Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Tác giả: Huỳnh Uyên

Còi xương là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Đặc biệt, theo số liệu thống kê tại Trung tâm khám tư vấn Viện Dinh Dưỡng, bệnh còi xương đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, chiếm hơn một nửa số trẻ đến khám (soyte.hanoi.gov.vn). Vậy bệnh còi xương ở trẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết và bố mẹ nên làm gì để phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ hiệu quả.

1. Còi xương ở trẻ là gì?

Còi xương là tình trạng rối loạn dưỡng xương. Đây là bệnh lý rất phổ biến trong 3 năm đầu đời ở trẻ, thường gặp ở trẻ miền núi, nơi sương mù nhiều, ít ánh nắng. Tuy nhiên, trẻ em ở thành thị vẫn có thể bị còi xương nếu bố mẹ bao bọc quá kỹ trong nhà, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bố mẹ cần phân biệt rõ trẻ bị còi xương và còi cọc. Còi cọc là khái niệm chỉ những trẻ bị suy dinh dưỡng, có cân nặng và chiều cao thấp hơn mức bình thường, có thể kèm theo còi xương hoặc không. Trong khi đó, tình trạng còi xương có thể xảy ra ở cả trẻ bụ bẫm do nhu cầu bổ sung canxi và phốt pho cao hơn so với trẻ bình thường.

còi xương ở trẻ

Còi xương là tình trạng thường gặp ở trẻ em

2. Nguyên nhân trẻ bị còi xương

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, trong đó thiếu vitamin D là nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương. Vitamin D là yếu tố tạo xương, có vai trò giúp cơ thể hấp thu canxi và phốt pho trong thực phẩm. Các nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu vitamin D có thể là:

  • Trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do bố mẹ kiêng cữ, có tâm lý sợ trẻ sẽ bệnh khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Từ đó gây ra bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.
  • Vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ không hoặc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Chế độ ăn uống kém, thiếu vitamin D, canxi và phốt pho.
  • Trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt).
  • Bé sinh non hoặc các cặp sinh đôi.
  • Suy dinh dưỡng bào thai.
  • Bệnh nhiễm khuẩn.
  • Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Ngoài ra, nếu trẻ thiếu vitamin K2 cũng có thể gây ra còi xương do đây là một loại protein có vai trò vận chuyển canxi tạo xương.

TOP 8 loại sữa giàu canxi cho bé được ưa chuộng nhất hiện nay

Canxi là một khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe, nhất là với những trẻ em đang phát triển thế chất. Nếu không đủ canxi, cơ thể bé sẽ chậm phát triển hơn bạn bè cùng lứa, làm tăng nguy cơ còi xương, thấp bé, thậm chí là yếu…

3. Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương

Bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị còi xương qua các dấu hiệu như:

  • Trẻ quấy khóc, khó ngủ, hay giật mình.
  • Trẻ ra mồ hôi nhiều, rụng tóc gáy.
  • Tiếng thở rít thanh quản, hay nôn, nấc khi ăn, cơn khóc lặng (còi xương cấp).
  • Các bất thường ở vùng xương đầu như thóp rộng và mềm, thóp phập phồng theo nhịp thở, bướu trán(trán dô), bướu đỉnh đầu hoặc đầu bẹp như cá trê.
  • Răng mọc chậm, răng mọc lộn xộn, răng hay bị sâu.
  • Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.
  • Chậm phát triển vận động như lật, bò, đi, đứng…
  • Chân tay vòng kiềng.

trẻ bị còi xương

Trẻ quấy khóc, khó ngủ là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh còi xương ở trẻ nhỏ

4. Cách phòng ngừa còi xương ở trẻ nhỏ hiệu quả

4.1. Đối với mẹ

Để phòng ngừa trẻ bị còi xương, mẹ nên bổ sung vitamin D trong thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ nên:

4.2. Đối với bé

Bố mẹ có thể phòng ngừa tình trạng còi xương ở trẻ bằng cách:

Phơi nắng cho trẻ mỗi ngày

Trong cơ thể con người có sẵn chất tiền vitamin D là 7-dehydro-cholesterol. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tiền tố vitamin D sẽ được hoạt hóa, chuyển đổi thành vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa canxi, phốt pho trong máu.

Vì vậy, bố mẹ nên cho con tắm nắng mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút, trung bình 2 tiếng/tuần tùy vào khả năng phơi nắng của bé và mức độ phát triển xương. Khoảng thời gian phơi nắng tốt nhất là vào buổi sáng, từ 7 – 8 giờ hoặc từ 4 – 5h buổi chiều. Với những trẻ ở vùng thiếu ánh sáng, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám và tắm ánh sáng nhân tạo tại khoa vật lý trị liệu của bệnh viện.

bệnh còi xương ở trẻ nhỏ

Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên là một trong những cách phòng ngừa bệnh còi xương hiệu quả

Lưu ý, khi cho trẻ tắm nắng, bố mẹ không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo để ánh nắng có thể chiếu trực tiếp lên da để phát huy tác dụng tối đa.

Chế độ ăn uống đủ canxi và vitamin D

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học cũng là cách giúp bé phòng ngừa tình trạng còi xương. Đối với trẻ sơ sinh, nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trường hợp mẹ không có đủ sữa để nuôi con, mẹ nên lựa chọn các loại sữa công thức giàu vitamin D, canxi và các khoáng chất cần thiết để hỗ trợ hệ xương phát triển. Khi bé đến tuổi ăn dặm, mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi cho bé như hải sản, sữa giàu vitamin D, dầu cá, nấm hương, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, bánh mì, nước cam…

Uống hoặc tiêm vitamin D, bổ sung canxi bằng các loại chế phẩm

Nếu trẻ bị thiếu vitamin D có thể uống với liều lượng tham khảo là 4000 UI/ngày trong vòng 4 – 8 tuần. Ngoài ra cũng có thể cho trẻ tiêm vitamin D với khoảng cách tiêm nhắc lại là 3 tháng, kéo dài trong 1 năm. Lưu ý, cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ khi bổ sung vitamin D cho trẻ bằng đường uống hoặc tiêm bởi tùy vào từng tình trạng sức khỏe của bé mà bác sĩ có thể điều chỉnh mức độ uống/tiêm vitamin D khác nhau.

Bên cạnh uống hoặc tiêm vitamin D, bổ sung canxi bằng cốm ăn, ống canxi B1 – B2 – B6 cũng là một trong những cách phòng ngừa còi xương cho trẻ.

Bệnh còi xương nếu không được điều trị sớm có thể khiến trẻ chậm phát triển, cột sống cong bất thường, dị tật xương hay thậm chí động kinh… Vì vậy, khi nhận thấy bé có những dấu hiệu còi xương, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị, thay đổi lối sống và dinh dưỡng cho phù hợp, hỗ trợ bé phát triển tốt nhất.

 

Nguồn tham khảo: 

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/goi-y-thuc-pham-bo-sung-vi-chat-dinh-duong-cho-tre

Xem thêm