Trẻ em béo phì: Nguyên nhân, hệ quả và cách khắc phục
Tác giả: Huỳnh Uyên
Hiện nay, tình trạng trẻ béo phì đang trở thành thách thức ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của các bé.
Trẻ em béo phì chủ yếu xuất hiện ở các quốc gia phát triển và đang phát triển với nhiều hệ quả khôn lường
Nhiều mẹ lo ngại sữa là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân của trẻ. Tuy nhiên, trong sữa vốn chứa nhiều dưỡng chất góp phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, mẹ có thể chọn các dòng sữa loại sữa dành cho…
1. Cảnh báo về tình trạng trẻ bị béo phì tại Việt Nam
Tại hội nghị khoa học An toàn thực phẩm và an ninh lương thực do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành đoàn TP.HCM được tổ chức vào 12/2020, số lượng trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam đang tăng lên gấp 10 lần từ năm 1976 đến nay. Chỉ riêng TP.HCM có đến 41,4% học sinh bị thừa cân, béo phì.
Đây là con số đáng báo động bởi theo các chuyên gia, sự gia tăng và trẻ hóa của béo phì cũng như các bệnh lý không lây nhiễm khác sẽ là gánh nặng y tế, kinh tế – xã hội. Đối với trẻ em, tình trạng này sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực về sau nếu không được điều trị đúng cách. Vì thế, bố mẹ cần chú ý quan sát trẻ và khắc phục ngay từ sớm khi bé có các dấu hiệu thừa cân, béo phì.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc…
2. Làm sao để biết bé có bị béo phì hay không?
Béo phì là tình trạng mỡ trong cơ thể tích lũy quá mức cần thiết gây tổn hại cho sức khỏe. Để biết bé có bị béo phì không, chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) sẽ được tính.
Công thức tính chỉ số BMI:
BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)]2
Kết quả cho thấy bé bị béo phì khi:
<5 tuổi | WHO | 5-19 tuổi |
>+2SD | Thừa cân | >+1SD |
>+3SD | Béo phì | >+2SD |
<-2SD | Nhẹ cân | <-2SD |
Bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế có khoa nhi để xác định bé có đang bị thừa cân, béo phì không
3. Vì sao trẻ béo phì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì. Hệ thống y tế dành cho trẻ em phi lợi nhuận KidsHealth cho biết, các nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ có thể chia thành 3 nhóm, bao gồm:
3.1. Chế độ ăn uống và lối sống
Với cuộc sống bận rộn hiện nay, không ít bố mẹ đã cho con thường xuyên ăn thức ăn nhanh như hamburger, gà rán, khoai tây chiên… Đây đều là những thức ăn nhiều dầu mỡ, có hàm lượng chất béo xấu cao.
Thêm vào đó, trẻ em ngày dành nhiều thời gian chơi với các thiết bị điện tử hơn là tích cực chơi bên ngoài. Trẻ xem TV hơn 4 giờ mỗi ngày có nhiều khả năng bị thừa cân hơn so với trẻ xem 2 giờ hoặc ít hơn.
3.2. Hoạt động thể chất
Trẻ tập thể dục đều đặn giúp đốt cháy mỡ thừa và nâng cao sự dẻo dai, bền bỉ cho cơ thể. Thế nhưng nhiều trẻ em trốn tránh việc hoạt động thể chất, khiến cho lượng mỡ thừa không thể bị đốt cháy.
3.3. Gia đình
Di truyền có thể đóng một vai trò trong việc cân nặng của trẻ. Các gen của chúng ta giúp xác định loại cơ thể và cách cơ thể lưu trữ và đốt cháy chất béo. Vì thế, đôi lúc bạn có thể thấy nhiều gia đình có các thành viên trông tròn trịa trong khi một số khác thì các thành viên lại khá gầy dù có lượng tiêu thụ thực phẩm như nhau.
Ngoài ra, những người trong cùng một gia đình có xu hướng ăn uống giống nhau. Do đó khả năng thừa cân béo phì của trẻ sẽ tăng lên nếu một hoặc cả cha và mẹ đều thừa cân hoặc béo phì.
