Bé 7 tháng biết làm gì? Bật mí cách chăm sóc bé phát triển

Tác giả: Huỳnh Uyên

Tháng thứ 7 là cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển của bé. Trong giai đoạn này, cơ thể bé không chỉ trở nên linh động, hoạt bát hơn mà còn làm được rất nhiều điều. Vậy bé 7 tháng tuổi biết làm gì? Ba mẹ hãy đọc tiếp bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

1. Bé 7 tháng biết làm gì? Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi

Khi bé bước sang tháng thứ 7, mẹ có thể cảm nhận rõ được tốc độ phát triển của con qua các cột mốc sau:

1.1. Thể chất

Cân nặng và chiều dài trung bình của bé 7 tháng tuổi dao động trong khoảng:

  • Bé trai nặng khoảng 8,6 kg; dài 69,2 cm.
  • Bé gái nặng khoảng 7,9 kg; dài 67,3 cm.
[Cập nhật] Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0 - 10 tuổi chuẩn WHO

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc…

Đi cùng các thay đổi thể chất thì bé cũng sẽ làm được một số hoạt động đơn giản như:

  • Bé 7 tháng bắt đầu biết lật người, sẵn sàng tập trườn, bò, đi lại.
  • Bé đã có thể dùng ngón trỏ và ngón cái để giữ thức ăn hay các vật có kích thước nhỏ.
  • Bé cũng có thể tự ngồi với sự trợ giúp của ba mẹ.
  • Bé tự đưa những vật nhỏ vào miệng mình.
  • Bé đủ cứng cáp để đứng lên chân dưới sự hỗ trợ của ba mẹ.

trẻ 7 tháng biết làm gì

Khi bé được 7 tháng tuổi bé đã có thể đứng lên với sự giúp đỡ của bố mẹ.

1.2. Nhận thức

Não bộ của bé 7 tháng tuổi có sự phát triển nhanh chóng, giúp con nhận thức rõ ràng hơn về thế giới xung quanh. Một số điều bé có thể làm được như:

  • Thể hiện sự tò mò về mọi thứ, nhất là những đồ vật ngoài tầm với.
  • Bày tỏ sự yêu thích với những đồ vật bắt mắt, nhiều màu sắc và sẽ tìm cách lấy được chúng.
  • Bé đã có thể nhận dạng giọng nói cũng như phát hiện tên mình khi có người nhắc đến. 
  • Bé có thể di chuyển mắt và nhìn theo các thiết bị hay đối tượng đang di chuyển.
  • Bé biết dùng âm thanh hoặc cử chỉ để thu hút mọi người khi có nhu cầu giao tiếp.
  • Bé hiểu được từ “không” khi ba mẹ từ chối đòi hỏi của bé. Đồng thời, bé cũng sẽ tỏ thái độ (khóc hay xụ mặt) để đáp lại với sự từ chối của ba mẹ.

1.3. Cảm xúc

Sự phát triển về mặt cảm xúc ở giai đoạn 7 tháng tuổi giúp bé có thể bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của mình. Nhờ đó mà bé có nền tảng giao tiếp và tương tác tốt hơn trong tương lai. Cụ thể bé có thể làm được những điều như:

  • Phân biệt được người thân quen và lạ mặt. Theo đó, bé sẽ thể hiện cảm xúc vui vẻ, thích thú khi gặp người quen, đồng thời thể hiện sự e ngại, lo sợ khi đối diện với người lạ.
  • Bé cười và thể hiện các cảm xúc cáu kỉnh, khó chịu… một cách rõ ràng.
  • Bé biết được điều mình thích và không thích. 
  • Bé quan sát cảm xúc của những người xung quanh và cố gắng bắt chước theo, ví dụ như khi thấy những bé khác khóc thì con sẽ khóc theo…

