Trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người: Nguyên nhân và giải pháp
Tác giả: Đồng Nguyễn
Trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người là biểu hiện thường gặp nhưng vẫn khiến nhiều phụ huynh không khỏi thắc mắc nguyên nhân do đâu? Ba mẹ nên làm sao để khắc phục tình trạng này? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc này giúp ba mẹ có hành trình nuôi con khỏe, phát triển ổn định nhé!
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc ưỡn người
Trẻ quấy khóc ưỡn người có thể do các nguyên nhân sau đây:
1.1 Trẻ bị khóc dạ đề
Khóc dạ đề (hay còn gọi là khóc dã tràng, Colic) là tình trạng trẻ khóc hơn 6 – 7 giờ/ngày trong 2 tuần. Nguyên nhân của chứng khóc dã tràng có thể do nhu động ruột tăng lên không đều. Ngoài ra, hiện tượng Colic khiến trẻ sơ sinh khóc đêm ưỡn người cũng có thể do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện dẫn đến tình trạng dễ bị rối loạn tiêu hóa khi uống sữa công thức khó tiêu.
1.2 Trẻ muốn giao tiếp với ba mẹ
Trẻ sơ sinh chưa thể nói chuyện nên chỉ có thể giao tiếp với ba mẹ bằng tiếng khóc, kết hợp với cử chỉ tay chân để thể hiện cảm giác đói, đau, lạnh, nóng, khó chịu,… Vì thế, khi có nhu cầu ăn, muốn được bế, báo hiệu tã bị ướt,… trẻ thường khóc và vặn người để bố mẹ nhận biết. Do đó, nếu quan sát và lưu ý, mẹ có thể hiểu rõ tiếng khóc và các cử động của con muốn thể hiện điều gì.
Trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người có thể là biểu hiện con đang muốn giao tiếp với ba mẹ.
>> Tìm hiểu thêm: Trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển và cách chăm sóc
1.3 Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Nếu mẹ thấy trẻ khóc, ưỡn người sau khi bú thì có thể đây là dấu hiệu con bị trào ngược dạ dày thực quản. Đây là tình trạng dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản khiến con bị nôn trớ, khó chịu, hơi thở có mùi chua. Hầu hết các trẻ sơ sinh sẽ gặp tình trạng này và thường tự khỏi trước 1 tuổi.
1.4 Trẻ đang rơi vào chu kỳ ngưng thở
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay khóc ưỡn người cũng có thể do con đang rơi vào chu kỳ ngưng thở. Đây là chu kỳ trẻ sơ sinh thường thở ngắt quãng với nhịp thở chậm dần và ngưng trong vài giây. Lúc này, nồng độ CO2 trong máu gia tăng, thúc đẩy trung tâm hô hấp của trẻ thở lại với nhịp thở nhanh để bù vào khoảng ngưng thở, sau đó con lại thở chậm dần rồi ngưng thở. Tình trạng này ở trẻ sơ sinh có thể tự hết khi con được 3 – 4 tháng tuổi.
1.5 Trẻ đang gặp một số vấn đề về não
Trẻ đang gặp một số vấn đề về não hoặc phát triển tâm vận có các biểu hiện như khóc, ngửa đầu, gồng người, duỗi chân, co tay nhiều lần. Đây là tình trạng trẻ gặp phải tổn thương chức năng vận động của não. Nếu tình trạng này kéo dài sau 3 – 4 tháng tuổi thì nhiều khả năng là dấu hiệu của bệnh bại não.
>> Mách mẹ 10 bài tập phát triển trí não cho trẻ sơ sinh tối ưu
2. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người?
Để cải thiện tình trạng trẻ vừa khóc vừa vặn người, mẹ có thể áp dụng các cách gợi ý sau đây:
- Chọn sữa dễ tiêu hóa cho trẻ: Trong giai đoạn sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn chỉnh, bổ dưỡng nhất cho trẻ. Vì thế, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời. Trường hợp trẻ uống sữa công thức thì mẹ chọn sữa có thành phần dễ tiêu hóa, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ dưỡng chất, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến con thường xuyên quấy khóc.
Sữa Friso® Gold – Đồng hành cùng bé yêu tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt
Với sữa Friso® Gold, bé yêu tiêu hóa khỏe, hấp thu dưỡng chất dễ dàng và hạn chế rối loạn tiêu hóa nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Đồng thời, trẻ còn có giấc ngủ ngon, êm bụng nhờ nguồn sữa mát chứa đạm dễ tiêu. Cùng với vị sữa thanh nhạt, dễ hạp vị bé nhờ công thức không chứa đường sucrose. Sữa Friso® Gold chứa đạm mềm tự nhiên, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, hấp thu tốt và hạn chế rối loạn tiêu hóa. >> Mẹ tìm mua sữa Friso® Gold chính hãng cho bé yêu TẠI ĐÂY nhé. |
- Nhẹ nhàng xoa dịu bé: Khi thấy con khóc, vặn mình, mẹ nên bình tĩnh và nhẹ nhàng xoa dịu bằng cách ôm ấp, âu yếm trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên nói chuyện, an ủi để trẻ có cảm giác an toàn và thoải mái hơn.
- Áp dụng các biện pháp giảm trào ngược ở trẻ: Để giảm trào ngược ở trẻ, mẹ nên chia nhỏ các cữ sữa trong ngày cho trẻ uống. Đồng thời, sau khi trẻ bú xong, mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ và cho con nằm trong tư thế đầu cao hơn mặt giường khoảng 30 độ.
- Những cách khác: Mẹ nên thay bỉm, quần áo thoáng mát để con cảm thấy thoải mái, giảm quấy khóc. Đồng thời, mẹ nên đảm bảo môi trường ngủ của con dễ chịu giúp trẻ có giấc ngủ ngon.
3. Lưu ý gì khi chăm sóc em bé khóc ưỡn người?
Khi chăm sóc trẻ khóc ưỡn người, mẹ nên thường xuyên theo dõi con. Nếu bé có các dấu hiệu bất thường và đã áp dụng những giải pháp trên nhưng không cải thiện, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, mẹ lưu ý không áp dụng mẹo dân gian hay tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Khi con có tình trạng khóc, ưỡn người, mẹ nên lưu ý theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có dấu hiệu bất thường.
Sau khi tìm hiểu bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã bớt lo lắng và có giải pháp cho tình trạng trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người. Hy vọng qua đây có thể góp phần giúp mẹ có thêm kiến thức hữu ích cho hành trình nuôi con khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhé!