Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì? Mách mẹ cách chăm sóc tốt nhất
Tác giả: Huỳnh Uyên
Để có cách chăm sóc con tốt nhất, nhiều bố mẹ rất quan tâm trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì. Có thể nói, thế giới của trẻ giờ đây ngoài việc ăn, ngủ và khóc sẽ xuất hiện thêm nhiều hành động và biểu cảm thú vị khác, thể hiện qua ánh mắt, nụ cười và giọng nói. Nào, hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1. Sự phát triển diệu kỳ của trẻ 2 tháng tuổi
Cho đến 2 tháng tuổi, chiều cao và cân nặng của trẻ không ngừng tăng lên. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình trẻ gái 2 tháng tuổi cao 57,1 cm và nặng 5,1 kg. Còn trẻ trai 2 tháng tuổi sẽ cao khoảng 56,4 cm và nặng gần 5,6 kg.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc…
2. Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì?
Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì để tạo điều kiện giúp bé phát triển tốt nhất. Theo đó, trẻ đạt mốc 2 tháng tuổi sẽ:
2.1. Bắt đầu biết nắm mở bàn tay
Đến 2 tháng tuổi, bàn tay trẻ trở nên linh hoạt hơn một chút, do thế trẻ có thể nắm và mở có chủ đích. Thậm chí, trẻ còn cố gắng nắm chặt các đồ vật mềm như gối ôm, thú nhồi bông…
Hành động cầm nắm đồ vật ở trẻ 2 tháng tuổi là phản ứng có điều kiện.
2.2. Trẻ thích đưa mọi thứ vào miệng
Khi tìm hiểu trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì, bố mẹ có thể nhận thấy rằng trẻ thích cho mọi thứ mình cầm được đưa vào miệng. Bằng cách “khám phá” thế giới bằng miệng, trẻ có thể cảm nhận kết cấu (mềm hay cứng) cũng như mùi vị (chua, ngọt, mặn, đắng hay không vị) của đồ vật đó, từ đó ghi nhớ và nhận diện chúng dễ dàng.
2.3. Học cách phối hợp các cử động của mình
Trẻ 2 tháng tuổi còn biết phối hợp nhịp nhàng cử động tứ chi. Chẳng hạn, nâng chân lên, thả chân xuống, hai chân đạp mạnh về phía trước,… Có thể nói, đây là các hành động tạo nền tảng để trẻ tập lật, bò và trườn đi trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
2.4. Ngẩng cổ lên một cách mạnh mẽ
Bước sang tháng mới, trẻ có khả năng nâng cổ hay ngửa cổ mạnh mẽ hơn mà không phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ như trước. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn phải lưu ý đến trẻ liên tục, vì nếu có bất kỳ sơ sót nào xảy ra thì đều ảnh hưởng xấu đến cấu trúc xương của trẻ sau này.
2.5. Nhận thấy nhiều màu sắc hơn
Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì? Theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA), từ 2 tháng tuổi trở đi, thị lực của trẻ dần cải thiện hơn nhiều. Chính vì lẽ đó, ngoài 2 màu đen – trắng cơ bản, trẻ có thể nhận diện thêm một vài màu sắc khác, nếu nhìn thấy chúng thường xuyên.
Trẻ 2 tháng tuổi sẽ tỏ ra thích thú với những màu cơ bản tươi sáng và những đồ vật có thiết kế, hình dạng chi tiết hơn
2.6. Tạo ra nhiều âm thanh khác nhau
Trong giai đoạn này, mẹ bỉm còn nhận thấy các phản ứng âm thanh thú vị mỗi khi kể chuyện hay ca hát cùng con. Mặc dù chưa thể phát âm rõ ràng, nhưng khi nghe những gì bố mẹ nói bé cưng sẽ phản ứng lại bằng những âm thanh “aaaaaa” hay “ooooo”.
3. Chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi đúng cách, mẹ biết chưa?
Nếu bố mẹ nắm vững trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì và có cách chăm sóc, hỗ trợ thích hợp, con sẽ có điều kiện phát triển và tăng trưởng tốt hơn. Dưới đây là những điều mà bố mẹ cần lưu tâm:
3.1. Giấc ngủ
Trẻ 2 tháng tuổi cần ngủ đủ 14 – 17 giờ/ngày, trong đó có 3 – 4 giấc ngủ ngắn ban ngày. Có thể thấy, thời gian ngủ ngày của con khác biệt hẳn vào giai đoạn 1 tháng tuổi (cần 14 – 19 giờ ngủ, 2 – 5 giấc ngủ ngắn).
Để trẻ ngủ ngon và sâu giấc trong giai đoạn này, mẹ nên chuẩn bị một tấm đệm êm ái, chống thấm tốt; đắp một tấm chăn mỏng ngang bụng; không đội mũ hay quấn khăn trên đầu trẻ và không bỏ đồ chơi xung quanh chỗ trẻ ngủ.
