Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có sao không? Làm sao cải thiện?

Tác giả: Đồng Nguyễn

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, khóc thét ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của cả bé và người xung quanh. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé. Vậy làm cách nào giúp trẻ sơ sinh ngủ không giật mình? Mời mẹ cùng tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay bị giật mình khi ngủ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng em bé sơ sinh ngủ hay giật mình như vấn đề sinh lý, bệnh lý, môi trường bên ngoài,… Cụ thể là:

1.1 Nguyên nhân sinh lý

Dưới đây là một số vấn đề về sinh lý có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như:

  • Do phản xạ tự nhiên: Khi vừa sinh ra, trẻ chưa thể thích nghi ngay với nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh và không khí của môi trường bên ngoài bụng mẹ. Điều này khiến con cảm thấy bất an, từ đó hình thành nên các phản xạ tự nhiên (giật mình, vặn người, rặn è è, khóc thét,…) nhằm bảo vệ bản thân. Những phản xạ này cho thấy trẻ đang phát triển khỏe mạnh và có hệ thần kinh nhạy bén. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng, thông thường các phản xạ tự nhiên này sẽ biến mất khi trẻ ở 3 – 6 tháng tuổi.
  • Tiếng động, ánh sáng mạnh: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Nếu môi trường xuất hiện các kích thích mạnh như tiếng động lớn, ánh sáng mạnh,… thì trẻ sẽ giật mình, cảm thấy khó chịu và thức giấc.
  • Trẻ đói bụng hoặc bú quá no: Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh khác với người trưởng thành. Trước khi đi ngủ, nếu mẹ cho bé bú quá ít hoặc quá nhiều sẽ khiến dạ dày khó chịu (đói hoặc khó tiêu, chướng bụng), từ đó có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ.

>> Tham khảo: Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng tuổi và cân nặng

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Khi gặp phải các bệnh lý như tim mạch, hạ canxi, vàng da, viêm họng, trào ngược dạ dày, sốt, cảm,… cơ thể trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, suy nhược,… Từ đó con không thể ngủ ngon giấc và hay bị giật mình, quấy khóc vào ban đêm.

1.3 Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân trên, trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình còn có thể do môi trường ngủ của bé không sạch sẽ, nhiệt độ phòng không phù hợp (quá lạnh hoặc quá nóng), sinh hoạt không điều độ (ngủ nhiều vào ban ngày), tã bị ướt (đi nặng),…

trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ thông thường sẽ kết thúc khi trẻ đã thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. 

>> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ và cách cải thiện

2. Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có nguy hiểm không?

Giật mình, khóc thét là những phản ứng tự nhiên bảo vệ trẻ khi có sự thay đổi đột ngột về thăng bằng của cơ thể hoặc những kích thích (tiếng động lớn, ánh sáng mạnh,…). Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể để lại nhiều tác hại cho trẻ như:

  • Giảm khả năng nhận thức: Não bộ của trẻ sơ sinh còn non nớt và chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, trẻ dễ bị yếu tố bên ngoài tác động (tiếng động, tiếng ồn, ánh sáng,…) ảnh hưởng đến giấc ngủ và có thể khiến não bộ trẻ tổn thương. Những tổn thương này có thể khiến trẻ suy giảm khả năng nhận thức, chú ý, kiểm soát cảm xúc, rối loạn não bộ,…
  • Chậm phát triển thể chất: Giấc ngủ là một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển thể chất vượt trội. Trong trường hợp, trẻ ngủ ngon, sâu giấc, cơ thể sẽ kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao gấp 4 – 5 lần bình thường giúp trẻ phát triển cân nặng và chiều cao đều đặn. Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình, chất lượng giấc ngủ giảm thì lượng hormone tiết ra ít hơn, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
  • Tăng nguy cơ bị ngưng thở: Ngủ giật mình thường xuyên khiến trẻ bị thiếu ngủ, cơ thể khó chịu và quấy khóc hàng đêm. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, gây khó thở, thậm chí là không thể thở được.

Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh đang ngủ giật mình khóc thét thường xuyên thì phụ huynh nên sớm đưa bé đến thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.

3. Cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon không giật mình

Để bé sơ sinh hạn chế tình trạng ngủ hay giật mình, quấy khóc,vặn mình,… từ đó giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn. Các mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

3.1 Tạo không gian ngủ yên tĩnh

Môi trường xung quanh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ngủ của trẻ. Vì thế, cách đặt trẻ sơ sinh ngủ không giật mình là để trẻ trong không gian yên tĩnh kết hợp với ánh sáng đèn vừa phải, ấm áp giúp con cảm thấy an tâm và đi vào giấc ngủ dễ dàng.

