Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và hướng dẫn cách nuôi con tốt
Tác giả: Huỳnh Uyên
Bắt đầu từ tháng thứ 4, trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi về ngoại hình lẫn nhận thức, cơ thể cũng trở nên linh hoạt và biểu hiện cử chỉ đa dạng hơn. Vậy trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Bố mẹ cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chiều cao và cân nặng của trẻ 4 tháng tuổi
Theo bảng chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn của WHO, bé gái 4 tháng tuổi sẽ có cân nặng trung bình khoảng 5,1 – 8,1kg, cao khoảng 57,8 – 66,4cm. Bé trai có cân nặng trung bình từ 5,6 – 8,6 kg, chiều cao khoảng 60 – 63,9cm.
Để đo chiều cao và cân nặng chuẩn xác, mẹ nên thực hiện vào lúc sáng sớm, khi bé chưa ăn gì và bỏ bớt quần áo để không làm ảnh hưởng đến chỉ số cuối cùng.
2. Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Những điều bố mẹ nên nhớ
Liệu bố mẹ có thắc mắc, trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và phát triển ra sao? Dưới đây là 5 thay đổi rõ rệt nhất của trẻ 4 tháng tuổi. Cùng đọc tiếp bố mẹ nhé!
2.1. Kỹ năng vận động
Khi đủ 4 tháng tuổi, trẻ trở nên khéo léo, các kỹ năng vận động cũng được cải thiện thông qua các hành động như nắm đồ vật trong tầm với, cho đồ vật vào miệng, giữ đầu không ngã về sau, lật,… Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu hoạt động cơ thể nhiều hơn, không còn nằm yên như trước.
Trẻ 4 tháng đã biết nắm tay mẹ, giúp 2 mẹ con cảm nhận được sự kết nối vô hình.
2.2. Phát triển nhận thức
Khả năng nhận biết gương mặt là một điều có thể khiến bố mẹ bất ngờ trong giai đoạn 4 tháng tuổi đấy. Điều này thể hiện qua phản ứng vui vẻ, tươi cười, quơ tay chân khi thấy những gương mặt quen thuộc, hoặc khóc to nếu gặp người lạ. Đồng thời, trẻ 4 tháng tuổi cũng có thể bắt chước một số biểu hiện hoặc âm thanh đơn giản mà chúng nghe được.
2.3. Phát triển về cảm xúc
Sự phát triển về mặt cảm xúc cũng là một biểu hiện rõ rệt giúp bố mẹ trả lời cho thắc mắc trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì. Lúc này, trẻ có khả năng nhìn nhận thái độ của bố mẹ và thể hiện cảm xúc để đáp lại. Chẳng hạn như khi cảm thấy được âu yếm, trẻ sẽ tươi cười hạnh phúc. Còn khi bố mẹ to tiếng hoặc cảm thấy bản thân không được quan tâm, trẻ sẽ dùng tiếng khóc để thu hút sự chú ý.
4 tháng tuổi cũng là giai đoạn trẻ biết nhìn nhận và bộc lộ cảm xúc để diễn tả suy nghĩ của mình.
2.4. Bắt đầu giao tiếp
Dù chưa phát triển khả năng ngôn ngữ nhưng trẻ 4 tháng tuổi có thể hiểu những giao tiếp đơn giản và đáp lại theo cách riêng của mình. Lúc này, bố mẹ sẽ nghe thấy trẻ phát ra những âm thanh bập bẹ, đi kèm với những hành động phi ngôn ngữ như nhăn nhó, tươi cười, há miệng,… để thể hiện cảm xúc như đói, buồn ngủ, chán, đau,…
Để con không cảm thấy bơ vơ, bố mẹ nên học cách lắng nghe và cố gắng hiểu những thông điệp mà con đang muốn truyền tải. Điều này không chỉ giúp gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái, mà còn giúp trẻ thấy vui, từ đó kích thích kỹ năng giao tiếp phát triển.
2.5. Phát triển thị giác
Nếu trước kia, trẻ sơ sinh chỉ có thể nhìn thấy màu đen, trắng và sắc độ xám trung gian thì khi 4 tháng tuổi, thị lực trẻ dần trở nên sắc nét hơn, phạm vi thị giác cũng được mở rộng và bắt đầu nhìn thấy những gam màu tương phản. Vì vậy, trẻ thường có sở thích ngắm nhìn mọi thứ xung quanh, thậm chí có hứng thú với tay chân của mình nên liên tục giơ tay, chân để ngắm nhìn. Hành động này tuy đơn giản nhưng lại là một cột mốc đáng nhớ bởi trẻ đã bắt đầu biết cách hoạt động phối hợp giữa tầm nhìn và chuyển động một cách thuần thục.