1.4. Ngôn ngữ

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, khả năng ngôn ngữ của bé cũng có sự thay đổi rõ rệt, thông qua những cử chỉ và âm thanh. Mẹ có thể cảm nhận điều này qua các biểu hiện sau:

  • Bé bập bẹ phát ra những nguyên âm như “o” và “a” khi được gọi tên.
  • Bé cố gắng bắt chước lời nói của bạn bằng các cụm từ như “ba-ba”, “ma-ma” hay “de-de”.
  • Bé biết dùng những cử chỉ để thể hiện ý muốn của bản thân như lắc đầu nói “không”, gật đầu khi đồng ý.
  • Bé sẽ quay đầu về phía có tiếng gọi hoặc âm thanh.

trẻ 7 tháng biết làm gì

Bé 7 tháng đã  có thể phát ra các nguyên âm đơn giản như “o”, “a”.

1.5. Mọc răng

Bước vào giai đoạn 7 tháng tuổi, bé cũng sẽ bắt đầu mọc răng với các dấu hiệu như:

  • Bé sẽ chảy nhiều nước dãi hơn.
  • Bé có thể quấy khóc hơn bình thường nhất là vào ban đêm.
  • Bé có biểu hiện biếng ăn và khó chịu khi ăn.
  • Nướu sưng đỏ và những chồi răng nhỏ bắt đầu nhú ra khỏi nướu.
  • Bé có thể gặp các tình trạng như sốt, phát ban, tiêu hóa kém trong giai đoạn này.

Quá trình mọc răng khiến bé khó chịu, con không chỉ quấy khóc mà còn bỏ ăn. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, ba mẹ hãy cho bé ngậm khăn lạnh hoặc đồ chơi dành riêng cho bé mọc răng. Ngoài ra, chuẩn bị cả bàn chải đánh răng lông mềm để vệ sinh những chiếc răng mới mọc nữa nhé.

>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

2. Bật mí với mẹ cách giúp bé phát triển toàn diện trong giai đoạn 7 tháng

Để em bé 7 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh và an toàn, mẹ đừng quên tham khảo một số cách chăm sóc dưới đây.

2.1. Chế độ dinh dưỡng

Khác với giai đoạn trước, bé 7 tháng tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Thế nên, ngoài việc duy trì uống sữa, mẹ cần bổ sung thêm các bữa ăn dặm đầy đủ 4 nhóm chất (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất) cho bé như rau xanh, trái cây, thịt, cháo…. Chú ý xay thức ăn nhuyễn mịn để con dễ nuốt, tránh bị nghẹn.

Mặt khác, tuy đã bắt đầu ăn dặm nhưng sữa vẫn đóng vai trò là nguồn thức ăn chính của bé lúc này. Với trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên tăng cường các thực phẩm lợi sữa và giàu dinh dưỡng để con ăn đủ chất, phát triển khỏe mạnh. Còn với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên chọn sản phẩm có đạm mềm nhỏ, giàu chất xơ để con tiêu hóa và hấp thu dễ dàng hơn.

Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sữa dành riêng cho bé 6 – 12 tháng tuổi đcó công thức riêng giúp bé dễ dàng tiêu hóa, giảm táo bón hiệu quả. Đồng thời, chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides trong sữa còn giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh để bé hấp thu nhanh chóng các dưỡng chất, mạnh mẽ lớn khôn. Chưa kể, nguồn sữa mát cũng giúp bé êm bụng, êm giấc và hạn chế quấy khóc đêm.

Ngoài ra, sữa công thức còn bổ sung thêm chất xơ PureGOS và dưỡng chất HMO giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa suôn sẻ để bé trở nên khỏe mạnh, ít ốm vặt và tránh táo bón, tiêu chảy.