Trẻ 2 tháng tuổi cần ngủ đủ 14 – 17 giờ/ngày để tăng trưởng khỏe mạnh.
3.2. Chế độ dinh dưỡng
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các mẹ bỉm nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để con có đủ dưỡng chất phát triển và đề kháng vững vàng. Theo đó, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cần được cho bú tối thiểu 8 lần/ngày.
Mặc dù thế, nếu chẳng may mẹ không có đủ sữa hay tắc sữa nên không thể cung cấp đủ đầy sữa cho con thì mẹ có thể cân nhắc dùng thêm 148 – 177 ml sữa công thức/lần bú.
Trên thị trường, có nhiều dòng sữa công thức dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh từ bên trong, được nhiều mẹ bỉm tin chọn cho con trong năm tháng đầu đời. Sữa công thức giúp cho trẻ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón do dùng thêm sữa ngoài; cung cấp hàm lượng chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides dồi dào, giúp tăng sinh lợi khuẩn đường ruột, nhờ đó trẻ hấp thu dưỡng chất tối đa và hiệu quả hơn. Không những thế, sữa còn mang đến nguồn sữa mát giúp trẻ êm dịu bụng, ngủ ngon giấc, bớt quấy khóc hơn.
Ngoài ra, sữa giúp ổn định tiêu hóa, tăng cường đề kháng cho cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, nhờ cá dưỡng chất quý như: dưỡng chất quý HMO và PureGOS. Cụ thể, HMO hỗ trợ thúc đẩy tăng sinh lợi khuẩn đường ruột và hạn chế khả năng bám dính của hại khuẩn trên thành ruột, qua đó giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng, cho bé thỏa sức khôn lớn. Chất xơ PureGOS, là thức ăn quan trọng với vi sinh có lợi trong ruột nên kích thích lợi khuẩn đường ruột hoạt động mạnh mẽ hơn, từ đó “tiếp thêm” sức mạnh cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và cải thiện nhu động ruột trơn tru hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Sữa tăng cân cho bé 2 tháng tuổi
3.3. Điều chỉnh nhiệt độ không gian thích hợp
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ xung quanh. Đồng thời, trẻ cũng khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kịp thời như người lớn, vì thế rất dễ bị sốc nhiệt đột ngột. Chính vì vậy, bố mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 27 – 28 độ C, không để điều hòa thổi trực tiếp vào nơi trẻ nằm, không cho trẻ nằm điều hòa hơn 2 – 3 tiếng/lần và luôn giữ ấm, giữ ẩm cho cơ thể trẻ.
3.4. Thực hiện các động tác massage cho trẻ
Massage là cách giúp con thư giãn hiệu quả, đặc biệt là khi con quấy khóc do căng thẳng. Mẹ có thể massage cơ thể trẻ bằng kem dưỡng da hoặc dầu massage chuyên biệt. Theo đó, massage còn mang đến nhiều ích lợi tuyệt vời cho sự phát triển của con như kích thích lưu thông máu, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan, giải phóng năng lượng, ngăn ngừa táo bón…
Massage cho trẻ đều đặn giúp cơ thể lưu thông máu tốt, từ đó tăng cường hoạt động của các tế bào và cơ quan.
3.5. Đưa trẻ đi dạo
Đưa trẻ đi dạo là một hoạt động kích thích sự hoàn thiện thị giác cũng như trí não cho trẻ. Mặc dù trẻ chưa có khái niệm vật mình nhìn thấy là gì, nhưng thông qua đó trẻ vẫn có thể học cách phân biệt màu sắc và lắng nghe âm thanh thú vị xung quanh.
3.6. Tiêm ngừa cho trẻ 2 tháng tuổi
Tiêm phòng là hoạt động bắt buộc đối với mọi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tăng cường đề kháng trước vi khuẩn hay virus gây bệnh. Khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, bố mẹ hãy tiêm phòng cho trẻ các mũi như mũi 2 viêm gan B, phòng ngừa DTaP, phế cầu khuẩn (PCV13), phòng bại liệt…
Lưu ý: Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể xuất hiện phản ứng phụ như sốt, phát ban… Tuy nhiên, chúng hoàn toàn là phản ứng bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng nhé!
Hy vọng các thông tin hữu ích trong bài viết này đã giải đáp chi tiết câu hỏi trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì. Có thể thấy, trẻ 2 tháng có nhiều thay đổi trong thể chất lẫn nhận thức. Chính vì lẽ đó, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến cách chăm sóc để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời.
Qua bài viết này, hy vọng bố mẹ đã có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi bé 1 tháng tuổi biết làm gì. Thêm vào đó, bố mẹ cũng tích lũy thêm kiến thức chăm sóc con đúng cách để con phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Nguồn thao khảo: https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/be-2-thang-tuoi-biet-lam-gi