Trẻ có nguy cơ béo phì nếu gia đình có chế độ ăn không lành mạnh
4. Hệ quả khi trẻ em béo phì
Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), trẻ bị béo phì dễ gặp các vấn đề như:
- Huyết áp cao và cholesterol cao, đây đều là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
- Tăng nguy cơ rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2.
- Các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn và ngưng thở khi ngủ.
- Các vấn đề về khớp và khó chịu về cơ xương khớp.
- Bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi mật và trào ngược dạ dày – thực quản (ợ chua).
- Các vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm.
- Các vấn đề xã hội như bắt nạt và kỳ thị.
Không những thế, bé còn gặp nhiều rủi ro sức khỏe trong tương lai:
- Trẻ em bị béo phì có nhiều khả năng trở thành người lớn bị béo phì. Béo phì ở người trưởng thành có liên quan đến tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng bao gồm bệnh tim, tiểu đường loại 2 và ung thư.
- Nếu trẻ em bị béo phì, các yếu tố nguy cơ mắc bệnh và béo phì ở tuổi trưởng thành có thể trầm trọng hơn.
Trẻ vẫn có thể có nguy cơ xuất hiện bệnh tim nếu bị béo phì
-
5. Trẻ em béo phì được điều trị như thế nào?
Để khắc phục tình trạng trẻ béo phì, bố mẹ cần:
5.1. Điều chỉnh chế độ ăn
Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong việc điều trị trẻ bị béo phì. Do cơ thể đang lớn nên bố mẹ không thể “cắt” khẩu phần ăn của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ chỉ hạn chế thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và cho trẻ ăn hạn chế tinh bột. Miễn sao trong những tháng đầu điều chỉnh chế độ ăn, trẻ không tăng cân hoặc tăng <0,5kg/ tháng là ổn. Mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, cũng như những loại thực phẩm bổ sung để giúp bé có chế độ ăn nhiều dinh dưỡng hơn.
5.2. Tập thể thao
Để trẻ có thể kiên trì luyện tập, bố mẹ nên cho bé tập những môn thể thao nhẹ nhàng và phù hợp với sở thích của trẻ. Tuy nhiên, dù chọn bất kỳ môn thể thao nào thì cũng hãy đảm bảo bé tập đều đặn khoảng 60 phút/ ngày.
5.3. Tâm lý liệu pháp
Những trẻ béo phì bị bắt nạt, trêu chọc có thể tiêu thụ nhiều thức ăn hơn. Đối với một số trường hợp béo phì mức độ nặng, bác sĩ dinh dưỡng có thể cân nhắc chuyển trẻ đến các nhà tâm lý liệu pháp.
5.4. Thuốc điều trị
Trong một số trường hợp, bé có thể bị béo phì do bệnh lý. Lúc này tùy theo từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hoặc lên phác đồ điều trị phù hợp.
Chơi thể thao là giải pháp điều trị và ngăn ngừa trẻ em béo phì hiệu quả
6. Phòng tránh tình trạng béo phì ở trẻ em như thế nào?
Nếu trẻ chỉ mới hơi thừa cân nhưng để ngăn chặn nguy cơ trẻ béo phì, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Hãy chủ động thực hiện chế độ ăn lành mạnh để làm gương cho bé.
- Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, sữa chua ít béo, ngũ cốc…
- Đừng nản lòng nếu con bạn không thích một món ăn mới ngay lập tức. Thường phải tiếp xúc nhiều lần với một loại thực phẩm để được chấp nhận.
- Đảm bảo con bạn ngủ đủ giấc. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ quá ít có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Thiếu ngủ có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn.
Trẻ em béo phì không hiếm nhưng để lại nhiều hệ quả tiêu cực cho sức khỏe của bé về sau. Vì thế ngay từ hôm nay, bố mẹ hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của cả gia đình, đồng thời khuyến khích bé tập luyện thể thao để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng bé bị béo phì.