, mà còn giúp con tăng đề kháng tự nhiên và khỏe mạnh hơn với hệ dưỡng chất BioPro+. Hệ dưỡng chất này gồm HMO, Probiotics và GOS, giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, sữa được nhập khẩu 100% nguyên đai, nguyên kiện từ Hà Lan, mẹ có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc với công nghệ Track Easy, scan mã QR dưới đáy lon sữa nhé.

nuôi con bằng sữa mẹ-5

Friso Gold Pro có chứa BioPro+, giúp tăng lợi khuẩn, nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột cân bằng, từ đó tăng nền tảng đề kháng tự nhiên cho trẻ.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách. Hy vọng qua bài viết này, mẹ có thêm những thông tin hữu ích để có thể chăm sóc trẻ chu đáo, giúp con yêu lớn khôn khỏe mạnh hơn nhé!

Xem thêm