Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh mỗi ngày bao nhiêu là đủ?
Tác giả: Đồng Nguyễn
Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển ổn định của trẻ. Vậy nên, cha mẹ cần nắm rõ bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh để có cách chăm sóc thích hợp nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!
1. Vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh
Giấc ngủ giúp bé sơ sinh phát triển trí não mạnh mẽ vì giấc ngủ ngon, ngủ sâu có thể tạo ra hơn 80% tế bào não bộ. Qua đó, trẻ sẽ thông minh và ghi nhớ tốt hơn. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn mang lại nhiều lợi ích khác cho bé như:
- Cải thiện chiều cao nhanh chóng.
- Giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu.
- Bé sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh để phòng ngừa bệnh vặt hiệu quả.
2. Thời gian thức, ngủ của trẻ sơ sinh
Một chu kỳ ngủ của bé sơ sinh diễn ra trong khoảng 50 phút thay vì 90 – 100 phút như người lớn và bao gồm 5 giai đoạn cơ bản:
- Giai đoạn 1: Trẻ bắt đầu buồn ngủ với các dấu hiệu quấy khóc, ngáp, chớp mắt liên tục, mắt lim dim…
- Giai đoạn 2: Trẻ chìm vào giấc ngủ REM. Lúc này, mẹ có thể thấy con đôi lúc giật mình, vặn mình đột ngột, mắt chuyển động nhanh, ngưng thở 5 – 10 giây rồi bất ngờ thở nhanh 50 – 60 lần/phút trong khoảng 10 – 15 giây.
- Giai đoạn 3: Trẻ thở nhẹ nhàng, đều nhịp.
- Giai đoạn 4 và 5: Trẻ chìm vào giấc ngủ sâu NON-REM (hay nREM), không cử động tay – chân và khó đánh thức.
Phân biệt giấc ngủ REM và nREM ở trẻ sơ sinh
REM (viết tắt của: Rapid Eye Movement – Giấc ngủ hoạt động) là giai đoạn cơ thể nằm giữa trạng thái thức, buồn ngủ và ngủ; hoặc đang trong giai đoạn ngủ không sâu. Còn nREM (hay NON-REM – Giấc ngủ im lặng) là giai đoạn cơ thể chìm trong giấc ngủ sâu với những biểu hiện nổi bật là nhiệt độ cơ thể giảm, nhịp thở chậm lại và khó đánh thức. |
Sau khi kết thúc các chu kỳ ngủ kể trên, trẻ sẽ dần thức dậy. Quá trình tỉnh giấc của bé gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn thức tỉnh yên lặng: Trẻ từ từ mở mắt, quan sát và lắng nghe xung quanh. Lúc này, mẹ nhận thấy trẻ tập trung nhìn vào một vật nào đó mà không chớp mắt.
- Giai đoạn khóc: Trẻ đột ngột khóc to, vặn mình. Ở thời điểm này, mẹ nên bế con vào lòng và trấn an bằng cách xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng, sau đó cho bé uống sữa.
Sau khi hoàn thành chu kỳ ngủ REM và nREM, trẻ sơ sinh sẽ tỉnh giấc sau 2 giai đoạn “thức tỉnh”.
3. Bảng thời gian ngủ của bé sơ sinh theo từng tháng
Câu trả lời trẻ ngủ bao nhiêu là đủ thay đổi theo mỗi độ tuổi. Dưới đây là bảng thời gian thức, ngủ của trẻ sơ sinh cho cha mẹ tham khảo:
Độ tuổi | Tổng thời gian ngủ | Thời gian ngủ ban đêm | Thời gian ngủ ban ngày | Số giấc ngủ ngắn ban ngày |
0 – 2 tháng | 15 – 16 tiếng | 8 – 9 tiếng | 7 – 8 tiếng | 3 – 5 giấc |
3 – 5 tháng | 14 – 16 tiếng | 8 – 9 tiếng | 4 – 6 tiếng | 3 – 4 giấc |
6 – 8 tháng | 14 tiếng | 10 – 11 tiếng | 3 – 4 tiếng | 2 – 3 giấc |
9 – 12 tháng | 14 tiếng | 10 – 11 tiếng | 3 – 4 tiếng | 2 giấc |
1.5 tuổi | 13 tiếng 30 phút | 11 tiếng | 2 tiếng 30 phút | 2 giấc |
2 tuổi | 13 tiếng | 11 tiếng | 2 tiếng | 2 giấc |
3 tuổi | 12 tiếng | 10 tiếng 30 phút | 1 tiếng 30 phút | 2 giấc |
4 – 6 tuổi | 10 – 12 tiếng | 11 tiếng | Giấc ngủ trưa ngắn hoặc không ngủ trưa | 1 – 2 giấc |
6 – 12 tuổi | 10 – 11 tiếng | 10 tiếng | Giấc ngủ trưa ngắn hoặc không ngủ trưa | 1 – 2 giấc |
4. Đặc điểm giờ giấc ngủ của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn
Giờ ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở mỗi thời điểm có sự khác biệt nhất định. Cụ thể:
4.1 Trẻ 0 – 2 tháng tuổi
Đây là thời điểm trẻ sơ sinh bắt đầu làm quen với môi trường sống mới nên chưa phân biệt rõ ngày – đêm, ngủ không sâu giấc và thức dậy 10 – 14 lần/ngày để uống sữa mẹ. Theo đó, trung bình thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi là 15 – 16 tiếng, 2 – 3 tiếng/giấc nên mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi vì thức đêm liên tục trong thời gian này.
4.2 Bé 3 – 5 tháng tuổi
Khác với thời gian ngủ của trẻ 1 tháng tuổi, trẻ 3 – 5 tháng bắt đầu thức nhiều hơn vào ban ngày và ngủ xuyên đêm, không đòi bú và tổng thời gian ngủ nằm trong khoảng 14 – 16 tiếng. Ngoài ra, nếu mẹ nhận thấy bé quấy khóc, khó ngủ, hay giật mình… vào ban đêm mà không rõ nguyên do thì có khả năng con bước vào tuần khủng hoảng (Wonder Week).
Bé 3 – 5 tháng tuổi bắt đầu quen với việc ngủ sâu giấc vào ban đêm thay vì thường xuyên dậy bú đêm như trước.
4.3 Trẻ 6 – 8 tháng tuổi
Số giờ ngủ của trẻ sơ sinh 6 – 8 tháng tuổi rơi vào khoảng 14 tiếng, bao gồm 10 – 11 tiếng ngủ sâu vào ban đêm và 3 – 4 tiếng ngủ trưa. Lúc này, mẹ không cần phải gọi con dậy cho bú đêm như trước nếu không có chỉ định bác sĩ. Thêm vào đó, đây cũng là khoảng thời gian diễn ra Wonder Weeks nên đôi lúc con sẽ cảm thấy tủi thân, dễ cáu gắt nếu rời xa vòng tay cha mẹ.
>> Có thể bạn quan tâm: Gợi ý cho mẹ cách giãn cữ bú đêm cho trẻ sơ sinh
4.4 Bé 9 – 12 tháng tuổi
Nhiều trẻ ở giai đoạn 9 – 12 tháng có thể tự ngủ ngon giấc suốt đêm mà không cần nằm cạnh cha mẹ. Thời gian thức ngủ của trẻ sơ sinh 9 – 12 tháng là ngủ liên tục 10 – 11 tiếng ban đêm và ngủ 2 giấc ngủ ngắn 3 – 4 tiếng/giấc ban ngày. Bên cạnh đó, 9 – 12 tháng tuổi là khoảng thời gian tiếp tục xuất hiện Wonder Weeks nên phụ huynh hãy dành nhiều thời gian bên cạnh giúp con phát triển tốt nhất.
5. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé sơ sinh
Giấc ngủ của bé sơ sinh dễ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như:
- Trẻ đang gặp vấn đề tiêu hóa: Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý hoặc trẻ đang sử dụng sữa công thức bị xử lý nhiệt nhiều lần thì bé dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa (như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…). Điều này tác động không tốt đến chất lượng giấc ngủ, cụ thể là khiến trẻ khó chịu, ngủ không ngon.
- Sự thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh: Bé sơ sinh rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sống quanh mình. Cụ thể, khi nhiệt độ phòng quá nóng/quá lạnh, ánh sáng đèn quá mạnh, có nhiều tiếng ồn… trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ và dễ giật mình.
- Ảnh hưởng từ gia đình: Nếu trong giai đoạn mang thai, mẹ thường xuyên khó ngủ hoặc bị trầm cảm thì tương tự, trẻ sơ sinh cũng có khả năng gặp hiện tượng khó ngủ sâu giấc.
- Thói quen ngủ không tốt: Một số thói quen trong ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Chẳng hạn như đùa giỡn nhiều trước khi đi ngủ, ngủ trưa quá nhiều, bị phụ thuộc vào các dụng cụ hỗ trợ (như phải có nôi điện, bồng bế hoặc võng thì trẻ mới ngủ được)…
- Trẻ đang bị bệnh: Không chỉ rối loạn tiêu hóa, nếu trẻ mắc những bệnh lý như béo phì, còi xương, trầm cảm, viêm tai giữa… thì cũng có nguy cơ gặp vấn đề về giấc ngủ.
>> Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có sao không? Làm sao cải thiện?
6. Bí quyết giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc hơn
Như mẹ đã biết, giấc ngủ giữ vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Do vậy, để trẻ ngủ ngon và ngủ sâu giấc, cha mẹ có thể thử áp dụng những giải pháp hữu ích sau:
Xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học:
Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh. Vì thế, phụ huynh nên ưu tiên cho trẻ dùng sữa mẹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Trong trường hợp dùng sữa công thức, cha mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có công thức êm dịu với hệ tiêu hóa và cấu trúc đạm sữa mềm, nhỏ nhằm giảm bớt tình trạng táo bón, đầy hơi.
Nếu chưa tìm được sản phẩm ưng ý, phụ huynh có thể tham khảo Friso Gold và Friso Gold Pro đến từ thương hiệu FrieslandCampina với hơn 150 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất sữa.
Với Friso Gold, mẹ nhận thấy trẻ uống sữa sẽ êm bụng, êm giấc và ngủ ngon hơn nhờ thành phần đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên. Đồng thời, con cũng dễ dàng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất trọn vẹn nên ít gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Đặc biệt, trẻ làm quen sữa Friso Gold nhanh chóng vì vị sữa thanh nhạt, không thêm đường sucrose.
> Cha mẹ đặt mua Friso Gold chính hãng tại đây nhé!
Có Friso Gold với đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, trẻ sẽ tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt và tăng trưởng đạt đà tiêu chuẩn mà không bị đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Còn với Friso Gold Pro, trẻ êm bụng, ngủ sâu giấc nhờ thừa hưởng các đặc tính nổi bật từ Friso Gold như đạm sữa mềm nhỏ và hương vị thanh nhạt. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ tăng cường lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh. Nhờ đó đó hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa ốm vặt hiệu quả và ngủ ngon.
> Cha mẹ có thể đặt mua Friso Gold Pro tại đây!
Trẻ được nâng cao sức đề kháng đường ruột tự nhiên để phòng ngừa ốm vặt, ăn ngon, ngủ ngon nhờ có hệ dưỡng chất BioPro+ trong Friso Gold Pro.
Duy trì các thói quen trước khi ngủ
Trẻ sơ sinh chưa thể tự phân biệt ngày – đêm nên có thể ngủ nhiều hơn vào ban ngày và quấy khóc vào ban đêm làm cha mẹ mệt mỏi. Do đó, cách thay đổi giờ ngủ của trẻ sơ sinh hiệu quả là cha mẹ hãy duy trì đều đặn các thói quen trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc, massage nhẹ nhàng, tắm nước ấm… Qua đó vừa nhắc nhở con rằng đã đến lúc đi ngủ, vừa mang lại cảm giác thoải mái để trẻ dễ vào giấc hơn.
Chuẩn bị không gian phòng ngủ yên tĩnh
Để trẻ ngủ ngon giấc, mẹ nên chuẩn bị không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát với nhiệt độ ấm áp vừa phải, ánh sáng mờ và hạn chế âm thanh xung quanh tối đa. Bên cạnh đó, mẹ không nên đặt nhiều đồ chơi của con ở khu vực ngủ nhằm bảo đảm không gian thoải mái nhất có thể.
Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm
Từ tuần tuổi thứ 2 trở đi, cha mẹ hãy thử áp dụng một số cách điều chỉnh giờ ngủ cho trẻ sơ sinh hữu ích như cho trẻ vui chơi thỏa thích vào ban ngày, hạn chế tiếng ồn vào thời gian bé ngủ, giảm bớt ánh sáng phòng… Nhờ đó, con có thể ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm, tạo điều kiện tăng trưởng thể chất và phát triển trí não thuận lợi và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người xung quanh.
Trẻ biết phân biệt ngày – đêm sẽ ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm và tỉnh dậy dễ dàng sau giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Mang quần áo thoải mái, thoáng khí
Để giúp trẻ vào giấc ngủ dễ dàng, trước khi đi ngủ, cha mẹ nên cho con tắm nước ấm, massage thân thể nhẹ nhàng và thay quần áo ngủ thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Điều này giúp cơ thể và tâm trí thư giãn, từ đó ngủ ngon giấc hơn.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Khi đã thử tất cả phương pháp đã đề cập ở trên nhưng trẻ vẫn chưa thể ngủ ngon giấc thì cách tốt nhất là đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành những bài kiểm tra cần thiết để tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc thích hợp nhất.
Với những chia sẻ trong bài viết, mong rằng cha mẹ đã hiểu rõ bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn. Từ đó, phụ huynh có hành trang kiến thức cơ bản và sẵn sàng đồng hành cùng con trong hành trình phát triển đầy thú vị sắp tới.