3. Làm thế nào để chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi đúng cách?
Để chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi đúng cách, bố mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
3.1. Chế độ dinh dưỡng
Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn để cơ thể trẻ hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Mỗi ngày, trẻ 4 tháng tuổi có thể bú 6 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng. Một ngày bé cần bú khoảng 900 – 1200ml sữa, tương đương 120 – 180ml/mỗi lần bú.
Với trường hợp mẹ nuôi con bằng sữa công thức do không đủ sữa, mẹ nên ưu tiên những sản phẩm sữa có đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, giàu chất xơ cho con hấp thu khỏe, tiêu hóa tốt.
Sữa công thức tự nhiên giúp trẻ dễ tiêu hóa, không gây sức ép lên dạ dày non nớt, từ đó hạn chế táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra, chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides cũng giúp bảo vệ đường ruột, cho trẻ hấp thu gần như toàn bộ dưỡng chất để vững vàng lớn khôn. Chưa kể, nguồn sữa mát cũng cho trẻ một chiếc bụng êm dịu, để ngủ ngon, hạn chế giật mình, quấy khóc về đêm.
Cùng với đó, có nhiều sản phẩm sữa nhập khẩu 100% nguyên lon từ châu Âu giúp cải thiện sức khỏe đề kháng, loại bỏ các mầm bệnh bám dính, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ nhờ chứa đại dưỡng chất HMO quý giá có trong sữa mẹ. Kết hợp với chất xơ PureGOS giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe, cho con phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.
>> Tìm hiểu thêm: Các loại sữa cho bé 4 tháng tuổi tăng cân
3.2. Chăm sóc giấc ngủ
Khi 4 tháng tuổi, những giấc ngủ ngắn của con sẽ dần được cải thiện. Trẻ sẽ bắt đầu ngủ giấc dài 7 – 8 tiếng vào ban đêm và 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, mẹ không nên bật đèn quá sáng, không đánh thức trẻ ăn vào giữa đêm hoặc gây ra tiếng động khiến con tỉnh giấc. Nếu trẻ giật mình vào giữa đêm, mẹ nên cố gắng dỗ con ngủ lại để tập dần thói quen ngủ giấc dài.
3.3. Hoạt động của trẻ
Sau khi đã hiểu được trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì, bố mẹ cũng nên áp dụng những điều sau để kích thích các hoạt động và giác quan của trẻ:
- Thường xuyên trò chuyện, gọi tên sự vật, sự việc để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, nhận thức.
- Cho con ngồi trong lòng và xem sách vở, tranh ảnh ngộ nghĩnh, đầy màu sắc để trẻ phát triển thị giác.
- Đừng quên cho trẻ nghe nhạc, nhất là nhạc thiếu nhi, nhạc cổ điển, nhạc nhẹ để con cải thiện thính giác, phát triển não bộ và nhạy bén với âm thanh.
- Cho trẻ tiếp xúc với nhiều chất liệu từ mềm mại đến sần sùi để tăng khả năng nhận biết của xúc giác.
- Mẹ cũng có thể cho trẻ 4 tháng tuổi nằm sấp vì điều này giúp bé kiểm soát cơ cổ và lưng rất tốt.
3.4. Một số lưu ý khác
Để chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi toàn diện, bố mẹ cũng nên quan tâm đến một số điều sau đây:
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ sơ sinh theo quy định như ho gà, uốn ván, phế cầu, bạch hầu, Hib,…
- Tạo một môi trường sống an toàn, không nguy hiểm như cho trẻ tránh xa khói thuốc; dùng rào chắn quanh khu vực nằm; không để những vật nhỏ, sắc nhọn xung quanh;…
- Ngừa hăm tã bằng cách thay tã thường xuyên và dùng khăn mềm lau sạch, nhất là vào ban đêm. Đồng thời, bố mẹ nên chọn tã thông thoáng, có khả năng lưu thông khí tốt.
- Cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú. Nếu có có biểu hiện khó chịu hoặc đầy hơi, mẹ có thể vỗ ợ hơi để trẻ khỏi khó chịu.
- Chống nắng cho trẻ kỹ lưỡng bởi làn da của con lúc này rất mỏng manh. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên chống nắng bằng cách che kín người, tuyệt đối không sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì?”, giúp cho bố mẹ có cách chăm sóc con phù hợp hơn. Sữa Nào Tốt hiểu rằng, được bên cạnh và nhìn thấy con thay đổi mỗi ngày là niềm hạnh phúc vô bờ của mỗi bậc phụ huynh. Vậy nên, hãy chăm sóc trẻ thật tốt để con yêu phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời nhé!