Bé 10 tháng biết làm gì? Sự tăng trưởng và chế độ dinh dưỡng
Tác giả: Huỳnh Uyên
Khi bé được 10 tháng, phụ huynh có thể thấy con đã biết làm rất nhiều thứ khác nhau, từ vận động đến nhận thức, khả năng giao tiếp, thể hiện cảm xúc của con đều phát triển. Vậy cụ thể bé 10 tháng biết làm gì? Bố mẹ hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chiều cao và cân nặng của bé 10 tháng tuổi
Đến cột mốc 10 tháng tuổi, bố mẹ có thể nhận thấy con tăng trưởng rõ rệt về chiều cao và cân nặng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bé trai 10 tháng sẽ có chiều cao trung bình là 73,3cm và cân nặng là 9,2kg. Còn bé gái sẽ có chiều cao trung bình là 71,5cm và cân nặng là 8,5kg.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc…
2. Bé 10 tháng biết làm gì?
Nắm được chính xác bé 10 tháng biết làm gì sẽ giúp bố mẹ phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường trong cột mốc phát triển này. Dưới đây là các mốc phát triển mà phụ huynh có thể nhìn thấy khi bé được 10 tháng:
2.1. Sự phát triển về vận động
Đến 10 tháng tuổi, bé đã có thể bò khắp nhà, tự chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, thậm chí là bám vào thành ghế, giường để bước đi. Tuy nhiên, những động tác vận động của bé vẫn chưa vững nên mẹ cần theo sát con để nâng đỡ kịp thời. Đồng thời, bé cũng hình thành kỹ năng phối hợp giữa mắt và tay nên có thể cầm nắm những đồ vật mà con nhìn thấy, xếp chồng các đồ vật lên nhau hoặc tự xúc ăn.
Bé 10 tháng đã có thể đi những bước đầu tiên với sự hỗ trợ của bố mẹ.
2.2. Nhận thức
Khi tìm hiểu thêm về bé 10 tháng biết làm gì, phụ huynh có thể nhận thấy bé có nhận thức tốt hơn thời gian trước. Bé bắt đầu biết quan sát cẩn thận động tác của bố mẹ, người thân và bắt chước theo các hành động đó. Đặc biệt, trong giai đoạn này bé cũng bắt đầu thể hiện những đặc điểm về tính cách và sở thích của bản thân.
2.3. Giao tiếp tốt hơn
Bé 10 tháng biết làm gì? Đó là bé biết bập bẹ gọi ba, mẹ, bà hay tên của người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, con cũng hiểu được một số câu mệnh lệnh đơn giản và đáp lại chúng. Hơn nữa bé cũng thích trò chuyện với mọi người xung quanh và cố gắng trả lời bằng những từ đơn giản
2.4. Giấc ngủ
Bé 10 tháng tuổi cần ngủ đủ 14 tiếng/ ngày, trong đó có 1 – 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và 1 giấc ngủ dài xuyên đêm. Để giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon, không bị giật mình nửa chừng, mẹ có thể chuẩn bị không gian ngủ với ánh sáng mờ, một tấm đệm êm ái, chống thấm tốt. Đồng thời cần đảm bảo con đã no bụng và thoải mái, dễ chịu trước khi vào giấc.
Bé 10 tháng tuổi sẽ ngủ một giấc dài xuyên đêm nếu được ăn no và ngủ trong không gian thoải mái.
Trẻ sơ sinh khó ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhưng nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, cảm xúc và tinh thần của bé sau này. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bé khó ngủ và…
2.5. Có thể ăn các thức ăn cứng
Khi bé được 10 tháng tuổi, những chiếc răng xinh xắn cũng nhú lên. Do đó, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng thực phẩm hơn, cũng nên cho bé ăn một ít thực phẩm hơi cùng như trứng cuộn, bánh yến mạch, chuối…
3. Chế độ dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổi
Bên cạnh việc nắm rõ bé 10 tháng biết làm gì, bố mẹ cũng nên tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng để con phát triển ổn định và khỏe mạnh hơn, cụ thể:
3.1. Bổ sung sữa công thức cho bé
Trong tháng thứ 10, bé đã có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng của con. Do đó, mẹ cần cho con uống thêm sữa đúng nhu cầu được khuyến nghị, đồng thời cũng nên chọn loại sữa công thức tốt cho bé phù hợp với “chiếc bụng nhỏ” của bé.
Nhiều dòng sữa cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ bỉm tin chọn nhờ khả năng hỗ trợ bé hấp thụ nhanh, tạo điều kiện cho bé tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Sữa cũng được bổ sung hàm lượng chất xơ GOS cùng 5 loại Nucleotides, góp phần bảo vệ hệ đường ruột giúp bé hấp thụ dưỡng chất tối đa, ngăn ngừa một số bệnh vặt.
Ngoài ra, với công thức dinh dưỡng dồi dào được bổ sung bộ đôi dưỡng chất quý PureGOS và HMO. Trong đó, PureGOS có khả năng nuôi dưỡng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp con tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón. Còn dưỡng chất HMO giúp bảo vệ hệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh bám dính, giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp, để con khỏe mạnh hơn từ bên trong.
>> Tham khảo thêm: Dòng sữa nhập khẩu cho bé được tin dùng
3.2. Chế độ ăn dặm phù hợp
Trong giai đoạn 10 tháng tuổi, ngoài việc cung cấp đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức thì mẹ cũng nên cho con ăn thêm 3 – 4 bữa ăn mỗi ngày. Trong các bữa ăn của bé 10 tháng tuổi cần đủ 4 nhóm chất cơ bản: Chất bột đường (gạo, bún, đỗ…); chất đạm ( thịt, cá, trứng…); chất béo (bơ, mỡ cá, các loại hạt…); vitamin và khoáng chất (rau xanh, hoa quả, tôm, đậu…).
3.3. Chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa
Trong tháng thứ 10, bé có thể ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên vì hệ tiêu hóa còn khá non yếu nên mẹ cần chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa và chế biến dạng bột, cháo hoặc hầm nhừ, tán nhuyễn để bé dễ nuốt và hấp thụ.
4. Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ?
Nếu bé 10 tháng tuổi có các dấu hiệu bất thường như không biết bò hoặc thậm chí không thể lật người, tỏ ra thờ ơ khi bố mẹ, người thân trò chuyện với con hoặc không phản ứng trước các âm thanh xảy ra đột ngột. Lúc này, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Với toàn bộ thông tin trong bài viết, hy vọng bố mẹ đã nắm rõ bé 10 tháng biết làm gì. Nhìn chung, bé 10 tháng đã phát triển tốt hơn về thể chất, nhận thức, cảm giác cũng như kỹ năng giao tiếp. Nếu bố mẹ phát hiện con chưa đạt được cột mốc phát triển đúng với tháng tuổi hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để thăm khám nhé.