Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối: Nguyên nhân và cách xử lý

Tác giả: Đồng Nguyễn

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối khiến nhiều mẹ băn khoăn không biết liệu đây là tình trạng bình thường hay bất thường. Vì thế, bài viết sau đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài phân có mùi thối. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có mùi thối do đâu?

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối do một số nguyên nhân như sau:

1.1. Rối loạn tiêu hóa

Trẻ đi ngoài có mùi hôi thối có thể do rối loạn tiêu hóa. Theo đó, sử dụng sữa công thức có thành phần đạm khó tiêu có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Cụ thể, đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ. Thế nhưng quá trình xử lý từ sữa tươi thành sữa bột thường phải trải qua gia nhiệt nhiều lần. Điều này khiến đạm sữa bị biến tính, trở nên vón cục và khó tiêu.

Vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu nên khi hấp thụ đạm sữa biến tính, con sẽ thường xuyên bị đầy bụngkhó tiêu, phân có mùi hôi thối,…

>> Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em mà mẹ cần biết

1.2. Không dung nạp lactose

Với một số trường hợp, trẻ gặp tình trạng đi ngoài có mùi thối do bất dung nạp lactose. Đây là hiện tượng ruột non của trẻ không có khả năng tiêu hóa và hấp thụ lactose có trong sữa công thức.

Lúc này, do đường Lactose không thể phân hủy ở ruột non nên sẽ bị đẩy xuống ruột già. Tại đây, vi khuẩn chuyển hóa Lactose thành chất lỏng và khí, khiến phân của trẻ có mùi hôi thối khó chịu.

trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối

Trẻ gặp tình trạng bất dung nạp lactose có thể dẫn đến đi ngoài có mùi hôi.

1.3. Nhiễm virus Rota

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối là do nhiễm virus Rota. Trẻ nhiễm virus Rota có một số triệu chứng như nôn óiđau bụng, phân lỏng nước có màu xanh, mùi hôi. Đây là bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến truỵ mạch và tử vong.

1.4. Dùng thuốc kháng sinh

Khi trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, các vi khuẩn lợi và hại đều bị tiêu diệt, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tình trạng này khiến trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa vốn nhạy cảm sẽ bị tiêu chảy, đi ngoài có mùi hôi khó chịu.

>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa do đâu và cách xử lý

1.5. Trẻ bị xơ nang

Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi trứng thối là do con bị xơ nang. Đây là bệnh lý nguy hiểm khởi phát do trẻ bị tổn thương phổi hoặc thiếu dinh dưỡng. Khi bị xơ nang, trẻ đi ngoài với phân có màu sắc, kết cấu và mùi thay đổi bất thường, đồng thời ảnh hưởng đến dịch vị, dẫn đến nhiễm trùng hô hấp, chậm tăng cân.

2. Cách xử lý trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có mùi thối, mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:

2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ

Với trẻ bú sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng đến mùi phân của con. Vì thế, để hạn chế tình trạng trẻ đi ngoài có mùi hôi thối, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Đồng thời, mẹ nên giảm bớt thực phẩm nhiều tinh bột, dầu mỡ, đường, bổ sung thêm rau củ quả và sữa chua để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.

>> Mách mẹ: Ăn gì để sữa mẹ đặc, mát, con tăng cân an toàn?

2.2. Chọn sữa công thức dễ tiêu hóa

Với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên lựa chọn sản phẩm có công thức, đạm sữa dễ tiêu hóa để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến con đi ngoài có mùi hôi thối. Gợi ý đến mẹ sữa Friso® Gold – lựa chọn được nhiều mẹ bỉm sữa tin chọn hiện nay.

Với sữa Friso® Gold, trẻ dễ đi tiêu với phân đều đẹp, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm, dễ tiêu. Đồng thời, trẻ êm bụng, ngủ ngon giấc với nguồn sữa chứa đạm mềm, nhỏ, tự nhiên. Cùng với đó là vị sữa thanh nhạt, thơm ngon dễ uống giúp trẻ dễ hạp vị nhờ công thức sản phẩm không thêm đường sucrose.

trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi trứng thối

Tin chọn sữa Friso® Gold, mẹ yên tâm con đi ngoài đều với phân đẹp, hạn chế các vấn đề tiêu hóa nhờ nguồn đạm mềm, tự nhiên, dễ tiêu hóa.

>> Sữa Friso Gold chính hãng có sẵn TẠI ĐÂY để mẹ mua ngay cho bé yêu nhé!

2.3. Đảm bảo chế độ ăn dặm khoa học

Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có mùi thối, mẹ nên lưu ý cho trẻ chế độ ăn dặm khoa học. Theo đó, mẹ nên cho con ăn từ ít tới nhiều, từ vị ngọt đến vị mặn để hệ tiêu hóa và khẩu vị của trẻ tập làm quen, từ đó dễ hấp thu dưỡng chất hơn. Ngoài ra, mỗi bữa ăn dặm của trẻ cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất (chất đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất) và đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé yêu.

2.4. Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ

Với mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe khác nhau, trẻ được bác sĩ cho sử dụng thuốc với liều lượng khác nhau. Đồng thời, thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đi ngoài phân thối… Vì thế, mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

2.5. Giữ vệ sinh trong ăn uống và môi trường sống

Với trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, mẹ nên giữ vệ sinh trong ăn uống và môi trường sống của con. Vì vi khuẩn có trong thức ăn không vệ sinh, môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Do đó, mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, tiệt trùng bình sữa, đồ chơi của trẻ,… Đồng thời, mẹ nên vệ sinh dụng cụ nấu ăn, khu vực nhà bếp và chọn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn cho trẻ.

3. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ đi ngoài phân có mùi thối nhẹ, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, không khó chịu thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp mùi phân của trẻ quá thối và đi kèm các dấu hiệu bất thường như quấy khóc liên tục, bỏ bú, tiêu chảy, sốt cao,… thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

trẻ sơ sinh đi ngoài phân có mùi thối

Trường hợp trẻ đi ngoài phân có mùi hôi kèm theo các dấu hiệu như quấy khóc, tiêu chảy, sốt cao,… mẹ nên đưa con đi khám nhé.

Bài viết trên chia sẻ những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối. Qua đây, hy vọng mẹ đã có thêm kiến thức chăm sóc con hữu ích, giúp trẻ có hành trình khôn lớn khỏe mạnh, dễ dàng đạt được các cột mốc phát triển đạt chuẩn.

Xem thêm