>> Tham khảo thêm: Sữa cho trẻ 7 tháng tuổi tăng cân tốt

2.2. Giấc ngủ

Bé 7 tháng tuổi thường ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trong đó, bé sẽ ngủ một giấc dài vào ban đêm và 2 – 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày (khoảng 3 – 4 giờ mỗi giấc). Bên cạnh những bé 7 tháng tuổi ngủ ngon cả đêm, vẫn có một số bé hay thức giấc giữa đêm, ngủ không sâu nên hay quấy khóc.

Dưới đây là một vài cách giúp bé ngủ ngon cho mẹ tham khảo: 

  • Đảm bảo bé no sữa trước khi ngủ: Nếu bé ngủ khi bú sữa chưa no sẽ làm con nhanh đói và thức giấc sớm hơn. Do đó, mẹ hãy đảm bảo bé bú đủ sữa trước khi đi ngủ nhé.
  • Kiểm tra và thay bỉm cho bé trước khi ngủ: Bỉm tã bị ướt hay dính bẩn sẽ dễ làm bé thức giấc, vì thế trước khi cho bé đi ngủ mẹ cần kiểm tra và thay tã sạch cho con.
  • Mở nhạc nhẹ lúc bé ngủ: Một bài nhạc nhẹ nhàng có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ vào giấc và ngủ ngon hơn rất nhiều.
Trẻ sơ sinh khó ngủ - Bố mẹ cần phải làm gì để cải thiện hiệu quả?

Trẻ sơ sinh khó ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhưng nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, cảm xúc và tinh thần của bé sau này. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bé khó ngủ và…

2.3. Hoạt động

Để bé phát triển toàn diện hơn về thể chất, trí tuệ, ba mẹ có thể cùng con tham gia các hoạt động như:

  • Nói chuyện với bé: Ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện để bé phát triển về mặt ngôn ngữ, giao tiếp, có thể nói tốt hoặc nghe hiểu những gì ba mẹ nói. 
  • Cùng bé đọc sách: Cho bé tiếp xúc với những sách ảnh cổ tích hay ngụ ngôn sẽ giúp con phát triển trí tưởng tượng, kích thích não bộ tăng trưởng tối ưu.
  • Cho bé chơi ngoài trời: Để con tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn sẽ giúp bé biết được nhiều thứ về thế giới quanh mình và phát huy sự tò mò, khám phá mọi thứ. 
  • Lắng nghe và đáp lại lời của bé: Đôi khi vì phát âm chưa rõ chữ nên bé không thể hiện được hết suy nghĩ, ý muốn của mình. Vì thế, nếu ba mẹ kiên nhẫn lắng nghe bé nói sẽ giúp con cảm thấy vui vẻ, được yêu thương và quý trọng. 

trẻ 7 tháng biết làm gì

Mẹ hãy lắng nghe và đáp lại lời con để bé cảm thấy được vui vẻ, yêu thương và quý trọng.

3. Khi nào bé 7 tháng tuổi cần gặp bác sĩ?

Bé 7 tháng tuổi có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị các vi khuẩn gây hại xâm nhập. Nếu ba mẹ nhận thấy con yêu có những biểu hiện bất thường như dưới đây thì hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. 

  • Bé ngủ không sâu, thức dậy nhiều lần hoặc ngủ không đủ giấc.
  • Bé sốt cao hơn 39 độ C và có hiện tượng phát ban trên cơ thể.
  • Bé có dấu hiệu mất nước như tiểu ít, khô miệng, thở nặng nhọc… 
  • Bé không thể ngồi dậy dù ba mẹ đã hỗ trợ, trở nên chậm chạp, thờ ơ với các hoạt động, không đáp ứng với âm thanh lớn hay khi được gọi tên.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “bé 7 tháng biết làm gì?”. Ở giai đoạn này, trẻ có nhiều sự thay đổi lớn về mặt thể chất, nhận thức, cảm xúc hay ngôn ngữ. Do đó ba mẹ hãy tìm hiểu, kiên nhẫn chăm sóc con tốt nhất để bé lớn khôn thật vững vàng và khỏe mạnh nhé!

Xem thêm