3.2 Thường xuyên thay tã cho bé

Cơ thể khô ráo, sạch sẽ sẽ giúp con thoải mái hơn trong suốt quá trình ngủ. Vì vậy, buổi tối mẹ nên kiểm tra và thay tã cho bé thường xuyên giúp hạn chế trường hợp con thức giấc do tã ướt. Lưu ý, mẹ nên chọn các loại tã mềm, mịn, thấm hút tốt, quần áo ngủ cần rộng rãi, thoải mái. Cùng với đó, động tác thay tã cần nhẹ nhàng, nhanh chóng để trẻ có thể không bị đánh thức.

trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét

Kiểm tra tã trẻ thường xuyên là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không bị giật mình. 

3.3 Quấn khăn cho bé khi ngủ

Đây là cách hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình mà mẹ có thể áp dụng dễ dàng và hiệu quả. Việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp con cảm thấy an toàn như trong vòng tay của mẹ, giảm các cử động tay chân, nhờ đó bé giảm được việc bị giật mình, vặn người hoặc quấy khóc vào ban đêm.

>> Hướng dẫn mẹ cách quấn khăn cho bé ngủ ngon, không giật mình

3.4 Tập cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ

Điều này giúp trẻ hạn chế được tình trạng ngủ nhiều vào ban ngày, từ đó giúp ban đêm con ngủ sâu giấc và tốt hơn. Cụ thể là, đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, thời gian ngủ tối thiểu là 20 tiếng/ngày, mỗi ngày chia ra nhiều giấc (2 – 3 tiếng/giấc). Khi trẻ lớn hơn, mẹ có thể phân định thời gian ngủ cụ thể vào buổi trưa và tối giúp con hình thành đồng hồ sinh học tốt.

3.5 Tránh ru ngủ trẻ trên tay

Việc ru ngủ trên tay sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, tuy nhiên nếu đặt trẻ xuống giường con sẽ dễ dàng bị đánh thức, đồng thời về lâu dài sẽ tạo cho con thói quen ỷ lại (không thể ngủ khi không có người ru trên tay). Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, ngay từ đầu khi trẻ buồn ngủ hoặc đến giờ ngủ, mẹ nên đặt con lên giường và bắt đầu ru ngủ.

bé sơ sinh ngủ hay giật mình

Việc đặt trẻ lên giường sẽ giúp con hình thành thói quen tự ngủ, không lệ thuộc vào ba mẹ. 

3.6 Khuyến khích trẻ vận động

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể tập cho con các bài tập nhẹ nhàng như nắm hai chân trẻ và chuyển động như đang lái xe đạp hoặc tập tummy time (cho bé nằm sấp để tập ngóc đầu). Khi trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho con thử các hoạt động giải trí khác như ca hát, vẽ tranh, đọc truyện,… Đây là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ không giật mình, vừa giúp con phát triển thể chất và tăng cường sức khỏe hiệu quả.

Trên đây là các thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình từ nguyên nhân đến các biện pháp. Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh ngủ giật mình liên tục còn có thể xuất phát từ nguyên nhân do hệ tiêu hóa bị rối loạn. Do đó, để bé yêu êm giấc và có chiếc bụng nhỏ khỏe mạnh, mẹ nên chọn loại sữa có đạm mềm dễ tiêu hóa, hương vị thanh nhạt và dễ uống. Gợi ý đến mẹ dòng sữa Friso Gold với những ưu điểm nổi trội hỗ trợ trẻ có hệ tiêu hóa tốt hơn.

Theo đó, Friso Gold giúp trẻ êm bụng, ngủ sâu giấc, giảm thiểu tình trạng quấy khóc đêm giúp mẹ an tâm nhờ cấu trúc đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, ít bị biến tính. Cùng với đó, khi sử dụng sữa Friso Gold trẻ tiêu hóa và hấp thu dễ dàng, ngăn ngừa tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu,… bởi sản phẩm được ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, dễ tiêu. Đặc biệt, Friso Gold còn có vị thanh nhạt tự nhiên, hợp khẩu vị trẻ nhờ không chứa đường sucrose, từ đó giúp con dễ dàng làm quen với sữa.

cách đặt trẻ sơ sinh ngủ không giật mình

Sữa Friso Gold nổi bật với đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên giúp trẻ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt dưỡng chất. 

Mẹ có thể đặt mua sản phẩm Friso Gold chính hãng TẠI ĐÂY để có được mức giá tốt nhất.

Xem thêm